Bắc Giang lên phương án tiêu thụ vải thiều trong đại dịch

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến vẫn hết sức phức tạp tại tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh này đã lên kế hoạch tiêu thụ vải thiều trong tình hình mới.

Năm 2021, diện tích vải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng khoảng 15.000 tấn so với năm 2020), trong đó: Diện tích vải sớm 6.050 ha, sản lượng 45.000 tấn; vải chính vụ 22.050 ha, sản lượng ước đạt 135.000 tấn; thời gian thu hoạch bắt đầu từ khoảng 20/5/2021 đến 20/7/2021 (vải chín sớm bắt đầu thu hoạch từ 20/5; vải thiều chính vụ từ 10/6).

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ quả vải thiều. Để tiêu thụ vải thiểu năm 2021 đạt kết quả tốt, UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng Kế hoạch tiêu thụ vải thiều trong tình hình dịch bệnh Covid-19.

Các vùng vải tập trung tại hai huyện Tân Yên, Lục Ngạn khẳng định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng tốt, an toàn dịch bệnh, không bị nhiễm Covid-19, được người tiêu dùng trong và ngoài nước yên tâm sử dụng.

{keywords}
 

Tỉnh Bắc Giang đã làm việc với các đối tác và đã chuẩn bị sẵn 3 kịch bản tiêu thụ vải. Trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, sản lượng vải thiều được tiêu thụ 50% trong nước, khoảng 90.000 tấn; 50% xuất khẩu, khoảng 90.000 tấn.

Với thị trường xuất khẩu, dự kiến sản lượng tiêu thụ xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu sau: Trung Quốc, Nhật, Úc, EU, Mỹ, Thái Lan, Singapore…: 90.000 tấn.

UBND tỉnh cũng đặt ra kịch bản thứ hai, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát. Khi đó, sản lượng vải thiều được tiêu thụ 70% trong nước, khoảng 130.000 tấn; 30% xuất khẩu, khoảng 50.000 tấn. Dự kiến sản lượng tiêu thụ xuất khẩu khoảng 50.000 tấn vào các thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Nhật, Úc, EU, Mỹ, Thái Lan, Singapore,….

Với kịch bản thứ ba, dịch Covid 19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu nhỏ giọt, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa. Bắc Giang đặt mục tiêu tập trung mọi nguồn lực, cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc hỗ trợ, giúp người dân từ công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều. Khi đó, sản lượng vải thiều chủ yếu được tiêu thụ trong nước, chiếm 90%, tương đương khoảng 160.000 tấn; xuất khẩu 10%, khoảng 20.000 tấn.

Kế hoạch cụ thể của từng thị trường trong kịch bản thứ ba, tại thị trường trong nước, kênh tiêu thụ tại các chợ đầu mối: Thủ Đức, Bình Điền(TP HCM); Dầu Giây (Đồng Nai); Bắc Thăng Long, Phùng Khoang, Long Biên (Hà Nội); Hòa Cường (Đà Nẵng);… dự kiến tiêu thụ khoảng 60.000 tấn, và trở thành kênh tiêu thụ chính.

Các Tập đoàn phân phối có các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như: Big C, GO, Lan Chi, Vinmart&Vinmart+, MM Mega MarKet, Aoen, Lotte, Coo.mart, Co.opFood, Intimex, Fivimart và Citimart, Vincom … dự kiến tiêu thụ khoảng 25.000 tấn.

Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu  dự kiến tiêu thụ khoảng 30.000 tấn. Ngoài ra, các chợ truyền thống, tiểu thương, xe cóc, điểm cân nhỏ phục vụ cho tiêu thụ lưu động dự kiến tiêu thụ khoảng 15.000 tấn.

Sản lượng vải chế biến sấy và chế biến khác, dự kiến tiêu thụ khoảng 28.000 tấn. Hiện nay, số lượng lò sấy trên địa bàn các huyện khoảng 600 lò, tập trung chủ yếu tại địa bàn huyện Lục Ngạn, Lục Nam, công suất tối đa đạt khoảng 30.000 tấn.

Đáng chú ý, sản lượng tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng online dự kiến giúp bà con nông dân tiêu thụ khoảng 2.000 tấn.

Cũng với kịch bản dịch bệnh ảnh hưởng toàn diện, UBND tỉnh Bắc Giang dự kiến chỉ xuất khẩu được 20.000 tấn vải, thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm: Trung Quốc, Nhật, Úc, EU, Mỹ, Thái Lan, Singapore,…

Tuân Nguyễn

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?