Anh nông dân làm giàu từ nghề... nuôi ruồi lính đen

Sau nhiều lần thất bại, anh Phan Xuân Hải (ở Hà Tĩnh) đã mạnh dạn nuôi ruồi lính đen để làm nguồn thức ăn chăn nuôi. Đến nay mô hình này đã đem lại hiệu quả rất lớn bởi chi phí gần như “0 đồng”.

Nguồn thức ăn chăn nuôi vô tận

Sau nhiều lần thất bại đến trắng tay, khiến gia đình lâm cảnh nợ nần chồng chất, ông Phan Xuân Hải (SN 1964), trú tại thôn Bắc Thành, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã mạnh dạn nuôi ruồi đen (hay còn gọi là ruồi lính đen) để tạo nguồn thức ăn cho vật nuôi. Đến nay mô hình này đã đem lại hiệu quả rất lớn bởi chi phí gần như “0 đồng”.

{keywords}
Bình quân mỗi ngày ông Hải thu được từ 500 đến 700 gam trứng ruồi, ngày nhiều thì trên 1kg.

Trao đổi với PV, ông Hải cho biết: “Do thất bại trong chăn nuôi, mà nguyên nhân chính là dịch bệnh, rớt giá, cũng như chi phí thức ăn quá tốn kém khiến gia đình lâm cảnh điêu đứng. Tuy nhiên, từ ngày chuyển sang nuôi ruồi đen, đến nay, mô hình nuôi ruồi lính đen gần như đã giải quyết dứt điểm nỗi lo lắng, sợ hãi vì kinh tế eo hẹp, khó khăn, nợ nần từng đeo bám tôi trong những năm qua”.

Từ những ngăn chuồng lợn bỏ trống do hậu quả từ dịch lợn tả châu Phi năm 2019, khiến 2.720 con lợn bị chết, thiệt hại trên 20 tỷ đồng, ông Hải đã vận dụng làm chỗ nuôi ấu trùng từ ruồi lính đen. Hiện nay, tại trang trại này luôn luôn có sẵn khoảng 50 tấn thức ăn từ ấu trùng để phục vụ vật nuôi như gà, vịt, ngan, cá, lợn...

Để chứng minh đây là nguồn thức ăn ưa thích, bổ dưỡng cho các loại vật nuôi, ông Hải lấy ấu trùng từ ruồi lính đen đổ vào máng. Ngay tức thì gà, vịt, ngan, lợn đổ xô vào, tranh nhau ăn ngon lành.

Theo ông Hải, ấu trùng từ ruồi lính đen không chỉ là thức ăn bổ dưỡng mà còn có tác dụng kháng thể, khả năng chống bệnh rất tốt. Từ khi dùng loại thức ăn này, 3.000 con gà, vịt, ngan không phải tiêm phòng, không hề bị chết hay còi cọc mà phát triển rất nhanh.

{keywords}
Những con lợn còn sót lại sau dịch tả lợn châu Phi nay đã béo tốt, khỏe mạnh nhờ nguồn thức ăn từ... ruồi đen

Chỉ tay vào 12 con lợn còn sót lại sau đợt dịch tả châu Phi, ông Hải cho biết: “Lợn chết hàng loạt, gia đình điêu đứng nên chẳng còn tâm trí nào mà rau cám. Sẵn ấu trùng từ ruồi lính đen nên cho ăn, không ngờ nó khỏe mạnh trở lại và hồi phục rất nhanh. Trong số 10 con lợn nái để làm giống, nay có con đã cân nặng  lên đến 1,4 tạ”.

Cũng theo ông Hải, nếu nuôi riêng bằng thức ăn sạch như bã đậu, ấu trùng ruồi lính đen có thể dùng làm thức ăn cho người vì rất giàu chất đạm và can xi, phù hợp cho những trẻ em còi cọc, chậm lớn.

Hiện tại, bình quân mỗi ngày trang trại của ông Phan Xuân Hải cho ấp khoảng 500 gam trứng ruồi. Sau 2 tuần cho khoảng gần 2 tấn thức ăn chăn nuôi, có thể đáp ứng cho 1000 con lợn thịt.

“Trước đây, thời kỳ cao điểm, mỗi ngày trại lợn của tôi tiêu thụ khoảng 5 tấn thức ăn, tương đương 60 triệu đồng. Chỉ cần xuất muộn 2 ngày là mất cả trăm triệu tiền cám. Còn bây giờ, tôi không còn bận tâm bởi tác động của thị trường, bởi đã giải quyết được khâu thức ăn, giảm tối đa chi phí đầu tư”, ông Hải khẳng định.

Công việc nhàn hạ, chi phí thấp

Ông Hải cho biết, ruồi lính đen có vòng đời từ 45 đến 50 ngày tuổi. Quá trình sinh trưởng qua 4 chu kỳ: Trứng - Ấu trúng - Kén - Ruồi, sau khi đẻ trứng thì chết. Nuôi ruồi lính đen là một công việc rất nhà hạ, chi phí thấp, thức ăn rất dễ kiếm và rẻ, thậm chí là “0 đồng”.

{keywords}
 Ấu trùng ruồi lính đen sau khi nở được 1 ngày tuổi

Cũng theo ông Hải, trứng ruồi được ấp bằng cách cho khoảng 100 gam trứng lên tấm lưới Inox rồi bỏ vào chiếc khay đựng bã đậu nành, cám công nghiệp, cám gạo có độ ẩm khoảng 80%, mục đích là không để trứng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn gây hỏng trứng.

Sau 2 - 3 ngày thì trứng sẽ nở hết, ấu trùng sẽ tự chui xuống ăn bã đậu hoặc cám có sẵn trong khay. Nở xong 2 ngày thì đưa ra chuồng nuôi. Chuồng nuôi ấu trùng rất đơn giản, có thể dùng nền gạch, nền xi măng, hoặc lót bạt, không phải xây dựng cầu kỳ hay đầu tư tốn kém.

Nuôi ấu trùng 10 ngày tiếp theo thì có thể dùng làm thức ăn cho gà, vịt, ngan, cá, chim, lợn. Cứ 100 gam trứng ruồi lính đen có thể cho 3 đến 5 tạ ấu trùng.

“Thức ăn cho ấu trùng là các phụ phẩm, phế thải từ sản phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả hỏng, bã đậu nành, bã bia, bã sắn, các loại xác chết động vật, các loại phân gia súc, gia cầm. Chính vì vậy, ấu trùng ruồi lính đen được xem là chuyên gia dọn dẹp vệ sinh, không gây hại cho người, súc vật”, ông Hải cho biết.

Sau khi ấu trùng trưởng thành, khoảng 15 ngày sau sẽ chuyển sang màu đen rồi hóa kén. Khoảng 1 tuần sau thì nở thành ruồi. Giai đoạn này ruồi không ăn bất kỳ thứ gì, chỉ uống nước từ vòi phun sương và đẻ trứng rồi chết.

Chia sẻ với PV, ông Hải cho biết: “Mỗi ngày gia đình tôi thu được từ 500 đến 700 gam trứng ruồi, ngày nhiều thì trên 1kg. Giá hiện tại trên thị trường 100 gam trứng ruồi lính đen được bán 2 triệu đồng”.

Cũng theo ông Hải, do còn nợ nần nhiều nên gia đình ông không được vay thêm tiền để tái đàn. Số ấu trùng già, dùng không hết, vợ chồng đem trộn với cám, xay ép viên phơi khô đóng bì để dành làm thức ăn cho chính nó.

“Một vòng tròn khép kín, không bỏ phí bất kỳ thứ gì. Ấu trùng dùng cho lợn, gà ăn và ngược lại, phân lợn, gà dùng để nuôi ấu trùng. Thậm chí đem ấu trùng già, ruồi chết, vỏ kén... trộn với cám, xay ép viên phơi khô đóng bì để dành làm thức ăn cho chính nó. Không có cái lợi nào hơn”, ông Hải khẳng định.

{keywords}
Kết hợp nuôi gà để lấy phân làm thức ăn cho ấu trùng

Nói về dự định sắp tới, ông Hải cho biết: “Sẽ duy trì 10 con lợn nái với hy vọng trong thời gian tới sẽ vực dậy trang trại mà ông đã dày công xây dựng. Đồng thời tiến hành thu gom các loại rau, củ, quả hỏng từ các chợ tỉnh, chợ huyện để làm thức ăn cho ấu trùng, giảm tối đa chi phí đầu tư có thể”.

“Mong muốn của tôi là chia sẻ cách làm cho mọi người để hướng đến một môi trường chăn nuôi sạch, không chất bảo quản hay tăng trọng. Hiện tại, có một số người đã đến học tập mô hình để tự tạo nguồn thức ăn cho trang trại của mình”, ông Hải vui vẻ nói.

Ít ai có thể ngờ rằng, mô hình nuôi ruồi lính đen lại có tác dụng lớn, giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn thức ăn vô cùng phong phú, bổ dưỡng, có khả năng kháng thể cho các loài vật nuôi. Đây là một mô hình mới mẻ, một công việc nhàn hạ mà bất cứ trang trại chăn nuôi nào cũng cần áp dụng.

Trao đổi với PV, ông Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Xuyên cho biết, đây là một trong những mô hình làm kinh tế có hiệu quả, tới đây sẽ sản xuất những sản phẩm sạch, khép kín, vừa đảm bảo chất lượng, vừa gắn với bảo vệ môi trường.

Trần Hoàn - Đặng Sơn

Người phụ nữ biến hạt mắc ca khô cứng thành dòng sữa ngọt bùi

Người phụ nữ biến hạt mắc ca khô cứng thành dòng sữa ngọt bùi

Từ hạt mắc ca khô cứng, người phụ nữ ở huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã chế biến thành sữa. Đây là một sản phẩm được mọi người ưa chuộng và là hướng đi mới cho người nông dân ở huyện vùng sâu này.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.