Ai tạo ra những tin đồn ‘siêu xẹt’?

Tin đồn “siêu xẹt” với các VIP của Sacombank, Masan, Techcombank, Eximbank... không chỉ bắt nguồn từ một vài blog, mà còn khơi mào bởi những người thích “tỏ ra nguy hiểm”.

Ai tạo ra những tin đồn ‘siêu xẹt’?

>> Tin đồn ‘siêu xẹt’ hủy hoại kinh tế Việt Nam ra sao?

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang Bảo – Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bản Việt nói, nhiều tin đồn thất thiệt về lãnh đạo ngân hàng được lan truyền nhanh trên mạng do một vài trang blog. “Nhiều người hiếu kỳ vào đây đọc, rồi lại bàn tán trên mạng xã hội làm cho tin đồn lan truyền càng nhanh. Chưa hết, người nọ truyền qua người kia thì thông tin cứ bị méo thêm một chút và tạo ra một thứ lãng xẹt nhưng lại có khắp mọi nơi”, ông Bảo nói.

Chưa hết, chuyên gia này phân tích, lẽ ra người ta sẽ không tin những thứ “siêu xẹt” như vậy, nhất là từ blog nhưng vì có một số sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên hoặc người có tin đồn đi công tác hoặc không có ở Việt Nam nên không thể giải thích và những tin đồn thất thiệt có cơ hội lan rộng.

Ai tạo ra những tin đồn ‘siêu xẹt’?
Chủ tịch Masan gãi đầu khi cứ liên tục bị hỏi về tin đồn "đã bị bắt". Ảnh:Thành Luân

Khi dính tin đồn đã bị bắt, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan ở Mỹ đưa con đi du học; lãnh đạo cấp cao một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cũng dính tin đồn tương tự khi đang ở nước này. Tổng giám đốc của một nhà băng cổ phần cho biết, nhiều người đã kết nối sự kiện bầu Kiên bị bắt với việc ông này có mối quan hệ thân hữu với Chủ tịch Tecchombank Hồ Hùng Anh; rồi lãnh đạo khác ở Techcombank hoặc từng ở đây cũng dính các tin đồn tương tự.

Trong khi đó, ông Quách Mạnh Hào – Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán MB bổ sung thêm một nguồn phát tán tin đồn siêu xẹt là những người người thích buôn chuyện "quan trọng", hay còn gọi là những người “thích tỏ ra nguy hiểm”. Chuyên gia về chứng khoán này phân tích: “Tin đồn vốn là A nhưng khi muốn tỏ ra ‘nguy hiểm’ họ lại sáng tác thêm cái đuôi vào đó, dựa trên các phân tích riêng, tạo ra những thông tin gây sốc để 'buôn' với những người khác”.

Rồi ông này bổ sung, chính những người “thích tỏ ra nguy hiểm” là nguồn phát tán và tạo ra không ít các tin đồn “siêu xẹt” trên thị trường chứ không chỉ riêng những blog mà nhiều người vẫn đề cập.

Ông Nguyễn Quang Bảo, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bản Việt chia sẻ thêm: “Có hôm, anh lái xe mang đến cho tôi một lọ thuốc nhỏ mắt. Khi tôi tỏ ra ngạc nhiên thì anh ấy bảo là giờ đang có dịch đau mắt đỏ nên cần mua sẵn để phòng. Rồi anh ấy giải thích thêm là khi đang đi trên đường thấy người ta xúm đông xúm đỏ mua thuốc nhỏ mắt nên tưởng có dịch đau mắt nên 'làm' mấy lọ để phòng”.

“Cái tâm lý phải mua thuốc nhỏ mắt này chính là cơ chế lan truyền tin đồn ‘siêu xẹt’ diễn ra trên thị trường. Nhiều người chẳng hiểu về thông tin đó nhưng thấy bà con bàn tán, cũng nghe ngóng rồi thêm thắt vào. Kết cục, một thứ thông tin lãng xẹt được tạo ra và lan tràn khắp nơi”, ông Bảo nói.

Làm cách nào chống tin đồn?

Một quan chức cấp cao của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, cách tốt nhất là đưa thông tin xác thực, kịp thời trên các phương tiện truyền thông khi có tin đồn thất thiệt lan đi. Sự xuất hiện của những người dính tin đồn trước báo giới là điều quan trọng để dập tắt tin đồn. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần lên tiếng kịp thời để người dân yên tâm, không bị tác động mà có phản ứng manh động.

“Có thể một số người vẫn tin và đi rút tiền hoặc bán tháo cổ phiếu. Thế nhưng khi phát hiện ra mình đã mất tiền (không được hưởng lãi suất, bán tháo cổ phiếu với giá thấp) bởi các tin đồn thất thiệt, họ sẽ cảnh giác hơn với các tin đồn”, quan chức này nói.

Ai tạo ra những tin đồn ‘siêu xẹt’?
Ít xuất hiện trước công chúng, ông Trầm Bê cũng dính tin đồn

Ông Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán MB cũng cho rằng, sự xuất hiện đúng lúc và giải thích hợp lý của những cá nhân, tổ chức có liên quan là biện pháp cần thiết nhất.

Trong khi đó, bà Phạm Thanh Nga – Phó giám đốc Công ty truyền thông Thiên Ngân cho rằng, những người tung ra tin đồn đều có những mục đích nhất định. Do vậy, cần phân tích rõ việc tung ra tin đồn đó nhắm vào ai để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Tổng giám đốc một nhà băng lớn tại TP HCM bổ sung: “Cần phải có chế tài thật nghiêm đối với những người cố tình tung tin gây rối an ninh tài chính tiền tệ trong bối cảnh hiện nay”.

HOÀNG LY

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.