Hậu COVID-19, Việt Nam sắp sửa chào đón thế hệ “kỳ lân” công nghệ mới?

Trước những tác động của dịch COVID-19 lên nền kinh tế, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn đang tiến vào giai đoạn tiềm năng. Các startup hoàn toàn có thể vươn thành “kỳ lân” thế hệ mới nếu biết tận dụng thời cơ để bứt phá.

Từ cơ hội của nền kinh tế năng động

Theo Báo cáo đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam (Vietnam Tech Investment) năm 2019, từ quốc gia đứng vị trí thứ 4 trong 6 nước ASEAN, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên thứ hạng 3, chỉ sau Indonesia và Singapore. Bên cạnh đó, rất nhiều tổ chức, chính sách đã ra đời nhằm hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp tại Việt Nam như Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp (BSSC), Quỹ Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp quốc gia, đề án 844 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025... Đến năm 2019, Việt Nam đã phát triển được hơn 3.000 startup trong mọi lĩnh vực.

Tuy nhiên, COVID-19 bùng phát toàn cầu đã gây tác động vô cùng lớn tới các startup Việt. Những doanh nghiệp non trẻ hừng hực khí thế khởi nghiệp vừa gia nhập thị trường phải đối mặt với môi trường đầu tư, nhu cầu người dùng thay đổi nhanh chóng. Mặt khác, tình trạng thiếu vốn, kêu gọi đầu tư không còn thuận lợi và những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới khiến không ít startup rơi vào cảnh lao đao.

{keywords}
Các startup đang “tranh tài” trong ngày Demo Day thuộc chương trình Grab Ventures Ignite 2020.

Báo cáo "bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019” của Austrade – Cơ quan thương mại và đầu tư của chính phủ Australia cũng đã chỉ ra 5 thách thức ngáng đường hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, bao gồm: Khả năng tiếp cận tài chính - thuyết phục các nhà đầu tư; Tài năng và kỹ năng điều hành - không được đào tạo đầy đủ về khả năng kinh doanh; Hệ sinh thái còn phân mảnh; Khả năng R&D - năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới; Vấn đề sở hữu trí tuệ.

Trong khi đó, từ góc nhìn của một kỳ lân Đông Nam Á, bà Nguyễn Thái Hải Vân – Giám đốc điều hành Grab Việt Nam cho rằng: “Trong giai đoạn hiện tại, gọi vốn là một trong những thách thức lớn của startup Việt Nam. Trên thực tế, thách thức này không nằm ở việc thiếu vốn hay vì các nhà đầu tư thiếu quan tâm tới thị trường Việt Nam bởi trong năm 2019, lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị đầu tư vào startup công nghệ Việt vượt qua cả Singapore. Cái thiếu thật sự nằm ở khả năng và tầm nhìn của các nhà sáng lập. Các bạn có thể rất mạnh ở giai đoạn tìm ý tưởng, nhưng tới giai đoạn triển khai và hoàn hiện thì lại thiếu nhiều kỹ năng thực tế. Đây là điểm mà chúng ta phải đầu tư hơn nữa để bồi dưỡng cho các startup Việt Nam”.

{keywords}
Bà Nguyễn Thái Hải Vân - Giám đốc điều hành của Grab Việt Nam.

Tuy nhiên, ở khía cạnh tích cực, đại diện Grab cũng cho rằng thế mạnh của các startup Việt Nam là sự sáng tạo và khả năng học rất nhanh. Theo bà Vân, công nghệ và những giải pháp thông minh như áp dụng trí tuệ nhân tạo sẽ là xu hướng mới và cần các startup nắm bắt kịp thời. Cơ hội vẫn sẽ mở ra cho những startup biết thích nghi, có đủ kỹ năng để vươn lên trong tình huống khó khăn.

Đến triển vọng của chương trình ươm tạo kỳ lân

Đứng trước thách thức và cả những cơ hội trong giai đoạn bình thường mới, Chính phủ Việt Nam đã quyết định đề ra mục tiêu tạo 10 "kỳ lân công nghệ" vào năm 2030 và trở thành trung tâm khởi nghiệp công nghệ của Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh những sáng kiến nhằm nuôi dưỡng các startup tiềm năng tại Việt Nam từ Chính phủ, Thứ trưởng Trần Duy Đông cũng cho rằng: “Cần có sự hợp tác mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn của các công ty công nghệ để giúp các startup có thêm cơ hội kinh doanh và cùng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia".

Trên thực tế, Grab – kỳ lân Đông Nam Á đã dốc sức vào cuộc tăng tốc hỗ trợ cho các startup giai đoạn early-stage thông qua chương trình Grab Ventures Ignite, đồng hành cùng nhiều đối tác chiến lược như: Trung tâm Đổi mới Sáng tạo quốc gia (Thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Cơ quan Phát triển Truyền thông Thông tin Singapore, Quỹ đầu tư mạo hiểm Gobi Partners, Nhà phát triển không gian làm việc Toong, công ty Luật YKVN, Microsoft và Amazon Web Services.

Xuất phát từ trở ngại của startup trong giai đoạn đầu khi phải đối mặt với những khó khăn trong việc tối ưu hóa nguồn vốn, mở rộng quy mô hiệu quả hay chuyển đổi mô hình kinh doanh, chương trình đã tập trung cung cấp nền tảng kiến thức, kinh nghiệm để giúp các startup bứt phá. Theo đó, 13 startup được chọn đã tham gia vào một chương trình đào tạo, cố vấn chuyên nghiệp kéo dài 14 tuần với các chuyên gia, đối tác hàng đầu của Grab. Đặc biệt, các đội còn có cơ hội gọi vốn trực tiếp trước hơn 20 nhà đầu tư hàng đầu khu vực trong ngày Demo Day diễn ra vào 28/10 tại TP.HCM.

Vừa qua, chương trình cũng đã chính thức tìm ra 5 dự án chiến thắng, gồm: bePOS, Stringee, GoDee, Papaya và Vbee. Trong đó, BePOS là nền tảng siêu điểm bán hàng với mục tiêu hỗ trợ các cửa hàng kinh doanh vừa và nhỏ ở Đông Nam Á; Stringee là nền tảng lập trình giao tiếp cung cấp tính năng Nghe – Gọi – Chat – SMS/ Trung tâm liên hệ trên các nền tảng kinh doanh khác nhau; Papaya áp dụng công nghệ trong việc giải quyết bồi thường trong sản phẩm bảo hiểm; GoDee cung cấp dịch vụ di chuyển như đặt xe 16 chỗ; Vbee là hệ sinh thái giọng nói trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam. Nhìn chung, đây là những ý tưởng kinh doanh mới mẻ, nhiều tiềm năng phát triển trong giai đoạn bình thường mới.

{keywords}
5 startup giành chiến thắng trong chương trình tăng tốc khởi nghiệp Grab Ventures Ignite mùa 1.

Đại diện BePOS chia sẻ: “Ý tưởng về cơ bản chỉ chiếm 1%, nhưng cách trình bày ý tưởng với đối tác, nhà đầu tư và khách hàng lại quan trọng hơn rất nhiều. Grab Ventures Ignite đã vạch ra rất chi tiết kế hoạch ý tưởng nào sẽ phù hợp với thị trường nào và tư vấn thực thi ra sao”. Trong khi đó, đại diện Vbee lại cho rằng, chương trình đã xây dựng cho Vbee một tầm nhìn mới cũng như kế hoạch cụ thể để thực hiện.

Đến nay, Grab Ventures Ignite được đánh giá là một trong những chương trình để lại giá trị thiết thực nhất cho cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam. Hiện tại, Grab đang trong quá trình thảo luận để đưa ra các cơ hội hợp tác với các startup xuất sắc nhất mùa 1 của Grab Ventures Ignite, giúp họ có cơ hội tiếp cận thị trường, tận dụng công nghệ và chuyên môn của Grab tại Việt Nam để phát triển sản phẩm cũng như dịch vụ của mình. “Mục tiêu của Grab là góp phần nuôi dưỡng và hỗ trợ các startup phát triển thành những công ty hàng đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam” , bà Hải Vân nhấn mạnh.

Phương Dung

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.

Agribank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí

Hai bên hướng đến đối tác toàn diện, trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng, khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có nhằm tạo hiệu quả kinh doanh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

BAT Việt Nam kết nối, truyền cảm hứng cho người lao động

BAT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện kết nối dành cho những cá nhân đang trải qua giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career) với gần 150 người tham dự tại TP. HCM.

Hơn 18 tỷ đồng tri ân khách hàng gửi tiết kiệm Agribank

Để gia tăng lợi ích cho khách hàng gửi tiền nhân dịp Tết đến xuân về, Agribank triển khai chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Tết An Khang - Rước Xế Sang” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 18,14 tỷ đồng.