Đưa giống cam nổi tiếng ở Hòa Bình về trồng, dân Cao Sơn "đổi đời" thu hàng chục triệu đồng

Mặc dù cây cam mới được người dân đưa về vùng đất Cao Sơn thuộc xã Lũng Cao (huyện Bá Thước, Thanh Hóa) trồng mấy năm gần đây nhưng những vườn cam này đã mang lại thu nhập ổn định cho những gia đình nơi đây.

Giữa tháng 11/2020, đến với vùng đất Cao Sơn (tên gọi của 3 thôn: Son, Bá, Mười) thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi trên những triền đồi là những vườn cam vàng óng đang đến thời kỳ thu hoạch.

{keywords}
Vườn cam Cao Sơn vàng ươm đã đến thời kỳ thu hái.

Theo ghi nhận của PV, thời điểm này tại nhiều vườn cam, người dân đang hối hả thu hoạch. Người cắt quả, người phân loại và người đóng thùng... để nhập cho thương lái.

{keywords}
 

Ông Hà Văn Thưng (61 tuổi), chủ một vườn cam ở làng Son cho biết: “Tôi cùng một người dân ở Hòa Bình trồng chung nhau hơn 1ha cam vàng và cam canh trên mảnh đất của gia đình đã 3 năm nay. Hiện vườn có gần 800 gốc đang đến thời điểm thu hoạch”.

{keywords}
Người dân trồng cam Cao Sơn cho biết, giống cam được trồng ở đây là giống cam Cao Phong ở Hòa Bình.

Cũng theo ông Thưng, năm ngoái gia đình ông thu hoạch được khoảng 8 tấn, thu được khoảng hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên năm nay, do thời tiết khắc nghiệt nên cam rụng, thối khá nhiều khiến sản lượng giảm hơn, ước chỉ đạt khoảng 5 tấn.

{keywords}

Sau khi cắt cam, người dân cho vào gùi để vận chuyển từ trên đồi xuống,

Theo nhiều hộ trồng cam tại Cao Sơn, mùa thu hoạch cam tại đây bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 và giống cam được nhiều người dân lựa chọn để trồng là cam Cao Phong (Hòa Bình).

{keywords}

sau đó phân loại cam để giao cho thương lái

Một thương lái đến từ Hòa Bình cho biết, cam năm nay được thu mua tại vườn có giá từ 10.000-15.000 đồng/kg, còn cam canh giá cao hơn, từ 24.000-26.000 đồng/kg, tùy loại.

{keywords}
Cam được tập kết để thương lái lựa chọn, tùy từng loại sẽ có những mức giá khác nhau, tuy nhiên đối với cam canh, giá giao động từ 24.000-26.000 đồng/kg.

{keywords}

Sau khi được phân loại, người dân dùng xe máy vận chuyện Không khó khi bắt gặp nhiều xe máy vận chuyển cam trên đường qua vùng đất Cao Sơn.

Ông Trịnh Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) cho biết: Vùng đất Cao Sơn có khoảng hơn 60 hộ trồng cam với tổng diện tích hơn 20ha. Trong đó, có 20 hộ trồng với quy mô lớn và đã có khoảng 15ha cam hiện đang cho thu hoạch.

{keywords}

Cam được đóng vào thùng xốp để thương lái mang đi tiêu thụ.
{keywords}
Mặc dù năm nay, do thời tiết khắc nghiệt nên cam rụng, thối khá nhiều khiến sản lượng giảm hơn tuy nhiên nhờ trồng cam nên hàng chục hộ dân ở vùng Cao Sơn trở nên khấm khá.

"Từ khi bà con chuyển đổi cây trồng từ ngô sang trồng cam, thu nhập của các gia đình ngày càng ổn định hơn, kinh tế ngày một khấm khá hơn so với cây ngô trước đây", Chủ tịch UBND xã Lũng Cao Trịnh Văn Dũng cho hay.

Trần Nghị

Ngâm mình dưới bùn lầy săn loài cá da trơn giá nửa triệu đồng/1kg

Ngâm mình dưới bùn lầy săn loài cá da trơn giá nửa triệu đồng/1kg

Để săn được loài cá da trơn có giá gần nửa triệu đồng/kg này, những người săn cá ở vùng đất Nga Sơn (Thanh Hóa) phải ngâm mình dưới những tán rừng bùn lầy ngập mặn cả ngày trời.

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !