“Trùm” BOT Cửu Long liên quan cựu quan chức Bộ GTVT giờ ra sao?

Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Tổng Công ty Cửu Long) được Bộ GTVT thành lập vào ngày 20/07/2011 và là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con.

{keywords}
Cầu Vàm Cống do Tổng Công ty Cửu Long quản lý đã hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2019

Tổng Công ty Cửu Long có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, có hai công ty con là CTCP 715 và CTCP Cầu Cần Thơ.

Theo công bố thông tin doanh nghiệp ngày 15/06/2020, Hội đồng thành viên của Cửu Long gồm: Ông Phạm Hồng Quang (SN 1973) là Chủ tịch HĐQT; ông Trần Văn Thi (SN 1972) là thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc; hai thành viên còn lại trong HĐTV là ông Châu Bá Hải (SN 1968) và ông Lê Đức Tuân (SN 1977).

Đơn vị này từng quản lý một số dự án lớn khu vực phía Nam như Quốc lộ 14, Quốc lộ 51, đường hành lang ven biển phía Nam, đường Nam Sông Hậu; cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương. Ngoài ra, Tổng Công ty Cửu Long cũng được giao quản lý dự án Lộ Tẻ-Rạch Sỏi, dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Mới đây nhất, Tổng Công ty Cửu Long cũng được giao làm chủ đầu tư cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ…

{keywords}
Danh sách Hội đồng thành viên Tổng Công ty Cửu Long

Cho đến nay, mục tiêu cổ phần hóa đặt ra từ năm 2015 vẫn chưa thể thực hiện nên Tổng Công ty Cửu Long vẫn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Bộ GTVT quản lý.

Kế hoạch cổ phần hóa đã được Bộ GTVT thông qua tại Quyết định số 224/QĐ-BGTVT ngày 20/01/2015. Đến ngày 31/12/2015, Bộ GTVT có Quyết định số 4702/QĐ-BGTVT phê duyệt giá trị doanh nghiệp của Tổng Công ty Cửu Long là 144,38 tỷ đồng.

Tại thời điểm quyết định cổ phần hóa, Bộ GTVT đặt mục tiêu biến doanh nghiệp này trở thành nhà phát triển hạ tầng giao thông trọng tâm, góp phần hoàn thành mục tiêu 2.500km đường cao tốc đến năm 2020.

Tuy nhiên, theo Thông báo số 240/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tổ chức lại Tổng công ty Cửu Long, Phó Thủ tướng đồng ý chấm dứt hoạt động của Tổng Công ty Cửu Long và thành lập Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (PMU Mỹ Thuận), đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ GTVT.

{keywords}
Mức lương năm 2019 của lãnh đạo Tổng Công ty Cửu Long

Về công tác quản lý dự án, sẽ hoàn thành tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi trong năm 2020; hoàn thiện thủ tục đầu tư tuyến nối QL91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên, dự án thành phần 1A thuộc dự án Tân Vạn – Nhơn Trạch; thực hiện quản lý nhà nước đối với dự án nâng cấp đường băng Tân Sơn Nhất; chuẩn bị các thủ tục để triển khai cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ…

Trong số các dự án đã được Tổng Công ty Cửu Long triển khai, dự án đang nổi lên với nhiều sai phạm liên quan đến một loạt lãnh đạo Bộ GTVT.

Theo kết luận điều tra về vụ án xảy ra tại dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị VKSND Tối cao truy tố các ông: Đinh La Thăng (cựu Bộ trưởng GTVT) và Nguyễn Hồng Trường (cựu Thứ trưởng GTVT) về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Cơ quan điều tra cũng xác định ông Nguyễn Văn Thể (khi đó là Thứ trưởng Bộ GTVT, nay là Bộ trưởng GTVT) ký 3 văn bản không đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, ngày 31/8/2015, ông Thể ký văn bản gửi Tổng công ty Cửu Long, Công ty Yên Khánh (công ty của Đinh Ngọc Hệ, tức Út “trọc”) chỉ đạo yêu cầu phía Yên Khánh khẩn trương thanh toán theo đúng cam kết, là nộp 100 tỷ đồng trước ngày 28/8/2015 và nộp số còn lại trước 30/9/2015.

Ngày 8/10/2015, ông Thể ký tiếp văn bản chỉ đạo Tổng Công ty Cửu Long đốc thúc phía Yên Khánh nộp đủ số tiền mua quyền thu phí cao tốc.

Văn bản thứ 3 là tờ trình được ông Thể ký ngày 22/6/2015 để gửi ông Đinh La Thăng, báo cáo việc Công ty Yên Khánh chưa thanh toán nốt số tiền còn lại theo hợp đồng là hơn 900 tỷ đồng.

Ngày 23/6/2015, ông Thăng ghi ý kiến chỉ đạo phía trên, góc trái của tờ trình: “Đề nghị anh Thể chỉ đạo giải quyết theo đúng hợp đồng của hai bên đã ký và đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng cần làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư và các cơ quan Nhà nước, Tổng Công ty Cửu Long”.

Sau đó, ông Nguyễn Văn Thể ghi ý kiến chỉ đạo tiếp theo dưới bút phê của ông Đinh La Thăng: “Gấp, yêu cầu Tổng Công ty Cửu Long, Vụ Tài chính, Pháp chế... làm việc lại với Công ty Yên Khánh thảo luận từng vấn đề cụ thể, có kết luận rõ ràng, dứt khoát...”.

Tiếp đó, để có lý do báo cáo sự chậm trễ và cấn trừ số tiền phải thanh toán, ngày 22/7/2014, phía Yên Khánh ký văn bản gửi Bộ GTVT, Tổng công ty Cửu Long kiến nghị về việc giao Công ty Yên Khánh được chỉ định làm nhà đầu tư xây dựng bổ sung 2 nút giao thông trên tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm theo hình thức BOT hoặc BOT kết hợp BT với tổng đầu tư 1.300 tỷ đồng.

Ông Đinh La Thăng ghi bút phê vào tờ trình: “Đồng ý, kính chuyển anh Thể giải quyết”. Ông Thể ghi tiếp bút phê đề xuất các vấn đề liên quan dự án BOT này.

Trước đó, ngày 14/8, ông Trường bị bắt cùng 2 người do liên quan sai phạm tại Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long và các đơn vị liên quan trong việc đấu giá, thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Kết luận điều tra chỉ ra sai phạm của bị can Nguyễn Hồng Trường có vai trò đồng phạm trong việc để cho Đinh Ngọc Hệ chiếm đoạt hơn 725 tỷ đồng của nhà nước.

Hiền Anh

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.

Agribank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí

Hai bên hướng đến đối tác toàn diện, trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng, khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có nhằm tạo hiệu quả kinh doanh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

BAT Việt Nam kết nối, truyền cảm hứng cho người lao động

BAT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện kết nối dành cho những cá nhân đang trải qua giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career) với gần 150 người tham dự tại TP. HCM.

Hơn 18 tỷ đồng tri ân khách hàng gửi tiết kiệm Agribank

Để gia tăng lợi ích cho khách hàng gửi tiền nhân dịp Tết đến xuân về, Agribank triển khai chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Tết An Khang - Rước Xế Sang” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 18,14 tỷ đồng.

BAT Việt Nam nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

British American Tobacco (BAT) Việt Nam vừa công bố Báo cáo Phát triển Bền vững 2022, tiên phong thực hiện báo cáo về ESG với những mục tiêu, cách tiếp cận, sáng kiến và lộ trình phù hợp với thị trường Việt Nam.