Trâu bò ngã dịch nhiều, thịt ế ẩm, thủy hải sản đắt hàng

Bệnh viêm da nổi cục trâu bò, dịch tả lợn châu Phi lây lan mạnh ở các tỉnh miền Trung khiến người tiêu dùng e ngại, tiêu thụ thịt trâu bò giảm, thịt lợn xuống giá, trong khi thủy hải sản đắt hàng.

{keywords}
Bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò và dịch tả lợn châu Phi lây lan mạnh ở khu vực miền Trung.

Báo cáo tại hội nghị trực tuyến về các giải pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn châu Phi, ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An cho biết, từ 30/3/2021 đến nay, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 19 huyện, với tổng số lợn đã tiêu hủy là 4.794 con, tổng trọng lượng 295.688 kg. 

Bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Nghệ An là vào đầu tháng 12/2020, sau đó được khống chế. Tuy nhiên, đến đầu tháng 2/2021, bệnh lại tái diễn và đến nay đã xảy ra 153 ổ dịch thuộc 19 huyện, thành, thị với tổng số 1.231 con bò mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 60 con bò, bê.

Tại Hà Tĩnh có 11/13 huyện, thị xã, thành phố có DTLCP với hơn 7.500 con lợn mắc bệnh, chết, buộc phải tiêu hủy. Tính đến cuối tháng 3/2021, Hà Tĩnh đã có 3.785 con trâu, bò bị nhiễm bệnh VDNC, trong đó, có có 232 con mắc bệnh, chết, phải tiêu huỷ với khối lượng 29 tấn.

Tại Thanh Hóa, bệnh VDNC đã xảy ra tại 21 huyện, thị xã, thành phố làm tổng số 3.619 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó buộc phải tiêu hủy 230 con.

Tại Quảng Bình có 4.215 con trâu, bò mắc bệnh và có 219 con bò bị chết do bệnh VDNC.

Hàng nghìn hộ chăn nuôi trâu, bò và lợn mất trắng và lâm vào cảnh lao đao. Bên cạnh đó, thời điểm này, nhiều người tiêu dùng lại “né” thịt lợn, thịt trâu bò khiến giá thịt giảm, các quầy thịt trở nên đìu hiu không có khách mua, nhiều tiểu thương quyết định tạm thời đóng quầy chờ hết dịch bệnh.

Theo khảo sát tại các chợ ở TP Vinh, hiện giá thịt lợn đã giảm từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, dao động từ 140.000 - 150.000 đồng/kg; còn giá thịt bò vẫn dao động từ 220.000 - 250.000 đồng/kg tuy nhiên sức mua trên thị trường rất thấp.

Nhiều tiểu thương cho biết, mặc dù các quầy thịt đều lấy thịt từ lò mổ có nguồn gốc xuất xứ, có cả giấy kiểm dịch, nhưng người tiêu dùng vẫn “né” thịt nên lượng thịt nhập về chợ bán giảm từ 30-40% so với thời điểm trước khi có dịch bệnh.

Không chỉ các quầy bán thịt, nhiều quán ăn có sử dụng thịt bò, thịt lợn cũng khá vắng khách.

{keywords}
Nhiều quầy hàng thịt bò tại chợ ở Nghệ An đóng cửa, tiểu thương nghỉ chợ do quá ế ẩm. (Ảnh: NAO)

Theo thông tin từ báo Hà Tĩnh, tại TP Hà Tĩnh, nhiều quán, hàng kinh doanh thường xuyên sử dụng thịt bò, thịt lợn để chế biến món ăn đều trở nên vắng vẻ. Thậm chí, một số quán ăn sáng “chuyên” phở bò, bún bò đã buộc phải đóng cửa vì không có khách hàng lui tới.

Hầu hết các chủ cửa hàng đều cho biết, lượng khách đến quán bị sụt giảm nghiêm trọng. Một số cửa hàng đã đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh vì “càng mở cửa càng lỗ”.

Những quán hàng đang cố gắng hoạt động cũng đã đồng loạt cắt giảm, sắp xếp lại món ăn sao cho phù hợp với tình hình. Cùng với đó, phải tính toán lại số lượng thực phẩm nhập về để cân đối với lượng khách đến quán, tránh tình trạng ế ẩm, thua lỗ.

Việc kiêng dè, “né” thịt gia súc của người tiêu dùng do dịch bệnh diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến hơn 40 cơ sở giết mổ tập trung tại Hà Tĩnh hoạt động khó khăn, lượng gia súc giết mổ sụt giảm từ 50 - 70%.

Lượng tiêu thụ thịt bò, thịt lợn cầm chừng khiến nhiều lò mổ cũng hoạt động cầm chừng.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Bộ NN&PTNT, dịch bệnh VDNC và DTLCP đều là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Tuy nhiên, các loại virus này không lây nhiễm và không gây bệnh trên người, vì vậy, người tiêu dùng không nên tẩy chay, quay lưng hoàn toàn với thịt trâu, bò, lợn.

 "Né" thịt, người tiêu dùng quay sang thủy hải sản

Vì “né” thịt trâu bò và lợn, người dân lại ‘đổ xô’ sang ăn thủy hải sản. Vì thế, trái ngược với tình hình tiêu thụ thịt trâu bò và lợn, giá thủy hải sản ở các tỉnh miền Trung tăng, sức tiêu thụ cũng tăng trong thời gian gần đây.

Tại cảng Lạch Vạn (Diễn Châu, Nghệ An), giá hải sản ở đây đã tăng mạnh. Theo đó, giá ghẹ loại 1 tăng từ 200.000 - 250.000 đồng/kg lên 400.000 đồng/kg; cá thu tươi tăng từ 160.000 đồng/kg lên 220.000 đồng/kg; tôm he tăng từ 400.000 lên 550.000 đồng/kg; các loại mực cũng tăng từ 100.000 - 150.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 3.

Tại các chợ dân sinh ở Nghệ An, Hà Tĩnh, thời điểm này giá hải sản cũng có chiều hướng tăng khoảng 10% so với thời điểm tháng 3. Hiện cá nục có giá từ 80-90.000/kg, tăng khoảng 30-40.000 đồng/kg; cá thu có giá từ 200 – 250.000 đồng/kg; mực từ 250 – 350.000 đồng/kg; ghẹ 150.000 – 250.000 đồng/kg; tôm biển 400 – 500.000 đồng/kg; ngao sò 25 – 35.000 đồng/kg, cá trắm 120.000 đồng/kg…

Được biết, nguyên nhân khiến giá hải sản tăng mạnh là do hiện dịch bệnh trên lợn, trâu, bò đang diễn biến phức tạp nên nhiều người có tâm lý e ngại và chuyển sang lựa chọn các thực phẩm khác để đảm bảo an toàn, trong đó hải sản được nhiều người ưu tiên hàng đầu.

Một nguyên nhân nữa là, hiện mùa du lịch đã bắt đầu, các khách sạn, nhà hàng đã bắt đầu nhập lượng lớn hải sản về để phục vụ khách du lịch nên giá hải sản có xu hướng tăng.

Hải Yến (t/h)

Rau xanh, thịt lợn lại "leo thang" sau mưa bão

Rau xanh, thịt lợn lại "leo thang" sau mưa bão

Không chỉ riêng mặt hàng rau xanh, củ quả… tăng giá mạnh, mà giá lợn hơi trong mấy ngày qua cũng có dấu hiệu tăng trở lại.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.

Agribank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí

Hai bên hướng đến đối tác toàn diện, trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng, khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có nhằm tạo hiệu quả kinh doanh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

BAT Việt Nam kết nối, truyền cảm hứng cho người lao động

BAT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện kết nối dành cho những cá nhân đang trải qua giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career) với gần 150 người tham dự tại TP. HCM.

Hơn 18 tỷ đồng tri ân khách hàng gửi tiết kiệm Agribank

Để gia tăng lợi ích cho khách hàng gửi tiền nhân dịp Tết đến xuân về, Agribank triển khai chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Tết An Khang - Rước Xế Sang” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 18,14 tỷ đồng.