Viện Tế bào gốc (TP.HCM): Thành công khi chuyển sang mô hình tự chủ

Nhiều kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao thành công giúp Viện Tế bào gốc trở thành cơ sở đầu ngành trong lĩnh vực tế bào gốc còn khá mới mẻ ở nước ta.

Đổi mới tư duy

Tư duy về một Viện nghiên cứu trực thuộc một trường Đại học phải theo mô hình công lập, xin cấp ngân sách hoạt động là thứ đã tồn tại một cách ‘thâm căn cố đế’. Nhưng Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) quyết tâm đi ngược dòng và đã gặt hái được những thành công đáng tự hào.

Được tự chủ trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ (KH&CN), chuyển giao công nghệ cho các đối tác, Viện Tế bào gốc đặt mục tiêu đi đầu trong nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ sinh học, triển khai mang tính đột phá các công nghệ cốt lõi, dẫn đầu trong đào tạo sau đại học về tế bào gốc và dẫn đầu về liên kết, hợp tác đa ngành trong nước và quốc tế.

{keywords}

Viện Tế bào gốc nằm trong khuôn viên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) ở Thủ Đức

Kết quả là với 11 năm nghiên cứu, trong đó có gần 3 năm chuyển sang tự chủ, Viện Tế bào gốc đã có 340 công trình nghiên cứu, tạo ra 59 sản phẩm, 27 công nghệ độc quyền và hợp tác với 98 đối tác khác nhau.

Chủ đề nghiên cứu chính của Viện hiện nay là các ứng dụng thực tiễn của tế bào gốc trong điều trị bệnh, trong thẩm mỹ, phát triển thuốc, thực phẩm chức năng, trong động vật phục vụ chăn nuôi.

Từ năm 2011 đến nay, trung bình mỗi năm Viện đều có từ 2-5 bài báo nghiên cứu công bố trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trên thế giới.

Viện cũng cung cấp các dịch vụ như chụp ảnh màu tế bào, đánh giá độc tính/hoạt tính lên tế bào, đánh giá tế bào gốc tạo máu từ người và động vật, đánh giá nâng cao cho tế bào gốc trung mô, đánh giá các chỉ tiêu vi sinh (vi khuẩn, nấm, virus) của nguyên liệu, đánh giá tính chất lý hóa của nguyên liệu, đánh giá các thử nghiệm trên mô hình động vật, chụp X quang động vật...

Để mô hình tự chủ thành công, Viện Tế bào gốc tự sản xuất và kinh doanh các sản phẩm là kết quả của các nghiên cứu ở Viện. Hiện nay Viện đang kinh doanh các kit tách tế bào gốc, nuôi cấy tế bào gốc bằng cách kết hợp giữa nghiên cứu của Viện và đầu ra (các doanh nghiệp sản xuất), nơi tiêu thụ (bệnh viện, cơ sở y tế, thẩm mỹ).

Xây dựng nền móng

Được hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới thông qua dự án FIRST (Bộ KH&CN), Viện Tế bào gốc đã xây dựng Phòng thí nghiệm (PTN) Đánh giá hoạt tính sinh học đạt tiêu chuẩn ISO 17025. Đây là PTN đầu tiên của Việt Nam sử dụng các kĩ thuật hiện đại bậc nhất để đánh giá tự động và quy mô lớn hoạt tính sinh học của các chất.

Cũng từ sự tài trợ này, Viện đã xây dựng xưởng sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO cho một số dây chuyền sản xuất sản phẩm do Viện nghiên cứu, phát triển.

{keywords}

Hệ sinh thái Viện Tế bào gốc

Nhưng không quá phụ thuộc vào tài trợ, cốt lõi nằm ở việc Viện đã xây dựng một hệ sinh thái có mức độ sẵn sàng công nghệ cao (TRL), để cả quá trình từ lúc nghiên cứu cho đến chuyển giao công nghệ không bị gián đoạn.

Các mức độ TRL này được triển khai xuyên suốt từ giai đoạn ở PTN cho đến các mức độ thí nghiệm cao hơn trên động vật. Khi đã sẵn sàng sẽ được chuyển sang Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm (CIPP). Kết quả cuối cùng sẽ được chuyển giao cho các doanh nghiệp, đơn vị ứng dụng khác.

Chẳng hạn, công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) và các bộ kit đã được sản xuất ở Viện đều theo các bước này.

Công nghệ của Viện sử dụng kĩ thuật thu máu chân không, tách tiểu cầu bằng kỹ thuật ly tâm và hoạt hóa bằng hoá chất. Công nghệ ly tâm đẳng tỷ trọng phân tách hiệu quả tiểu cầu ra khỏi bạch cầu và hồng cầu, đạt tỷ lệ thu hồi tiểu cầu đến 95%, độ tinh sạch của tiểu cầu đạt đến 98%.

Viện cũng liên tục cải tiến và cho ra đời các bộ kit chất lượng như New PRP Pro Kit dựa trên công nghệ này. Đây là bộ dụng cụ và hóa chất để phân tách, chiết tách huyết tương giàu tiểu cầu của máu ngoại vi, đạt tiêu chuẩn sử dụng cho người. Sản phẩm này có thể phục vụ cho các ứng dụng như nha khoa, thẩm mỹ, điều trị tổn thương, chấn thương…

Chuyển giao thành công

Với công nghệ PRP nói trên, Viện Tế bào gốc bắt đầu nghiên cứu từ năm 2009, chuyển giao năm 2013 cho công ty GeneWorld (Khu Công nghệ Cao TP.HCM) và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành vào năm 2015.

Theo đó, Viện đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất mỹ phẩm BabyEver cho Bệnh viện Emcas từ năm 2019. BabyEver là dòng sản phẩm được Viện nghiên cứu từ năm 2008, sử dụng các công nghệ hiện đại, bao gồm: StemActive, Exosome, và Micropierce.

{keywords}

Các nghiên cứu viên của Viện Tế bào gốc

Trong đó, công nghệ StemActive và Micropierce là hai công nghệ độc quyền của Viện Tế bào gốc. Micropierce làm tiêu sừng, gây giãn liên kết tế bào da giúp StemActive đi sâu vào các lớp tế bào da để kích hoạt một loạt quá trình giúp cân bằng quá trình tái tạo da và quá trình xơ sẹo hóa da.

Tuy nhiên, thành tựu đáng kể nhất của Viện phải kể đến sản xuất thành công thuốc tế bào gốc trung mô từ mỡ có tên gọi Cartilatist, nhờ sử dụng công nghệ off-the-shelf (sẵn sàng sử dụng mà không cần thêm thao tác xử lý nào khác).

Sản phẩm đã được chuyển giao thành công cho Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh thương mại hóa từ năm 2020 và Viện đang xem xét chuyển giao cho đối tác thứ hai tại châu Âu để khai thác thị trường nước ngoài.

Hiện Viện đang tiếp tục nghiên cứu để chuyển giao các sản phẩm thuốc tế bào gốc khác như Modulatist để điều trị viêm mãn tính tự miễn, Vasculatist để điều trị tắc nghẽn mạch máu, Bonetist trong điều trị bệnh lý về xương, Liverist ứng dụng để điều trị xơ gan mất bù, Kidist trong điều trị suy thận mãn tính và Skinatist trong điều trị bỏng.

{keywords}

Các sản phẩm từ tế bào gốc của Viện

Bác sĩ Phạm Trần (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế) đánh giá: “Viện sở hữu nhiều công nghệ hiện đại, với một kỹ thuật viên đang sử dụng công nghệ phân lập và nuôi cấy tế bào gốc từ mô mỡ như tôi thấy thật sự công nghệ rất tuyệt vời, dễ sử dụng và tỷ lệ thành công cao”.

Làm thế nào để Viện có thể liên tục chuyển giao công nghệ thành công cho các đối tác? Đó là nhờ chiến lược chuyển giao công nghệ với giá trị hợp đồng chỉ 1.000đ, theo PGS.TS. Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc.

Với cách làm này, công nghệ của Viện có thể tiếp cận các startup non trẻ, giảm giá thành sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng nhưng Viện vẫn có thể đảm bảo công sức cho các nhà nghiên cứu bằng khoản lợi nhuận 10% cho nhóm tác giả công trình khi công nghệ được thương mại hóa.

Ngoài ra, khi các công nghệ được triển khai là vật tư, dụng cụ, hóa chất hay kit tiêu hao, các đơn vị phải mua sản phẩm từ Viện để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình an toàn chất lượng. Bằng cách này, nhu cầu thị trường sẽ tác động đến doanh thu sản phẩm của Viện, Viện từ đó cũng sẽ phải liên tục cải tiến công nghệ để đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thị trường.

Có thể thấy, xuất thân là một phòng thí nghiệm chuyên về nghiên cứu và đào tạo, Viện Tế bào gốc đang từng bước vươn mình để trở thành cơ sở đầu ngành về tế bào gốc ở nước ta, góp phần đem lại giá trị to lớn đối với công cuộc chăm sóc sức khỏe người Việt.

Hữu Phương

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !