Nông dân Hà Tĩnh: Áp dụng công nghệ tưới nước tự động giải phóng sức lao động

Nhận thấy cách tưới bằng thủ công tốn nước, mất thời gian, hiệu quả thấp, nhiều hộ dân ở Hà Tĩnh áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, điều khiển bằng điện thoại thông minh vào sản xuất nông nghiệp đã đem lại hiệu quả rất khả quan.

Chị Lê Thị Hiền (thôn Quan Nam, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà) là một trong những hộ dân tiên phong áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Đây là hướng đi mới nhằm giải phóng sức lao động cho bà con nông dân và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thực hiện chủ trương xóa bỏ vườn tạp, 3 năm trước vợ chồng chị Hiền đã quy hoạch diện tích 2.000m2 đất của gia đình để trồng cây, trong đó 1.000m2 trồng trên 100 cây ăn quả như cam, bưởi, na, mít; 1.000m2 đất còn lại để trồng cây ngắn ngày như dưa lê và các loại hoa phục vụ tết.

{keywords}
Chỉ cần một thao tác trên điện thoại, khắp cả khu vườn được bao phủ một màn nước trắng xóa

Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, gió Lào bỏng rát, nền nhiệt cao, nhiều tháng liền không mưa, đất đai khô hạn, khiến cây trồng kém phát triển, năng suất thấp. Việc tưới nước theo cách truyền thống để chống hạn cho cây gặp nhiều khó khăn, chi phí tốn kém, mất thời gian và công sức nhưng hiệu quả vẫn không cải thiện được là bao.

Trăn trở về giải pháp chống hạn để đem lại năng suất cao cho cây trồng, vợ chồng chị Hiền đã học hỏi kinh nghiệm làm vườn ở nhiều địa phương. Khi thấy hệ thống tưới cây điều khiển từ xa qua ứng dụng Internet trên điện thoại thông minh, chị Hiền đã cho triển khai lắp đặt loại thiết bị này.

Công nghệ tưới tiên tiến này bao gồm thiết bị điều khiển từ xa và van điện từ. Ngoài ra còn có hệ thống đường ống, đầu tưới, máy bơm, cùng với điện thoại thông minh được kết nối mạng internet.

Cách thức điều khiển cũng rất đơn giản, chỉ cần bấm vào ứng dụng trên điện thoại thông minh, các cảm biến tự phân tích, đưa ra cơ chế hoạt động theo những lập trình được cài đặt sẵn. Lúc này, thiết bị điều khiển từ xa sẽ được kích hoạt, van điện từ được mở, máy bơm sẽ hoạt động đẩy nước theo đường ống ra đầu tưới dưới dạng phun sương.

Trao đổi với phóng viên, chị Hiền cho biết: “Thiết bị điều khiển từ xa có xuất xứ từ Thái Lan, được bán với giá trên 1 triệu đồng. Việc lắp đặt, điều khiển cũng rất dễ dàng, ai cũng sử dụng được. Để tưới cho 2.000m2 cây trồng của gia đình, tổng kinh phí lắp đặt hệ thống đường ống và thiết bị chỉ hơn 15 triệu đồng”.

Để minh chứng cho sự tiện lợi của thiết bị tưới điều khiển từ xa, chị Hiền móc điện thoại ra bấm vào màn hình. Qua vài thao tác, hệ thống tưới đã được kích hoạt, đầu tưới đã phun nước như trời mưa và chỉ trong một thời gian ngắn vườn cây đã được tưới ướt đẫm.

{keywords}
Nhờ được tưới nước thường xuyên nên giữa mùa hè nắng cháy, cây cối vẫn phát triển xanh tốt

Cũng theo chị Hiền, từ khi lắp thiết bị tưới tự động điều khiển từ xa, công việc trở nên nhẹ nhàng, đơn giản, không còn phải vật lộn với hàng trăm mét vòi mỗi khi tưới cây. Đặc biệt, những thời điểm nắng nóng kéo dài, chị không phải thuê thêm người để kịp tưới nước cho cây như trước đây. Vì thế mà có thêm thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, con cái.

Nói về năng suất cây trồng, chị Hiền cho biết: “Nhờ tưới công nghệ cao nên về mùa hè cây cối vẫn phát triển tươi tốt, cho quả to và đều. Giống cây ngắn ngày như các loại hoa Tết, dưa lê cũng mang lại hiệu quả rất cao. Vụ hoa Tết vừa rồi gia đình thu hơn 70 triệu đồng”.

Trao đổi với PV, anh Phong, chồng chị Hiền cho biết thêm: “Hệ thống tưới bằng phun sương điều khiển qua điện thoại được kết nối Internet có nhiều cái lợi. Trước hết là tiết kiệm được rất nhiều nước. Bể nước của gia đình có dung tích 10m3, nếu cầm vòi đi tưới từng gốc theo kiểu truyền thống như trước đây thì chỉ được 200m2 là hết. Giờ tưới kiểu phun sương này thì bể nước 10m3 đủ để tưới cả vườn với diện tích 2000m2”.

Theo anh Phong, cách tưới theo công nghệ tiên tiến này còn tiết kiệm được thời gian. Trước đây để tưới khu vườn 2000m2 thì phải mất nửa ngày mới xong, bây giờ chỉ cần bật máy khoảng 20 phút thì toàn bộ khu vườn được tưới ướt đẫm.

Cũng theo anh Phong, không chỉ tiết kiệm nước và tiết kiệm được thời gian, hệ thống tưới điều khiển qua điện thoại còn có tác dụng nữa là mình ở đâu cũng tưới được, không nhất thiết phải có mặt ở nhà. Đang ngồi họp ở cơ quan hoặc vào Nam, ra Bắc đều có thể xử lý được, không để vườn cây thiếu nước.

Giới thiệu về công nghệ tưới tiên tiến, anh Phong cho biết: “Cái tiện nữa là mình có thể hẹn giờ. Nếu sợ quên do công việc bận rộn, hoặc định kỳ tưới vào buổi tối và buổi sáng thì đặt chế độ hẹn giờ tưới, giờ tắt cho thiết bị. Khi đến giờ đã được cài đặt, thiết bị sẽ tự động kích hoạt tưới và tắt theo yêu cầu”.

“Tưới bằng điều khiển qua điện thoại vừa giải phóng được sức lao động lại vừa bảo vệ sức khỏe cho người dân. Không còn phải ra vườn trực tiếp cầm vòi tưới cây dễ bị hơi đất, ảnh hưởng đến vấn đề xương khớp.

Cũng theo ông Phong, cách tưới truyền thống bằng vòi do lượng nước xả mạnh, dễ làm cho cây bị xói mòn, còn tưới dạng làm mưa này vừa không làm ảnh hưởng đến các loại cây ngắn ngày như hoa và các loại rau thân cỏ, vừa có tác dụng làm mát vườn, mùa hè nắng nóng nhưng cây vẫn phát triển tốt.

“Trong điều kiện nắng nóng thường xuyên, nhiều tháng liền không mưa, nền nhiệt bình quân 39 độ, cây cối nào chịu cho nổi. Nhờ được tưới thường xuyên nên vườn của gia đình luôn mát, cây dễ đậu nên rất sai, quả to và đều”, ông Phong nói.

Theo ông Hồ Sỹ Giang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh), công nghệ tưới tiên tiến, điều khiển bằng điện thoại thông minh là mô hình mới mẻ, tiết kiệm nước, rất phù hợp với vùng đất đồi khan hiếm nước và đặc biệt hiệu quả cho các trang trại có diện tích rất lớn nhằm hạn chế thất thoát nước.

Cũng theo ông Giang, địa phương đã thử nghiệm nhiều lần tại khu vườn của chị Hiền, sắp tới sẽ mời các hội viên trong xã đến học tập và nhân rộng mô hình này để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

{keywords}
 Hệ thống phun sương làm mát nên cây cam của gia đình chị Hiền sai trĩu quả

Trao đổi với phóng viên, ông Võ Tá Bình, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh cho biết: “Địa bàn huyện Lộc Hà chủ yếu trồng lúa, diện tích cây ăn quả không nhiều. Hiện có 2 hộ sử dụng công nghệ tưới điều khiển từ xa theo quy mô hộ gia đình”.

Là một tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, đất đai khô hạn, sản lượng cây trồng không cao. Đặc biệt thời gian qua, nhiều ha chè, cam, bưởi trên địa bàn huyện Hương Khê không chịu được hạn, trở nên khô héo, người dân phải tìm mọi phương án để giải cứu.

Việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm giải phóng sức lao động, tiết kiệm được thời gian, nguồn nước, đưa lại hiệu quả kinh tế cao, là hướng đi mới cho người nông dân cần được nhân rộng và phát triển.

Trần Hoàn

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !