Năm 2016, Công ty cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam ký kết nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu Sản phẩm nano trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ Viện Khoa học vật liệu (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). Kết quả nghiên cứu này đã được GoldHealth Việt Nam thương mại hóa thành công với sản phẩm điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư và được phản hồi rất tích cực.
Thành công này là một trong những minh chứng cho thấy một khi các nhà khoa học và doanh nghiệp bắt tay nhau, sẽ có những sản phẩm hữu ích phục vụ cộng đồng.
Bà Nguyễn Thị Vũ Thành – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam – chia sẻ, GoldHealth Việt Nam đặc biệt quan trọng đến việc kế thừa các thành tựu nghiên cứu KHCN mang tính đột phá, có thể ứng dụng trong bào chế dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho người dân.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Vũ Thành – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam. |
Doanh nghiệp này cũng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam ứng dụng các thành tựu nghiên cứu KHCN cấp nhà nước vào thực tiễn, từ đó sản xuất và phát triển các sản phẩm ưu việt, góp phần phát triển và chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ những nguồn dược liệu quý của Việt Nam.
“Nhiều doanh nghiệp dược của Việt Nam lựa chọn cách dễ dàng hơn là gia công hoặc nhập khẩu thuốc, trong khi GoldHealth lựa chọn con đường chông gai hơn, đó là tiếp cận các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt” – Bà Nguyễn Thị Vũ Thành chia sẻ.
Vốn xuất thân là một người làm trong lĩnh vực nghiên cứ khoa học, trước kia bà Thành từng có thời gian dài làm việc tại Cục phòng chống HIV-AIDS (thuộc Bộ Y tế) và hiện vẫn đang là chuyên gia độc lập của Quỹ toàn cầu về phòng chống HIV – AIDS và bệnh Lao. Năm 2015 bà Thành bước ra khỏi “vùng an toàn” khi nhận ra lợi thế của mình là có thể kết nối cho doanh nghiệp với các đơn vị nghiên cứu, và gắn bó với thương trường từ đó đến nay.
Theo bà Thành, thực tế có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao, có thể ra được sản phẩm thực sự hữu ích. Ở góc độ dược phẩm, có nhiều nghiên cứu hữu ích có tác dụng bảo vệ sức khỏe cộng đồng một cách an toàn và hiệu quả.
Trong 5 sản phẩm của GoldHealth Việt Nam, có tới 3 sản phẩm là đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của Viện Hàn lâm KH&CN, 02 sản phẩm còn lại là nghiên cứu đặt hàng từ công ty. Dưới góc độ người làm kinh doanh, doanh nghiệp nhìn thấy được thị trường có nhu cầu gì và mong muốn gì.
Tuy nhiên, Phó Tổng Giám đốc GoldHealth Việt Nam cho rằng cần có cơ chế để doanh nghiệp và người dân dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.
“Khi nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu, dưới góc độ doanh nghiệp, chúng tôi được hỗ trợ rất nhiều từ Viện Hàn lâm KH&CN, rất nhiều sự ủng hộ khác nhau, cụ thể là bên Ban Ứng dụng đã rất tâm huyết cho việc kêu gọi đầu tư để thương mại hóa, chứ không chỉ đơn thuần là về mặt công nghệ.
Tuy nhiên, tôi mong muốn có một cơ chế rõ ràng, cụ thể để công khai minh bạch và công bố những thông tin cập nhật về các đề tài nghiên cứu, tình hình hợp tác, thông tin ứng dụng thực tiễn, cũng như những nhu cầu đặt hàng. Mọi người có thể chia sẻ kịp thời với các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu.” – bà Nguyễn Thị Vũ Thành đề xuất.
![]() |
PGS-TS. Phan Thế Dũng – Phó Trưởng Ban ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. |
Theo PGS-TS. Phan Thế Dũng – Phó Trưởng Ban ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - từ đầu năm 2020 đến nay Viện đã có 52 sáng chế và giải pháp hữu ích, tăng trưởng về đăng ký sở hữu trí tuệ của Viện Hàn lâm cũng tăng liên tục, trong 4 năm qua kinh phí hoạt động KHCN của Viện Hàn lâm do nhà nước cấp chỉ chiếm 1/3, còn lại là từ các hợp đồng ngoài ngân sách nhà nước.
“Điều này cho thấy các nhà khoa học đã nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào cuộc sống.” - PGS-TS. Phan Thế Dũng nói.
Dưới góc độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp chỉ mua kết quả nghiên cứu khi nhìn thấy sản phẩm có khả năng tiếp cận thị trường. Chính vì thế, hướng phát triển sản phẩm thương mại, từ đó có sản phẩm có khả năng tiếp cận thị trường cao để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào khâu thương mại hóa đang được các Viện nghiên cứu ngày càng quan tâm.
Nguyễn Tuân
HOẶC ĐĂNG NHẬP NHANH BẰNG TÀI KHOẢN
Quên mật khẩu?
Gửi lại mã xác nhận