Startup cần lưu ý điều gì để tránh sai lầm như The Kafe?

Đại dịch Covid-19 gây ra khó khăn trong việc di chuyển khiến dòng vốn đầu tư vào startup Việt Nam bị chững lại, nhưng các quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn đánh giá Việt Nam là thị trường ưu tiên hàng đầu tại Đông Nam Á trong năm 2021 tới.

Cần có kế hoạch cụ thể trước khi gọi vốn

Chia sẻ tại hội thảo “Thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” ngày 23/10 tại thành phố Hồ Chí Minh, bà Hoàng Thị Kim Dung, Trưởng đại diện quỹ đầu tư Nhật Bản Genesia Ventures tại Việt Nam cho rằng các nhà đầu tư đang có sự tin tưởng rất lớn vào tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam và kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành thị trường đầu tư lớn trong khu vực và thế giới.

Đứng trước cơ hội này, startup Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận làn sóng đầu tư trong thời gian tới.

“Các startup cần chuẩn bị tài liệu cho nhiều hoàn cảnh khác nhau. Cuộc gặp với nhà đầu tư có thể kéo dài 10 phút, 2-3 tiếng hay 30 giây trong thang máy, do đó cần chuẩn bị sẵn sàng, đặc biệt là phải tóm tắt được công việc kinh doanh của mình trong một câu ngắn gọn để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư,” ông Nguyễn Xuân Đông, đồng sáng lập Ecomobi chia sẻ tại hội thảo.

Tuy vậy, startup không nên gọi vốn bằng mọi giá. “Phải xác định rõ mục tiêu gọi vốn chứ không phải gọi vốn theo phong trào. Đừng gọi vốn cho vui, đừng thấy doanh nghiệp đang cạnh tranh với mình gọi vốn thì mình cũng gọi vốn,” ông Đông góp ý.

Bên cạnh đó, tính pháp lý cũng là vấn đề các startup cần lưu ý khi gọi vốn. Theo ông Bùi Thành Đô, Giám đốc Thinkzone Ventures, hiện tại chưa có quá nhiều startup ở Việt Nam quan tâm đến vấn đề về luật, đôi lúc dẫn đến vấn đề hậu đầu tư gặp nhiều vấn đề và quá trình nhận vốn đầu tư tốn nhiều thời gian. Theo ông, startup thường chưa thực sự coi trọng vấn đề về các điều khoản trong hợp đồng, dẫn đến các thương vụ đầu tư thường có lợi cho nhà đầu tư một cách không công bằng.

The KAfe là một ví dụ tiêu biểu trong trường hợp này. Do hết vốn nên The KAfe phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên do thời điểm gọi vốn muộn nên chuỗi cửa hàng này bị ép giá, cùng với đó là các điều khoản có lợi cho nhà đầu tư. Đến khi công việc kinh doanh có vấn đề thì các điều khoản này được kích hoạt, khiến cổ phần của bà Đào Chi Anh, người sáng lập The KAfe liên tục giảm đi, và cuối cùng bà đã phải rời chiếc ghế CEO của công ty.

Văn hóa người Á Đông trường tránh né những sự va chạm, đặc biệt trong quá trình nhạy cảm như hoàn thiện hợp đồng gọi vốn. “Tuy nhiên phần lớn kết thúc là cái giá phải trả vô cùng đau thương dành cho startup,” ông Hoàng Minh Đức, Luật sư cấp cao tại Duane Morris chia sẻ. Do đó, cần thiết startup phải hiểu nội hàm, hiểu bản chất của các điều khoản trong hợp đồng, từ đó có định hướng nhất định để xử lý nếu có vấn đề phát sinh.

Tuy nhiên chi phí để thuê luật sư đồng hành trong các thương vụ gọi vốn là điều không phải startup nào cũng có khả năng chi trả. “Các bạn startup cần phải tích cực tìm hiểu thông tin trên mạng, đồng thời có thể tranh thủ đến các hội thảo chuyên môn để trao đổi thông tin và nhận được tư vấn từ các luật sư,” ông Đức chia sẻ một số phương án.

{keywords}
Tọa đàm với chủ đề: Làm thế nào để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho thị trường Việt Nam.

Lựa chọn nhà đầu tư vì các giá trị khác ngoài tiền

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Việt, Giám đốc đầu tư tại VIGroup đã chỉ ra những sự khác biệt cơ bản giữa quỹ nội và quỹ ngoại. Theo đó, quỹ ngoại thường có mạng lưới đối tác ở rất nhiều quốc gia khác nhau, do đó có thể hỗ trợ startup nhiều trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra các thị trường khác. Trong khi đó, quỹ nội thường có sự am hiểu sâu rộng về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam, có đội ngũ nhân lực sẵn sàng hỗ trợ startup về các vấn đề pháp lý, kế toán, tài chính.

Theo thống kê của Văn phòng Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844), trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam hiện nay có khoảng gần 100 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động, trong đó có khoảng 20 quỹ nội. Mỗi quỹ đầu tư lại có khẩu vị, mạng lưới, thế mạnh khác nhau, do đó startup cần tìm hiểu thật kỹ và phân nhóm nhà đầu tư tiềm năng theo định hướng và mục tiêu phát triển của mình.

“Sự hỗ trợ của các quỹ đầu tư mạo hiểm phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực của quỹ hiện diện tại thị trường Việt Nam,” ông Việt kết luận.

Bà Dung cũng nhấn mạnh “quỹ nội và quỹ ngoại có xu hướng kết hợp nguồn lực với nhau để cùng đầu tư cho startup Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh Covid khi nhà đầu tư ngoại bị hạn chế di chuyển thì hình thức hợp tác này càng được đẩy mạnh”.

Startup cần có sự tìm hiểu kỹ càng về các nhà đầu tư sẽ tham gia vào vòng gọi vốn tiếp theo của mình. Ngoài ra, do mỗi nhà đầu tư đều có một vài startup trong danh mục đầu tư của mình, nên “startup cùng được đầu tư bởi một nhà đầu tư cần có sự kết nối chặt chẽ với nhau, hướng tới hình thành các cộng đồng nhỏ để có thể thường xuyên trao đổi thông tin,” ông Việt nhận định.

Bà Dung chia sẻ “Do không thống nhất được giữa các nhà đầu tư nội, nhà đầu tư ngoại và nhà đầu tư thiên thần nên quá trình giải ngân cho startup sau khi đã ra quyết định đầu tư mất đến hơn 6 tháng, cộng với thời gian startup chuẩn bị gọi vốn khoảng 12 tháng trước đó. Tổng thời gian để cả thương vụ diễn ra là gần 18 tháng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của startup”.

Do đó cần thiết phải có một nền tảng chung để tất cả các nhà đầu tư nội, ngoại, nhà đầu tư thiên thần hay tất cả các hình thức đầu tư khác có thể trao đổi, thống nhất, giảm thiểu tối đa thời gian để cho các startup có thể nhanh chóng kết thúc hoạt động gọi vốn và tập trung vào phát triển kinh doanh. 

Ông Bùi Thành Đô, giám đốc và đồng sáng lập Thinkzone Ventures cho biết ông đang trong quá trình kêu gọi các quỹ đầu tư, công ty luật tham gia vào Liên minh các quỹ đầu tư, với mục tiêu đem tiếng nói, nguyện vọng của thị trường đến cho những nhà hoạch định chính sách, để từ đó từng bước cải thiện môi trường đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Đồng thời Liên minh cũng là nơi để mọi người chia sẻ thông tin về các thương vụ đầu tư, startup tiềm năng, từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin trong hệ sinh thái.

Hiền Anh

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !