Ý tưởng dùng cây Pác lừ chữa nhiệt miệng của sinh viên Y Dược Thái Nguyên

Sau nhiều tháng nghiên cứu, thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sáng chế được một loại gel bôi nhiệt miệng, thành phần là dược liệu tự nhiên, lành tính, an toàn hơn so với thuốc nguồn gốc tân dược nên có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài.

{keywords}
Giảng viên, sinh viên nhóm khởi nghiệp thực hành nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của nhà trường

Vượt qua hàng trăm dự án, ý tưởng khởi nghiệp khác, công trình “sản xuất kem bôi nhiệt miệng từ dược liệu Pác lừ" của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Y-Dược (ĐH Thái Nguyên) đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2020”.

Với chủ đề “Khởi nghiệp trên thủ đô kháng chiến”, cuộc thi nhằm thúc đẩy, phát triển phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt cuộc thi cũng tìm kiếm khuyến khích những ý tưởng, dự án, sản phẩm, mô hình mang tính đổi mới sáng tạo, có khả năng nhân rộng phát triển; kết nối có hiệu quả các nguồn lực của các nhà khoa học, các nhà đầu tư, doanh nghiệp đối với tỉnh Thái Nguyên.

Từ 132 ý tưởng/dự án ở các lĩnh vực Kinh tế, Y dược, Quản trị kinh doanh, Nông nghiệp, Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học..., ban tổ chức đã chọn được 16 ý tưởng/dự án tham gia vòng chung kết cấp tỉnh.

Kết thúc chương trình, Ban tổ chức cuộc thi đã trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 2 giải khuyến khích cho các ý tưởng, dự án xuất sắc. Trong đó, giải nhất thuộc về dự án "kem bôi nhiệt miệng từ dược liệu Pác lừ" của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Y-Dược (ĐH Thái Nguyên).

Dự án "Kem bôi nhiệt miệng từ dược liệu Pác lừ" là công trình khởi nghiệp của nhóm giảng viên và sinh viên Trường Đại học Y Dược (ĐH Thái Nguyên), gồm 5 thành viên Nông Thị Anh Thư, Dương Ngọc Ngà, Đồng Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Mai Quang Dương.

Chia sẻ về ý tưởng dự án, cô Nông Thị Anh Thư (giảng viên Trường Đại học Y - Dược, ĐH Thái Nguyên) cho biết, theo kinh nghiệm của bà con dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn, Cao Bằng, cây Pác lừ cho hiệu quả điều trị tốt với các vết viêm loét. Chỉ sau vài lần nhai lá Pác lừ, nốt nhiệt miệng sẽ hoàn toàn biến mất. Cây Pác lừ trong tiếng dân tộc Nùng cũng có nghĩa là cây chữa loét miệng, nhiệt miệng.

"Thị trường thuốc nhiệt miệng có nguồn gốc thảo dược hiện nay cũng hạn chế và nhiều sản phẩm có nguồn gốc tổng hợp mang lại nhiều tác dụng không mong muốn cho người dùng.

Xuất phát từ thực tế này, tôi cùng sinh viên đã lên kế hoạch nghiên cứu, tận dụng từ cây dược liệu quý của bà con dân tộc. Cô trò đã mất .

Dạng gel dễ thấm, tiện lợi, không lo bị ảnh hưởng bởi tác dụng toàn thân. Ngoài ra, sản phẩm không gây nóng rát và kích ứng da. Sau quá trình thử nghiệm, chúng tôi thấy hiệu quả chữa trị của sản phẩm rất cao nên quyết định thực hiện dự án đến cùng" - cô Anh Thư chia sẻ.

Đại diện dự án cũng cho biết, trong quá trình thực hiện cả nhóm cũng gặp một số khó khăn nhất định. Do cao chiết từ dược liệu có nhiều thành phần nên việc duy trì độ ổn định, lựa chọn phối hợp tá dược với tỉ lệ tối ưu mất khá nhiều thời gian. Thậm chí, mất cả tháng mới chọn được loại và tỉ lệ phù hợp để làm tăng độ ổn định của các nhóm chất trong dược liệu và tăng tính thấm, tăng tác dụng.

Sau quá trình nỗ lực nghiên cứu, sản phẩm gel bôi nhiệt miệng Pác lừ của nhóm đã được hội đồng cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2020 chấm giải Nhất. Đồng thời hội đồng đã đánh giá cao tính thực tiễn của dự án, góp phần bảo tồn và phát triển thuốc từ dược liệu, có tiềm năng phát triển, nhân rộng, thương mại hóa sản phẩm.

Theo cô Anh Thư, dự án nghiên cứu này cô và các học trò dành rất nhiều tâm huyết. Bởi không chỉ biến những kiến thức trong sách vở thành sản phẩm ứng dụng được trong thực tiễn mà cô còn hiện thực hóa việc giúp cho bà con dân tộc làm kinh tế từ chính loại dược liệu ở địa phương.

Sau khi đoạt giải Nhất ở cuộc thi về khởi nghiệp, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y Dược đang ấp ủ việc có thể mở rộng quy mô sản xuất, để tạo việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng như bảo tồn và phát triển thuốc từ dược liệu quý của tỉnh Thái Nguyên.

H. Phong 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nghiên cứu sản xuất sản phẩm thực phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ

Sản phẩm từ đề tài được nghiên cứu sản xuất ở trong nước, công nghệ tiên tiến, phù hợp với trình độ khoa học hiện nay nên khả năng chuyển giao và sản xuất thuận lợi; tạo ra sản phẩm cạnh tranh...

Nhà ở xây chỉ hết 50 triệu đồng, thi công 5 ngày, tính ứng dụng cao

Ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí xây dựng tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.

3 sáng kiến nổi bật của EVN trong năm 2020

Trong năm 2020 vừa qua ngành điện lực có nhiều sáng kiến ứng dụng KH&CN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống và chăm sóc khách hàng.

Nhà khoa học Việt sáng chế gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng

Nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén.

Chip vi lưu xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư phổi

Chip vi lưu không chỉ hứa hẹn trong phát hiện sớm tế bào ung thư biểu mô phổi ở người mà còn có tiềm năng phát hiện nhiều loại bệnh tế bào khác. 

Giám đốc ngồi xe lăn và sáng kiến đầu kéo xe lăn dành cho người khuyết tật

Không may gặp tai nạn giao thông vào năm 29 tuổi, anh Lê Huy Tích đã bị liệt cả hai chân. Việc phải di chuyển bằng xe lăn khiến anh tìm tòi và nảy ra sáng kiến về chiếc đầu kéo dành cho xe lăn.

“Hô biến” tro xỉ của Nhiệt điện Na Dương thành đường giao thông

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hai kỹ sư của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu sử dụng tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương làm mặt đường giao thông nông thôn”.

Sinh viên chế tạo công nghệ tạo vi giọt ứng dụng phân phối thuốc

Hệ thống vi lưu cấu trúc chữ Y tích hợp cảm biến có khả năng tạo vi giọt với kích thước giọt có thể điều khiển theo mong muốn.

Đang cập nhật dữ liệu !