Viện Năng lượng với nhiều giải pháp và ứng dụng công nghệ trong quản lý điện

TS Đoàn Văn Bình – Viện trưởng Viện Khoa học Năng lượng, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho biết số hóa đang là ứng dụng tăng trưởng mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông trong suốt nền kinh tế, bao gồm cả hệ thống năng lượng.

 

Mô hình lưới điện nhỏ

Hiện nay, xu hướng số hóa trong lĩnh vực năng lượng đang rất phát triển, quá trình số hóa bao gồm sự tăng cường tương tác và hội tụ giữa thế giới số và thực. Các yếu tố nền tảng của quá trình số hóa bao gồm: Dữ liệu: thông tin số; phân tích tính toán lượng thông tin lớn; Kết nối để trao đổi dữ liệu giữa máy/người với máy thông qua hạ tầng mạng lưới truyền thông.

Số hóa hứa hẹn khả năng tăng hiệu quả năng lượng thông qua những công nghệ thu thập, phân tích dữ liệu, sau đó dùng nó để thay đổi thế giới vật chất (tự động hoặc qua con người). Tất cả quá trình này được thực hiện thông qua mạng lưới truyền thông, cả có dây và không dây, cho phép người và máy gửi, nhận và phân tích dữ liệu với lượng lớn và nhanh chưa từng có.

Nhờ số hóa hệ thống năng lượng, lợi ích mang lại rất lớn ví dụ như giúp giảm 10 % năng lượng tiêu thụ ở các tòa nhà, giảm hơn 50 % phát thải CO2 vào những năm 2050, giảm chi phí tiêu thụ năng lượng lên tới 30 %.

Các nhà khoa học của Viện Năng lượng đã đưa công nghệ lưới điện Smart-Microgrid vào nghiên cứu và ứng dụng.

Theo TS Bình, Microgrid là hệ thống lưới điện nhỏ bao gồm các tải được kết nối với các nguồn điện phân tán và các hệ thống tích trữ năng lượng. Các nguồn năng lượng phân tán này có thể là hệ thống điện mặt trời áp mái, hệ thống điện gió, pin nhiên liệu, các hệ thống năng lượng tích trữ hay các tải điều khiển… Tải trong hệ thống microgrid có thể là các thiết bị phát sáng, điều hòa, các động cơ điện… với các mức độ tiêu thụ điện khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Các nguồn năng lượng phân tán và tải được kết nối với nhau qua hệ thống lưới điện và được vận hành bởi một hệ thống điều khiển để phân phối dòng công suất và cung cấp các thông tin sử dụng điện.

{keywords}
Viện năng lượng với nhiều giải pháp và ứng dụng công nghệ trong quản lý điện

MG có thể hoạt động ở cả 2 chế độ kết nối với lưới hệ thống hoặc tách đảo. Khi vận hành ở chế độ kết nối lưới hệ thống, MG sẽ lấy điện từ lưới điện chính để điều khiển điện áp và cân bằng công suất  hoặc bán điện dư thừa cho hệ thống lưới chính để tối đa hóa lợi nhuận. Ở chế độ vận hành độc lập, MG như một hệ thống điện nhỏ với nguồn điện chính là các nguồn điện phân tán. Lúc này, tần số và điện áp là các chỉ số chính được điều khiển để phân phối công suất phát giữa các máy phát và giữ lưới vận hành ổn định. Vận hành hệ thống MG không thể tách rời với các công nghệ hỗ trợ từ các thành phần tạo nên hệ thống như các nguồn năng lượng phân tán, hệ thống tích trữ năng lượng, quản lý năng lượng và hệ thống điều khiển MG.

Quản lý nhu cầu dùng

Sau đó, Viện Năng lượng còn nghiên cứu công nghệ quản lý nhu cầu điện, bởi lẽ do MG được cung cấp điện từ các nguồn năng lượng tái tạo khác nhau, nhiều chương trình điều chỉnh phụ tải được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của hệ thống quản lý phát điện, hệ thống quản lý nhu cầu phụ tải và hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu.

Nhờ đó có thể thúc đẩy hơn nữa sự tham gia tích cực của các khách hàng vào mạng lưới phân phối điện và để cung cấp một phương thức giúp các khách hàng có thể đóng góp vào việc tối ưu hóa hệ thống thông qua việc điều khiển trực tiếp các thiết bị điện. Sự linh hoạt này có thể giúp hoãn hoặc trì hoãn đầu tư lưới điện, đồng thời thúc đẩy khai thác hiệu quả điện tái tạo được sản xuất ở mức tiêu thụ hoặc gần với mức tiêu thụ.

Các hoạt động quản lý năng lượng tối ưu cho MGs có thể được cải thiện bằng cách đưa các chiến lược quản lý phụ tải (Demand respone – DR) hoặc quản lý nhu cầu điện (Demand-side management- DSM) khác nhau vào hoạt động.

Theo TS Bình cả DR và ​​DSM đều giúp giải quyết sự mất cân bằng năng lượng do tiêu thụ năng lượng không hợp lý hoặc tối ưu hóa các chiến lược tiêu thụ bằng cách điều chỉnh mức tiêu thụ năng lượng cho nguồn cung cấp và phản ứng ngay với tín hiệu giá điện. DR là giải pháp được thực hiện nhằm tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổng Công ty điện lực, Công ty điện lực; góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế chung của hệ thống điện gắn với phát triển bền vững.

 K.Chi 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nghiên cứu sản xuất sản phẩm thực phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ

Sản phẩm từ đề tài được nghiên cứu sản xuất ở trong nước, công nghệ tiên tiến, phù hợp với trình độ khoa học hiện nay nên khả năng chuyển giao và sản xuất thuận lợi; tạo ra sản phẩm cạnh tranh...

Nhà ở xây chỉ hết 50 triệu đồng, thi công 5 ngày, tính ứng dụng cao

Ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí xây dựng tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.

3 sáng kiến nổi bật của EVN trong năm 2020

Trong năm 2020 vừa qua ngành điện lực có nhiều sáng kiến ứng dụng KH&CN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống và chăm sóc khách hàng.

Nhà khoa học Việt sáng chế gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng

Nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén.

Chip vi lưu xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư phổi

Chip vi lưu không chỉ hứa hẹn trong phát hiện sớm tế bào ung thư biểu mô phổi ở người mà còn có tiềm năng phát hiện nhiều loại bệnh tế bào khác. 

Giám đốc ngồi xe lăn và sáng kiến đầu kéo xe lăn dành cho người khuyết tật

Không may gặp tai nạn giao thông vào năm 29 tuổi, anh Lê Huy Tích đã bị liệt cả hai chân. Việc phải di chuyển bằng xe lăn khiến anh tìm tòi và nảy ra sáng kiến về chiếc đầu kéo dành cho xe lăn.

“Hô biến” tro xỉ của Nhiệt điện Na Dương thành đường giao thông

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hai kỹ sư của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu sử dụng tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương làm mặt đường giao thông nông thôn”.

Sinh viên chế tạo công nghệ tạo vi giọt ứng dụng phân phối thuốc

Hệ thống vi lưu cấu trúc chữ Y tích hợp cảm biến có khả năng tạo vi giọt với kích thước giọt có thể điều khiển theo mong muốn.

Đang cập nhật dữ liệu !