Nghiên cứu mô hình trồng rau Dạ Hiến theo chuẩn VIETGAP

TS. Đoàn Văn Lư - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã có đề tài nghiên cứu và xây dựng mô hình trồng cây Dạ Hiến tại tỉnh Cao Bằng nhờ đó, rau dạ hiến được đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

 Tìm cách phát triển nguồn rau quý

Cây Dạ Hiến hay còn gọi là rau bò khai là một loại dây leo có tua cuốn, thường mọc ven các rừng thứ sinh hoặc rừng đang phục hồi. Rau Dạ Hiến từ lâu đã được coi là loại rau có tác dụng làm thuốc chữa các bệnh: viêm thận, viêm gan, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không thông. Đặc biệt cây rau Dạ Hiến sắc lấy nước uống chữa bệnh viêm gan siêu vi trùng đạt kết quả rất tốt.

Theo kết quả nghiên cứu trước đó, rau Dạ Hiến có giá trị dinh dưỡng cao (tính trong 100g lá non), gồm: Nước 78,8g, protein 06g, gluxit 6,1g, xơ 7,5g, tro 1,6g, canxi 138g, vitamin C 60mg, caroten 2,6mg, photpho 40,7mg.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức trong tự nhiên đã dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên. Mặc dù đã có những nghiên cứu bước đầu về nhân giống đối với cây Dạ Hiến và khuyến cáo một số kỹ thuật gây trồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu mởi chỉ mang tính thử nghiệm, chưa có nghiên cứu cơ bản nào tập trung tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng trọt phù hợp để bảo tồn và phát triển loài cây bản địa này, xuất phát từ thực tế đó, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đã ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với Học viện nông nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất cây Dạ Hiến theo hướng VIETGAP quy mô nông hộ tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”.

TS Lư cho biết đề tài đã cơ bản hoàn thành các nội dung được phê duyệt, giúp người dân nắm được các quy trình kỹ thuật sản xuất cây dạ hiến theo hướng VietGap và biết thu hái, bảo quản sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt, góp phần quan trọng hỗ trợ huyện xác định được cây trồng thế mạnh, có giá trị kinh tế cao trên cơ sở tận dụng các vùng đất hoang hóa khu vực đá vôi. Hiện nay, rau dạ hiến trên thị trường có giá bán dao động khoảng 5.000 - 10.000 đồng/bó, trung bình khoảng 60.000 - 80.000 đồng/kg. Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế và triển vọng phát triển của cây dạ hiến rất khả quan.

{keywords}
Nghiên cứu nhân rộng mô hình trồng rau Dạ Hiến theo chuẩn VIETGAP

Nhân rộng mô hình trồng chuẩn VIETGAP

TS Lư là người thực hiện công trình nghiên cứu này. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu các kỹ thuật nhân giống, trồng mới, thâm canh chăm sóc và bảo quản sau thu hoạch nhằm đề xuất được hướng dẫn kỹ thuật trồng mới, nhân giống, thâm canh chăm sóc, bảo quản đối với cây rau Dạ Hiến theo hướng VietGap, TS Lưu đã trực tiếp tiến hành điều tra hiện trạng sản xuất, khảo sát, phân tích mẫu đất và nước của 5 xã trồng rau Dạ Hiến tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Kết quả cho thấy rau Dạ Hiến không những là loại rau được dùng phổ biến trong vùng mà về mặt kinh tế loại rau này cũng đem lại thu nhập khá cao cho người dân. Tiềm năng đất mở rộng trồng còn nhiều do các điều kiện về lao động, khả năng mở rộng diện tích, chế độ nhiệt ẩm và nguồn nước tốt. Tuy nhiên, hiện tại trong vùng còn tiềm ẩn nguy cơ phơi nhiễm nguồn nước do tập quán chăn thả gia súc, gia cầm thả rông, kỹ thuật trồng trọt, nhân giống và bảo quản còn lạc hậu, chưa áp dụng những tiến bộ mới do vậy chỉ dừng ở sản xuất nhỏ, mạnh mún, chưa tạo được sản phẩm thành hàng hóa.

Đề tài đã xây dựng được 4 quy trình hướng dẫn kỹ thuật về nhân giống, trồng mới, thâm canh, thu hái và bảo quản đối với rau Dạ Hiến.

Đến nay, rau Dạ Hiến đã xây dựng thành công  mô hình vườn ươm với quy mô 300m2 theo tiêu chuẩn vườn ươm cây giống có mái che với khung bằng tre nứa, tỷ lệ ra rễ đạt 75-80%, tỷ lệ thành cây đạt 68%. Kết quả xây dựng mô hình cho thấy, thời vụ giâm có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thành của cây, trong thí nghiệm tỷ lệ hom giâm ra rễ đạt khá cao so với số hom đem giâm song số hom thành cây giống thì chỉ đạt trung bình. Thời vụ giâm hom trong điều kiện khí hậu của Quảng Uyên thuận lợi cho tỷ lệ thành cây cao là vào tháng 3-5 của năm.

Xây dựng mô hình trồng mới ra Dạ Hiến tại xã Phúc Sen và xã Quốc Dân với 55 hộ tham gia; trong đó tại xã Phúc Sen trồng 2030 cây, tỷ lệ sống đạt 91,6%, xã Quốc Dân trồng 3080 cây, tỷ lệ sống đạt 95,3%. Kết quả xây dựng mô hình trồng mới với quy trình kỹ thuật của đề tài cho thấy, thời vụ trồng đối với rau Dạ Hiến có thể trồng kéo dài đến cuối tháng 10 của năm và nên sử dụng cây giống trong bầu để trồng. Sau trồng 20-30 ngày cây con bắt đầu hồi xanh và ra lộc cành mới, sau 30-45 ngày tùy thuộc vào thời vụ, thời vụ trồng càng sớm thì thời gian sau trồng cây ra lộc cành mới càng ngắn và đạt chiều cao cây khoảng 50-60cm và bắt đầu leo giàn.

Kết quả bước đầu của Đề tài đã và đang từng bước khai thác và phát huy được lợi thế của địa phương, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới nói riêng và sự nghiệp phát triển KT - XH huyện Quảng Uyên và của tỉnh nói chung.

K.Chi 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nghiên cứu sản xuất sản phẩm thực phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ

Sản phẩm từ đề tài được nghiên cứu sản xuất ở trong nước, công nghệ tiên tiến, phù hợp với trình độ khoa học hiện nay nên khả năng chuyển giao và sản xuất thuận lợi; tạo ra sản phẩm cạnh tranh...

Nhà ở xây chỉ hết 50 triệu đồng, thi công 5 ngày, tính ứng dụng cao

Ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí xây dựng tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.

3 sáng kiến nổi bật của EVN trong năm 2020

Trong năm 2020 vừa qua ngành điện lực có nhiều sáng kiến ứng dụng KH&CN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống và chăm sóc khách hàng.

Nhà khoa học Việt sáng chế gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng

Nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén.

Chip vi lưu xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư phổi

Chip vi lưu không chỉ hứa hẹn trong phát hiện sớm tế bào ung thư biểu mô phổi ở người mà còn có tiềm năng phát hiện nhiều loại bệnh tế bào khác. 

Giám đốc ngồi xe lăn và sáng kiến đầu kéo xe lăn dành cho người khuyết tật

Không may gặp tai nạn giao thông vào năm 29 tuổi, anh Lê Huy Tích đã bị liệt cả hai chân. Việc phải di chuyển bằng xe lăn khiến anh tìm tòi và nảy ra sáng kiến về chiếc đầu kéo dành cho xe lăn.

“Hô biến” tro xỉ của Nhiệt điện Na Dương thành đường giao thông

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hai kỹ sư của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu sử dụng tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương làm mặt đường giao thông nông thôn”.

Sinh viên chế tạo công nghệ tạo vi giọt ứng dụng phân phối thuốc

Hệ thống vi lưu cấu trúc chữ Y tích hợp cảm biến có khả năng tạo vi giọt với kích thước giọt có thể điều khiển theo mong muốn.

Đang cập nhật dữ liệu !