Công nghệ sản xuất đường Trehalose từ tinh bột

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình công nghệ và sản xuất thực nghiệm quy mô 500kg nguyên liệu, sản xuất 50 mẻ, sản xuất được 6003,9 kg đường trehalose.

  

{keywords}
Sản phẩm sữa chua có bổ sung trehalose của đề tài.

Sáng ngày 8 tháng 12 năm 2020,  đoàn công tác Bộ Công Thương gồm đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ và Tổ chuyên gia đã thực hiện kiểm tra thẩm định sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu sản xuất đường Trehalose từ tinh bột bằng công nghệ enzyme ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm”.

Đề tài được thực hiện bởi PGS. TS. Lê Đức Mạnh cùng các cộng sự tại Viện Công nghiệp Thực phẩm.

Đề tài thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì. Buổi thẩm định nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của nhiệm vụ trước khi tiến hành nghiệm thu cấp quốc gia theo quy định.

Báo cáo tại buổi kiểm tra, đại diện nhóm thực hiện đề tài cho biết, Trehalose (α -D-glucopyranosyl α-D-glucopyranoside) là đường không khử được cấu tạo từ hai phân tử glucose liên kết với nhau theo liên kết α-1, 1-glycosid. Trehalose có tính chất ổn định và là chất bảo vệ chống lại hiện tượng sốc nhiệt, biến tính protein trong quá trình sấy khô/làm lạnh, cung cấp giá trị dinh dưỡng, nâng cao chất lượng và độ ổn định của sản phẩm. Do đó, trehalose được sử dụng nhiều và không có giới hạn trong thành phần phụ gia thực phẩm, dược phẩm,..

Hiện nay, trong công nghệ sản xuất trehalose, phương pháp biến đổi sinh học bởi enzyme là phương pháp tiếp cận mới. Trong đó, hai enzyme MTsase và MTHase này được sản xuất độc quyền theo quy trình công nghiệp của Nhật Bản.

{keywords}
Thành phẩm enzyme MTSase

Đặc biệt trên thị trường Việt Nam hiện nay trehalose chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành tương đối cao. Vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất enzyme trehalase tái tổ hợp và ứng dụng cho sản xuất đường trehalose không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị kinh tế xã hội.

Với nhu cầu đó, PGS. TS. Lê Đức Mạnh và các cộng sự tại Viện Công nghiệp thực phẩm đã thực hiện nhiệm vụ KHCN được Bộ Công Thương giao với mục tiêu xây dựng được quy trình công nghệ, mô hình thiết bị và sản xuất được đường trehalse từ tinh bột bằng enzyme tái tổ hợp (MTSase, MTHase) để thay thế sản phẩm ngoại nhập ứng dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

Theo đó, nhóm đã nghiên cứu công nghệ tạo chủng tái tổ hợp sinh tổn hợp enzyme MTHase và MTSase; xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất chế phẩm enzyme tái tổ hợp quy mô 50 lít dịch lên men/mẻ; nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất đường trehalose (độ tinh sạch 98%) quy mô 500 kg nguyên liệu/mẻ và ứng dụng sản phẩm trehalose vào sản phẩm sữa chua tại Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì.

Kết quả của nhiệm vụ cho thấy nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình công nghệ và sản xuất thực nghiệm quy mô 500kg nguyên liệu, sản xuất 50 mẻ, sản xuất được 6003,9 kg đường trehalose. Đặc biệt nhóm nghiên cứu đã phối hợp với Công ty CP Sữa Ba Vì sản xuất được 1000 hộp sữa chua có bổ sung trehalose với hàm lượng trehalose sau lên men đạt 5,0% độ axit đạt 83 – 84,6°T.

Nhóm thực hiện đề tài đã sử dụng kết hợp các công nghệ vi sinh, lên men, thủy phân và chuyển hóa, các phương pháp phân tích hiện đại và cập nhật phương pháp thế giới đang sử dụng, vì vậy kết quả nghiên cứu, các sản phẩm của đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn cao.

Kết luận tại buổi làm việc, đoàn công tác đánh giá, nhóm thực hiện đề tài đã hoàn thành đầy đủ về số lượng và chủng loại sản phẩm đã đăng ký với Bộ Công Thương. Các hồ sơ báo cáo, tài liệu, minh chứng sản phẩm,…được nhóm chuẩn bị tốt. Đoàn công tác đề nghị chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa một số thiếu sót nhỏ, hoàn thiện các báo cáo trước khi tiến hành nghiệm thu cấp quốc gia theo đúng quy định.

H. Anh 

 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nghiên cứu sản xuất sản phẩm thực phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ

Sản phẩm từ đề tài được nghiên cứu sản xuất ở trong nước, công nghệ tiên tiến, phù hợp với trình độ khoa học hiện nay nên khả năng chuyển giao và sản xuất thuận lợi; tạo ra sản phẩm cạnh tranh...

Nhà ở xây chỉ hết 50 triệu đồng, thi công 5 ngày, tính ứng dụng cao

Ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí xây dựng tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.

3 sáng kiến nổi bật của EVN trong năm 2020

Trong năm 2020 vừa qua ngành điện lực có nhiều sáng kiến ứng dụng KH&CN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống và chăm sóc khách hàng.

Nhà khoa học Việt sáng chế gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng

Nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén.

Chip vi lưu xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư phổi

Chip vi lưu không chỉ hứa hẹn trong phát hiện sớm tế bào ung thư biểu mô phổi ở người mà còn có tiềm năng phát hiện nhiều loại bệnh tế bào khác. 

Giám đốc ngồi xe lăn và sáng kiến đầu kéo xe lăn dành cho người khuyết tật

Không may gặp tai nạn giao thông vào năm 29 tuổi, anh Lê Huy Tích đã bị liệt cả hai chân. Việc phải di chuyển bằng xe lăn khiến anh tìm tòi và nảy ra sáng kiến về chiếc đầu kéo dành cho xe lăn.

“Hô biến” tro xỉ của Nhiệt điện Na Dương thành đường giao thông

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hai kỹ sư của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu sử dụng tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương làm mặt đường giao thông nông thôn”.

Sinh viên chế tạo công nghệ tạo vi giọt ứng dụng phân phối thuốc

Hệ thống vi lưu cấu trúc chữ Y tích hợp cảm biến có khả năng tạo vi giọt với kích thước giọt có thể điều khiển theo mong muốn.

Đang cập nhật dữ liệu !