Chip vi lưu xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư phổi

Chip vi lưu không chỉ hứa hẹn trong phát hiện sớm tế bào ung thư biểu mô phổi ở người mà còn có tiềm năng phát hiện nhiều loại bệnh tế bào khác. 

{keywords}
Chip vi lưu xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh ngày càng phổ biến ở cả Việt Nam và thế giới, với hơn 1,5 triệu ca mắc mới mỗi năm, chiếm khoảng 13% tổng số ca chẩn đoán ung thư toàn cầu.

Ở giai đoạn ban đầu, nếu phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp thì tỷ lệ chữa khỏi (tức sống thêm từ 5 năm) có thể lên tới 80-90%, trong khi để bệnh phát triển đến giai đoạn cuối thì tỷ lệ chữa khỏi chỉ còn khoảng 15-25% hoặc thấp hơn, và gánh nặng chi phí điều trị vô cùng lớn.

Trước thực tế trên, GS. TS Chử Đức Trình, trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội đã “muốn phát triển một thiết bị có thể giúp chẩn đoán sớm ung thư”.

Theo GS Chử Đức Trình, càng nhiều người – đặc biệt là ở các bệnh viện tuyến dưới – có thể tiếp cận được với việc sàng lọc và chẩn đoán sớm ung thư, thì những phương pháp xét nghiệm phải càng đơn giản, thuận tiện và ít tốn kém.

Và một loại chip vi lưu (microfluidic) do các nhà khoa học thuộc trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Việt Nam) và Đại học Quốc gia Chung Cheng (Đài Loan) hợp tác phát triển đã bắt đầu từ ước mơ của vị giáo sư già như thế.

PGS. TS. Bùi Thanh Tùng, Khoa Điện tử Viễn thông, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội một trong số các thành viên chế tạo ra thiết bị cho biết, có kích thước tương đương một chiếc USB thông thường, phòng thí nghiệm trên con chip (Lab-on-a-chip) này sử dụng công nghệ vi lưu để bơm một lượng mẫu xét nghiệm nhỏ vào các kênh dẫn tới buồng phản ứng có đường kính 500 micromet (tương đương gấp 5 lần đường kính sợi tóc), chứa các chế phẩm sinh học đặc hiệu để bắt cặp với các tế bào ung thư phổi có trong máu.

Với nguyên lý đo điện dung vi sai giữa các điện cực, cảm biến trở kháng của hệ thống sẽ đo xem trong buồng phản ứng có bao nhiêu liên kết bắt cặp, từ đó xác định được lượng tế bào A549 có trong mẫu xét nghiệm.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tập trung vào một dạng tế bào ung thư phổi là A549. Dựa trên nguyên lý bắt cặp ổ khóa-chìa khóa, họ chế tạo ra các đầu dò sinh học (aptamer) khớp được với tế bào bệnh A549 nhưng không nhận biết nhầm tế bào phổi lành. Kết quả thử nghiệm với các mẫu chuẩn in vitro cho thấy thiết bị có độ đặc hiệu 95% và độ nhạy 500 tế bào/ml. Thời gian xét nghiệm khoảng 10 -12 phút, chưa kể các bước tiền xử lý có thể lên tới 1 giờ.

“Dựa trên nguyên lý hoạt động của con chip cảm biến, chúng tôi hoàn toàn có thể mở rộng phạm vi phát hiện ra các đối tượng ung thư khác, chỉ cần thay đổi các tác nhân sinh học đặc hiệu” – PGS. TS. Bùi Thanh Tùng nói.

Dĩ nhiên, để làm được điều này, các chuyên gia kỹ thuật điện tử và cơ-lý của trường Đại học Công nghệ đã phải hợp tác chặt chẽ với những nhà nghiên cứu chuyên sâu về sinh học tế bào của trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Các hệ thống vi lưu như vậy có nhiều lợi thế: sử dụng ít mẫu và thuốc thử, thời gian xử lý ngắn hơn, độ nhạy cao và có khả năng tự động hóa.

Trong khuôn khổ chương trình Nghị định thư do Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm chế tạo chip sinh học vi cơ điện tử từ các đồng nghiệp ở Đại học Quốc gia Chung Cheng (Đài Loan), cũng như tận dụng được cơ sở vật chất đồng bộ ở đó để thử nghiệm ý tưởng.

Hai bên đã đồng công bố bốn bài báo quốc tế ISI và sáu bài tham luận tại hội thảo quốc tế liên quan đến kỹ thuật điện tử và sinh học. Đồng thời, họ đã đào tạo được 14 nhân lực Việt bao gồm các kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ.

“Dựa trên nguyên lý hoạt động của con chip cảm biến, chúng tôi hoàn toàn có thể mở rộng phạm vi phát hiện ra các đối tượng ung thư khác, chỉ cần thay đổi các tác nhân sinh học đặc hiệu” – PGS. TS. Bùi Thanh Tùng tự tin cho hay. 

Được biết, các nhà khoa học đã làm chủ được quy trình công nghệ để có thể triển khai được trên hệ thống trong nước. Các thiết kế hệ thống Lab-on-a-chip này cũng tận dụng được thế mạnh của Việt Nam trong việc kết hợp công nghệ tính toán với những trang thiết bị không quá đắt tiền để có thể đo được những đối tượng ở kích cỡ rất nhỏ như tế bào [khoảng 15-20 micromet.

 Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nghiên cứu cơ bản bước đầu nhằm chứng minh nguyên lý. Để đi từ phòng thí nghiệm đến thương mại hóa, vẫn cần các nghiên cứu phát triển sâu hơn nhằm tối ưu hóa sản phẩm.

GS.TS. Chử Đức Trình cho biết nhóm nghiên cứu đang tìm kiếm đối tác tài trợ cho pha nghiên cứu tiếp theo. Nhóm nghiên cứu muốn “thử thách bản thân” khi hướng tới phát triển một thiết bị khám sàng lọc tại nhà, thuận tiện như các thiết bị xét nghiệm đường huyết cầm tay hiện nay.

H. Anh 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nghiên cứu sản xuất sản phẩm thực phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ

Sản phẩm từ đề tài được nghiên cứu sản xuất ở trong nước, công nghệ tiên tiến, phù hợp với trình độ khoa học hiện nay nên khả năng chuyển giao và sản xuất thuận lợi; tạo ra sản phẩm cạnh tranh...

Nhà ở xây chỉ hết 50 triệu đồng, thi công 5 ngày, tính ứng dụng cao

Ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí xây dựng tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.

3 sáng kiến nổi bật của EVN trong năm 2020

Trong năm 2020 vừa qua ngành điện lực có nhiều sáng kiến ứng dụng KH&CN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống và chăm sóc khách hàng.

Nhà khoa học Việt sáng chế gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng

Nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén.

Giám đốc ngồi xe lăn và sáng kiến đầu kéo xe lăn dành cho người khuyết tật

Không may gặp tai nạn giao thông vào năm 29 tuổi, anh Lê Huy Tích đã bị liệt cả hai chân. Việc phải di chuyển bằng xe lăn khiến anh tìm tòi và nảy ra sáng kiến về chiếc đầu kéo dành cho xe lăn.

“Hô biến” tro xỉ của Nhiệt điện Na Dương thành đường giao thông

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hai kỹ sư của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu sử dụng tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương làm mặt đường giao thông nông thôn”.

Sinh viên chế tạo công nghệ tạo vi giọt ứng dụng phân phối thuốc

Hệ thống vi lưu cấu trúc chữ Y tích hợp cảm biến có khả năng tạo vi giọt với kích thước giọt có thể điều khiển theo mong muốn.

Giống ngô nếp lai VNUA69 tăng năng suất, thu nhập cao cho bà con

Việc thử nghiệm các giống ngô nếp lai mới, nhằm tìm ra những giống ngô nếp có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt để đưa vào cơ cấu sản xuất là vấn đề cần thiết.

Đang cập nhật dữ liệu !