Plasnosil, sản phẩm đột phá của các nhà khoa học Việt Nam

Ứng dụng plasma trong sản xuất nano bạc (Plasnosil) là thành quả KH&CN mới nhất được chuyển giao thành công. Nhưng ít ai biết đằng sau đó là cả một chặng đường dài khó khăn vất vả của những nhà khoa học tạo ra nó.

Mò mẫm tìm đường đi với plasma

Vật chất có ba dạng như đã biết là rắn, lỏng và khí. Đến khoảng những năm 1920, con người biết được thể thứ tư của nó là dạng plasma. Đây là một hỗn hợp khí ion hóa, trong đó bao gồm các hạt mang điện như electron, ion, và kể cả các hạt trung hòa.

Việc ứng dụng plasma nhìn chung đã được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Đức… Tuy nhiên, tại Việt Nam, ngành học này vẫn còn khá mới mẻ, do đó tính ứng dụng vẫn chưa có.

Khó khăn đó dường như không thể làm nản lòng đôi bạn tiến sĩ Nguyễn Thế Anh và tiến sĩ Đỗ Hoàng Tùng. Gặp lại nhau năm 2011 sau một thời gian xa cách, Tùng kể với Thế Anh về giấc mơ làm plasma ở Việt Nam.

Ý tưởng được nhen nhóm từ đây, năm 2014, hai người bước ra khỏi vùng an toàn của một nhà khoa học để khởi nghiệp với công ty CP Công nghệ Plasma Việt Nam (công ty PLT) cùng bốn cộng sự.

Năm 2015, hai vị tiến sĩ đã ngoài 35 tuổi chế tạo thành công máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt (Gliding arc plasma - GAP), được đặt tên riêng là PlasmaMED. Đây là một trong những chiếc máy phát tia plasma đầu tiên trên thế giới dựa trên nguyên lý này.

{keywords}

TS Đỗ Hoàng Tùng (phải) và TS Nguyễn Thế Anh bên cạnh chiếc máy PlasmaMed do chính hai người chế tạo

Công nghệ PlasmaMED giúp giảm sưng đau, kháng viêm, diệt khuẩn, nhanh lành vết thương sau điều trị. Chiếc máy này đã được cấp bằng sáng chế và được Bộ Y tế chứng nhận lưu hành, và đã mau chóng có mặt ở trên 200 bệnh viện lớn nhỏ, các cơ sở thẩm mỹ viện trên toàn quốc.

Cũng nhờ ấn tượng với chiếc máy này, tại Shark Tank mùa 3, Shark Hưng đã đầu tư 17 tỷ đồng tương đương 20% cổ phần vào công ty của hai tiến sĩ. Từ đây, PlasmaMED tiếp tục chứng minh được tính hiệu quả trong không chỉ thẩm mỹ mà còn trong điều trị vết thương hở nói chung và nhiều loại bệnh da liễu.

Nhưng chưa dừng lại tại đó, công ty PLT cùng với Viện Vật lý đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ thành công từ năm 2019, tiếp tục đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng nano bạc vào các lĩnh vực khác. Trong đó, công ty của hai tiến sĩ đã thành công trong việc sản xuất dung dịch nano bạc Plasnosil số lượng lớn bằng máy sản xuất nano bạc sử dụng công nghệ plasma điện hóa.

Từ plasma đến Plasnosil

Nano bạc gồm các hạt bạc có kích thước nano rất nhỏ có khả năng diệt khuẩn. Khác với các loại nano bạc trên thị trường, nano bạc Plasnosil được chế tạo trực tiếp từ điện cực bạc 99,9% bằng phương pháp plasma điện hoá. Ion Ag+ được giải phóng từ điện cực dưới tác dụng của quá trình ăn mòn điện hoá sẽ được khử ngay bằng plasma tạo các hạt nano bạc.

Nói một cách dễ hiểu, dung dịch nano bạc Plasnosil có tính ứng dụng rộng rãi trong y học, trồng trọt, chăn nuôi nhờ các hạt nano sạch tuyệt đối, chất lượng vượt trội và hiệu quả cao trong sử dụng.

{keywords}

Chia sẻ của TS Đỗ Hoàng Tùng về ứng dụng nano bạc plasma (Plasnosil) tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Chẳng hạn trong nông nghiệp, Plasnosil giúp phòng trừ và tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn, nấm bệnh gây hại cây trồng. Dung dịch bạc nano còn có thể sử dụng để tiêu diệt mầm bệnh trong đất trước khi trồng.

Tương tự trong chăn nuôi và thủy sản, Plasnosil cũng có thể dùng để xử lý ao chuồng, sát khuẩn chuồng trại với tỷ lệ pha loãng theo liều lượng thích hợp.

Đặc biệt, trong lĩnh vực y tế, Plasnosil hiện đang được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm như khẩu trang y tế, nước rửa tay, dung dịch xịt khuẩn, máy khử trùng.

“Trong những năm gần đây, công nghệ plasma được các nước tiên tiến trên thế giới tập trung nguồn lực nghiên cứu và phát triển. Công nghệ plasma được đánh giá có khả năng vượt qua các giới hạn mà công nghệ khác khó đạt được với đích đến cuối cùng là giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả năng lượng, giảm tác động môi trường”, TS Đỗ Hoàng Tùng nhận xét về thành tựu này.

Từ Plasnosil đến PlasmaKare

Và trong vai trò là Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn của Viện Nghiên cứu công nghệ plasma (ARIPT) vừa mới thành lập hồi tháng 05/2020, TS Đỗ Hoàng Tùng tiếp tục nghiên cứu phát triển và chuyển giao thành công phức hệ TSN (Nano bạc Plasma - acid tannic).

Phức hệ này chính là sản phẩm chuyên biệt tạo thành từ dung dịch nano bạc Plasnosil. TSN là sản phẩm tổng hòa của nano bạc plasma và acid tannic với hiệu quả kháng khuẩn, kháng virus đã được chứng minh trên toàn thế giới. Với kinh nghiệm của một người làm sản phẩm plasma thành công, tiến sĩ Đỗ Hoàng Tùng cùng đối tác Innocare Pharma đã tạo ra sản phẩm súc họng miệng PlasmaKare dựa trên phức hệ TSN.

“Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong việc phối hợp giữa đơn vị nghiên cứu về nguyên vật liệu chất lượng cao đối với một đơn vị làm về dược phẩm để đưa ứng dụng của công nghệ plasma vào trong thực tế”, tiến sĩ Tùng nói trong lễ chuyển giao công nghệ độc quyền cho Innocare Pharma.

{keywords}

Buổi lễ công bố và chuyển giao độc quyền chất sát trùng phức hệ SN với sự tham gia của nhiều bác sĩ, dược sĩ và các nhà khoa học

PlasmaKare có khả năng loại bỏ vi khuẩn, virus và vi nấm trên niêm mạc miệng, họng và có hiệu quả vượt trội trên cả vi khuẩn kháng thuốc. Sản phẩm thích hợp sử dụng cho cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, dùng được cho cả điều trị nhiễm trùng lẫn để vệ sinh răng miệng thường ngày. Sản phẩm này được người tiêu dùng hết sức ưa chuộng do giá thành hợp lý so với việc phải mua thuốc ngoại đắt tiền mà hiệu quả gần như tức thì.

Ngoài sản phẩm súc họng miệng, Innocare Pharma còn phát triển một loạt các dòng sản phẩm như xịt rửa tay khô, gel rửa tay khô, xịt da chống muỗi ứng dụng công nghệ đã nhận chuyển giao.

“TSN có tiềm năng rất lớn để đưa vào sản xuất thuốc, thiết bị y tế, mỹ phẩm phục vụ nhiều chuyên khoa như tai mũi họng, da liễu, phụ khoa, làm đẹp… Quan trọng đây là nguồn nguyên liệu mà Việt Nam làm chủ công nghệ, có thể chủ động được trên quy mô lớn mà không lo ngại thiếu hụt nguồn cung, nhất là trong những tình huống khẩn cấp”, bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, chuyên gia Dược học (Phó trưởng khoa Khoa học Sự sống - Trường ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội) đánh giá.

Từ chỗ nghiên cứu đề tài cho đến sản phẩm thực tiễn ra thị trường là cả một chặng đường rất dài, thế nhưng với niềm say mê công nghệ plasma, tin rằng TS Nguyễn Thế Anh và TS Đỗ Hoàng Tùng sẽ còn rất nhiều sản phẩm nữa phục vụ phát triển khoa học, nâng tầm công nghệ của đất nước.

 

Hữu Phương

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !