Nhà khoa học và sản phẩm hỗ trợ người bệnh không thể giao tiếp bằng lời nói

Nếu ai đó chẳng may bị tổn thương chức năng vận động thậm chí không thể giao tiếp bằng lời nói thì  Blife sẽ giúp người bệnh làm việc này…

{keywords}
PGS.TS Lê Thanh Hà và sản phẩm BLife

Máy “đọc”  chuyển động của mắt

Sản phẩm do PGS.TS Lê Thanh Hà cùng các cộng sự, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN sáng chế.  Đây là nhóm nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam chế tạo thiết bị giúp người bệnh bị tổn thương chức năng vận động, có thể giao tiếp bằng cử động của mắt.

Nói về cơ duyên bắt tay nghiên cứu đề tài, PGS.TS Lê Thanh Hà cho biết, nhân dịp đến thăm một đồng nghiệp bị bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), ông và các đồng nghiệp đã rất trăn trở khi chứng kiến người bệnh và người nhà bệnh nhân rất vất vả do không thể giao tiếp như người bình thường.

“Người bệnh bị liệt toàn thân, không thể giao tiếp bằng lời nói. Đây là một trong số các bệnh tổn thương chức năng vận động. Giáo sư thiên văn học nổi tiếng Stephen Hawking cũng đã mắc phải bệnh này.

Chúng tôi đã nghĩ đến giải pháp để giúp thầy giao tiếp được với người thân. Hệ thống này mặc dù không trực tiếp điều trị bệnh, nhưng có thể giúp người bệnh giải tỏa được tâm lý do có thể “nói” được trở lại đồng thời cũng giúp người nhà chăm sóc dễ dàng hơn. Nên, tôi đã đặt tên cho hệ thống này là “My beautiful life – Cuộc sống tươi đẹp”, PGS. TS Lê Thanh Hà cho hay.

Căn cứ vào thực trạng bệnh tật của người đồng nghiệp: chỉ đôi mắt là có thể cử động, biểu cảm được, do đó, PGS. TS Lê Thanh Hà cùng các cộng sự đã tìm hiểu, nghiên cứu, và chế tạo thiết bị giúp người bệnh có thể giao tiếp bằng cử động của mắt.

“Là những nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi luôn mong muốn có thể dùng kiến thức chuyên môn của mình tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng, đặc biệt là có ích cho những người không may rơi vào tình trạng nói trên.

Với BLife, người bệnh chỉ cần dùng chuyển động của mắt để tương tác với thiết bị. Thiết bị có thể giúp người bệnh chuyển tải thông tin tới những người xung quanh bằng chữ hiện trên màn hình hoặc bằng âm thanh tiếng Việt được phát ra loa. Người bệnh cũng có thể thực hiện các tương tác khác như tìm kiếm và duyệt thông tin trên internet, kiểm tra, soạn và gửi email, tham gia tương tác với mạng xã hội, … Với BLife, người bị tổn thương chức năng vận động sẽ vẫn có khả năng giao tiếp và tương tác với mọi người và xã hội”, PGS. TS Lê Thanh Hà nói.

Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mà mắt là kênh giao tiếp còn lại duy nhất của họ thì BLife thực sự có ý nghĩa. Ngoài những người bị tổn thương chức năng vận động, BLife cũng có thể hỗ trợ cho những người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng ở trong tình huống không thể sử dụng cách thức thông thường như dùng chuột hay bàn phím để tương tác với máy tính.

 Hiện, nhóm đã hoàn thiện 2 phiên bản của hệ thống BLife với phần cứng được lắp đặt và tối ưu cho theo các tính năng của phần mềm để giảm tối đa chi phí.

Phiên bản 1 có chức năng cơ bản nhất là hỗ trợ bệnh nhân giao tiếp với người xung quanh. Thông qua việc sử dụng chuyển động của mắt để nhập dữ liệu, hệ thống có thể chuyển đổi thông tin người bệnh đã nhập vào và muốn diễn đạt thành chữ hiện trên màn hình hoặc thành âm thanh trong đó có âm thanh tiếng Việt và phát ra loa.

Phiên bản 2 được bổ sung thêm các chức năng hỗ trợ người bệnh thực hiện các tương tác khác như tìm kiếm và duyệt thông tin trên internet, kiểm tra, soạn, và gửi email, tham gia tương tác với mạng xã hội, …

“Chúng tôi cũng có dự định phát triển Blife với nhiều chức năng hơn nữa để phục vụ người bệnh được tốt hơn. Ví dụ, hệ thống có thể được trang bị chức năng gắn với việc điều khiển các thiết bị như xe lăn hay các thiết bị khác trong môi trường smart home”, PGS. TS  Lê Thanh Hà nói.

Sản phẩm do người Việt, phục vụ người Việt

Trên thế giới, số lượng người mắc các bệnh lý dẫn đến tổn thương chức năng vận động là không nhỏ. Ở các nước phát triển, do điều kiện kinh tế tốt hơn, những đối tượng đặc biệt này cũng đã nhận được sự hỗ trợ và quan tâm nhất định.

PGS. TS  Lê Thanh Hà  cho biết, trên thế giới cũng đã có những hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động được phát triển thành sản phẩm thương mại. Tuy nhiên, giá thành của những sản phẩm này rất cao, từ 15.000 USD tức khoảng 350 triệu đồng.

“Mức chi phí này là quá cao để bệnh nhân ở các nước đang phát triển như Việt Nam có thể có khả năng chi trả. Ngoài ra cũng có một số phần mềm riêng rẽ nhưng rất hạn chế về chức năng tương tác và đòi hỏi người dùng phải có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật máy tính để cài đặt và thiết lập các cấu hình thiết bị chuyên dụng, vì vậy tạo những rào cản lớn cho người sử dụng thông thường”, PGS. TS Lê Thanh Hà thông tin.

Trong khi đó, tại Việt Nam, số lượng người mắc các bệnh lý dẫn đến tổn thương chức năng vận động ở Việt Nam là không nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, chưa có các phương tiện hỗ trợ hoặc thay thế chức năng giao tiếp cho những người bệnh nói trên.

Vì vậy, PGS. TS Lê Thanh Hà cho biết sẽ cố gắng phát triển BLife với mức kinh phí phù hợp nhất để nhiều bệnh nhân của Việt Nam có thể tiếp cận Blife và có được sự hỗ trợ giao tiếp từ Blife.

“Chúng tôi mong muốn mang đến một sản phẩm hỗ trợ giao tiếp dành cho người Việt kém may mắn”, PGS. TS Lê Thanh Hà bày tỏ.

Với tính ưu việt của sản phẩm, đề tài “Hệ thống giao tiếp tiếng Việt dựa trên AI sử dụng tín hiệu mắt và tín hiệu điện não cho người tổn thương chức năng vận động” do PGS.TS. Lê Thanh Hà (khoa Công nghệ thông tin) và các cộng sự đã nhận được tài trợ từ Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (gọi tắt là Quỹ VinIF) năm 2020.

Để được nhận tài trợ, chủ nhiệm dự án phải là nhà khoa học có bằng tiến sĩ, đã có kinh nghiệm và thành tựu; số lượng người nước ngoài tham gia dự án không được vượt quá 30%. Quỹ sẽ tài trợ hằng năm cho các dự án xuất sắc để thúc đẩy các nghiên cứu đi vào ứng dụng thực tế…   

BLife có thể được sử dụng bởi những nhóm bệnh như: Nhóm bệnh do tổn thương thần kinh trung ương (Rối loạn ngôn ngữ vận động do đột quỵ não, đột quỵ nhồi máu vùng thân não, rối loạn ngôn ngữ vận động do tổn thương não sau chấn thương sọ não, u não, viêm não, áp xe não, bệnh Parkinson giai đoạn muộn, …); Nhóm bệnh do tổn thương thần kinh ngoại vi (Tổn thương nhánh vận động thanh quản dây X do phẫu thuật hoặc u, tổn thương dây IX, XII, xơ cột bên teo cơ – đây là bệnh lý tổn thương cả thần kinh trung ương và ngoại vi; đây chính là căn bệnh mà nhà khoa học nổi tiếng Stephen Hawking mắc phải, một đồng nghiệp của chúng tôi cũng bị mắc chứng bệnh ALS này); Nhóm bệnh do tổn thương cơ, xương liên quan đến nói (u thanh quản, sau xạ trị vùng thanh quản hoặc u vùng hầu họng ảnh hưởng đến phát âm, mở khí quản và tổn thương khí quản phổi ảnh hưởng đến nói, Bệnh lý gây cứng hàm, hạn chế vận động hầu họng và lưỡi, …). BLife cũng có thể được sử dụng bởi những người mắc một số bệnh lý đặc biệt khác như chấn thương tủy sống gây liệt, bệnh đa xơ cứng, hội chứng Rett, bệnh loạn dưỡng cơ.

Hải Phong 

Nhà sáng chế với công nghệ sản xuất chất siêu bán dẫn Fulleren giá 150 triệu USD/gam

Học hết lớp 6, nhưng  là chủ nhân của 3 bằng sáng chế độc quyền và hàng chục sáng chế hữu dụng khác - ông chính là nhà sáng chế “chân đất” Trịnh Đình Năng.

Hồi sinh giá trị dược liệu Việt bằng khoa học công nghệ

Ths. Bá Thị Châm - Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt nam đã có công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong bào chế dược liệu qua đó phát triển được nhiều sản phẩm thương mại hóa cao.

 

Tận dụng vỏ trấu làm than sinh học xử lý nước nhiễm xăng dầu

 TS. Lê Thị Nhi Công - Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các cộng sự đã nghiên cứu ra chế phẩm than sinh học tận dụng từ vỏ trấu.

Từ nỗi khổ của người thân đi khám bệnh, bác sĩ trẻ nghiên cứu nền tảng y tế số

Chứng kiến nỗi vất vả của người dân mỗi khi đi khám chữa bệnh, bác sĩ Lê Đức Nguyên – CEO của MED- ON đã quyết định xây dựng cho mình một nền tảng công nghệ y tế cộng đồng.

Nhóm nhà sáng chế trẻ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương nhờ Mũ cách ly di động

“Mũ cách ly di động' của hai học sinh Việt Nam có thể giúp phòng chống đại dịch COVID-19 đã tham gia trình diễn tại Techfest 2020 vừa diễn ra tại Hà Nội từ ngày 26-29/11 tại trường Đại học kinh tế Quốc dân.

Viện Y học bản địa Việt Nam nơi ươm mầm khoa học công nghệ

Đã mấy chục năm qua, nền y học cách mạng Việt Nam đã đi theo hướng “Đông - Tây y kết hợp” đây là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ vào nền dược liệu Việt Nam.

 

Vượt khỏi “vùng an toàn”, nhà khoa học nữ thỏa sức đam mê với thực phẩm sạch

Với những người làm kinh doanh thuần túy, họ sẽ đặt ra mục tiêu phải kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng các nhà khoa học lại khác, suy nghĩ của họ là giải quyết được vấn đề gì cho xã hội, đóng góp giá trị gì cho xã hội.

Chuyện chưa kể về nhà khoa học "giật gấu vá vai" … nghiên cứu máy bay không người lái

Một giảng viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) có lần tự bỏ tiền túi cùng nhóm nghiên cứu khoa học công nghệ tại trường này chế tạo thành công máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái.

“Cha đẻ” chế phẩm xử lý nước nhiễm dầu Biochar: “Ước một ngày có 48h”

Đây là chia sẻ của TS Lê Thị Nhi Công, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ VN về quá trình thực hiện đề tài sử dụng than sinh học (biochar) tạo chế phẩm có khả năng phân hủy dầu.

Nghiên cứu tế bào gốc mô mỡ để điều trị thoái hóa khớp gối cho người Việt

TS.BS. Phan Quốc Hoàn, TS. Nguyễn Văn Long - Khoa Sinh học phân tử (C17) – Bệnh viện TƯQĐ 108 đã có công trình nghiên cứu tế bào gốc mô mỡ điều trị thoái hóa khớp gối.

Đang cập nhật dữ liệu !