ĐH Tôn Đức Thắng: Đột phá phát triển nhờ giáo dục tự chủ

Tự chủ trong giáo dục đại học chính là chiếc chìa khóa đem lại bộ mặt đổi mới sáng tạo trong đào tạo nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng ở Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU).

Là trường đại học công lập thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, ĐH Tôn Đức Thắng được thành lập năm 1997 dưới tên gọi khi đó là trường ĐH Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng.

Trải qua nhiều năm chuyển đổi từ cơ chế dân lập sang bán công rồi công lập, ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu đặt dấu ấn phát triển mạnh mẽ vào năm 2007, trở thành biểu tượng, cánh chim đầu đàn cho tự chủ giáo dục đại học ở nước ta.

{keywords}

ĐH Tôn Đức Thắng đã xây dựng được ngôi trường hiện đại, khang trang chỉ sau vỏn vẹn 23 năm thành lập

Để có bước chuyển mình mạnh mẽ này, ĐH Tôn Đức Thắng đã xây dựng được giá trị cốt lõi với những nguyên tắc học tập luôn được đảm bảo tuân thủ triệt để kể cả đối với sinh viên lẫn giảng viên. Từ đó, trường xây dựng được hệ quản trị hiện đại, văn minh, công bằng và ổn định.

ĐH Tôn Đức Thắng đã được xếp Top 301-400 đại học có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới trong bảng xếp hạng các đại học có ảnh hưởng nhất toàn cầu năm 2020 (THE University Impact Rankings). Trường cũng xếp 701-800 thế giới theo Tổ chức xếp hạng đại học Thượng Hải (ARWU), xếp thứ 960 thế giới về thành tựu học thuật theo URAP, xếp thứ 623 trong top 1.500 đại học tốt nhất thế giới của tổ chức xếp hạng US News.

Mới đây, theo kết quả xếp hạng các đại học châu Á năm 2021 của tổ chức QS (Bảng xếp hạng QS Asia University Rankings 2021), trường tiếp tục xếp thứ 163 trong tổng số 650 đại học tốt nhất châu Á được QS xếp hạng.

Đến nay, ĐH Tôn Đức Thắng có gần 24.000 sinh viên đang theo học ở 17 khoa chuyên môn và có hơn 70 nhóm nghiên cứu.

Đi theo thông lệ quốc tế

Để đạt những thành tựu quan trọng ở thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trong một thời gian rất ngắn, ĐH Tôn Đức Thắng đã áp dụng mô hình nghiên cứu khoa học theo đúng thông lệ quốc tế với những tiêu chí cụ thể và chế độ đãi ngộ tương xứng.

Chẳng hạn, với nghiên cứu cơ bản/hàn lâm kết quả phải là các công trình được công bố trên các tạp chí uy tín thế giới, được liệt kê vào cơ sở dữ liệu ISI (Hoa Kỳ) hoặc Scopus (Hà Lan). Với nghiên cứu công nghệ, kết quả đầu ra phải là các thiết kế sản phẩm mới, sáng chế, ý tưởng phát minh được Cục sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ (USPTO) cấp Bằng sáng chế công nghệ.

Với nghiên cứu ứng dụng, hoạt động nghiên cứu phải hợp tác với các doanh nghiệp để chuyển giao các sản phẩm từ hoạt động nghiên cứu hoặc phải ký hợp đồng thực hiện việc nghiên cứu cho doanh nghiệp bằng kinh phí do doanh nghiệp trả.

Từ tôn chỉ mục đích đó, ĐH Tôn Đức Thắng đến nay đã có 6.492 bài công bố trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus (chiếm 22,5% của cả nước năm 2019), 7 bằng sáng chế Mỹ và hàng chục nghiên cứu được chuyển giao cho các đơn vị doanh nghiệp.

Trong đó, đáng chú ý là nhà thông minh chống lũ từng giành giải Nhất Olympia sinh viên. Tiếp đó, nhóm nghiên cứu đã sáng chế thành công Module hậu cần nổi nâng cao chất lượng đời sống của các chiến sĩ quần đảo Trường Sa.

{keywords}

Theo quy chế hoạt động của trường, các đơn vị chuyên môn khi đề xuất đầu tư phải đảm bảo công suất hoạt động phòng lab đạt tối thiểu 66% đến 75% trong năm, nhờ đó gắn trách nhiệm với tự chủ

Nhưng nổi bật nhất phải kể đến bộ ba sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ là thiết bị nâng bệnh nhân, giường y tế và thiết bị hỗ trợ nâng chuyển bệnh nhân giữa giường bệnh và bồn tắm. Đến nay, ĐH Tôn Đức Thắng đã được cấp thêm bốn bằng sáng chế Hoa Kỳ nữa là các sản phẩm robot hỗ trợ người tàn tật di chuyển lên xuống xe lăn, công nghệ đất ngập nước trên mái (wetland roof) xử lý nước thải đô thị, hệ thống điều hòa không khí thông minh và hệ thống điều chỉnh giường của bệnh nhân.

 Để làm được điều này, ĐH Tôn Đức Thắng đã xây dựng một cách bài bản các nguồn lực từ con người đến quỹ phát triển khoa học & công nghệ, hợp tác quốc tế, tổ chức tài trợ nghiên cứu đến xây dựng 13 trung tâm với các chức năng từ dịch vụ, tư vấn, quản lý, đào tạo đến nghiên cứu, ứng dụng. Trường đã thành lập một quỹ phát triển khoa học công nghệ riêng mang tên FOSTECT.

Trong nước, ĐH Tôn Đức Thắng cũng ký kết hợp tác với các tỉnh Gia Lai, Bình Thuận giai đoạn 2015-2020 về hợp tác toàn diện. Đến giữa năm nay, trường tiếp tục ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2020-2025 với hai tỉnh này.

Nhiều công trình tiêu biểu

 Công trình nổi bật nhất ở ‘lò đào tạo’ ĐH Tôn Đức Thắng thời gian gần đây phải kể đến TS. Nguyễn Hoàng Chinh, giảng viên khoa Khoa học ứng dụng vừa được tôn vinh là một trong 10 gương mặt thanh niên tiêu biểu năm 2020.

 Bởi hướng đi học thuật và thiên về nghiên cứu hàn lâm, gia tài lớn nhất của vị Tiến sĩ 30 tuổi này chính là 37 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí quốc tế. Hiện anh đang tham gia vào hai nhóm nghiên cứu trọng điểm của Khoa là “Nhóm nghiên cứu tính toán và thiết kế Hóa - Sinh nano” và “Sản phẩm tự nhiên và hóa sinh công nghiệp”.

 Gần đây, TS. Phạm Thanh Phong, Giáo sư dự bị và Viện trưởng Viện Tiên tiến Khoa học Vật liệu của trường còn được mời tham gia ban biên tập của một tạp chí quốc tế ISI. TS. Phạm Thanh Phong đã công bố 47 công trình ISI trên các tạp chí uy tín; trong đó có hơn 20 công trình với vai trò là tác giả chính. Tổng số trích dẫn của TS. Phạm Thanh Phong là 788 theo Web of Science.

 Ngoài sản phẩm khoa học, ĐH Tôn Đức Thắng đã chuyển giao thành công nhiều công nghệ, giải pháp hữu ích như quy trình nuôi cấy mô thực vật, quy trình sản xuất tỏi đen, kỹ thuật trồng các loại nấm, kỹ thuật trồng cây thủy canh, gạch thân thiện tạo tường xanh… Ngoài ra, trường đã tổ chức nhiều buổi tư vấn, đào tạo, lớp học ngắn hạn theo hướng chuyển giao phương pháp, kết quả nghiên cứu cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt được những hiệu quả hết sức tích cực.

{keywords}

Mùa dịch, các nhà khoa học của trường đã chế tạo thành công robot khử khuẩn và bàn giao cho trung tâm chống dịch của TP.HCM

Trong mùa dịch, nhóm nghiên cứu khoa học công nghệ Robotics của ĐH Tôn Đức Thắng đã chế tạo thành công robot khử khuẩn gồm loại hoạt động chịu nước và không chịu nước. Robot này có thể điều khiển từ xa ở khoảng cách 2.000m, độ rộng khi phun là 1m và độ cao là 2m, thời gian làm việc liên tục 6 tiếng với chi phí sản xuất chỉ từ 2-3 triệu đồng. Sản phẩm đã được một công ty của Úc đặt hàng.

 Trên thực tế, robot khử khuẩn của ĐH Tôn Đức Thắng đã sớm được điều động vào làm việc ở Trung tâm cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19 tại Ký túc xá Đại học quốc gia TP.HCM hồi tháng 4 năm nay. Sau khi dịch qua đi, TS. Dương Thị Thùy Vân đại diện nhóm nghiên cứu cho biết sẽ còn cải tiến robot để sử dụng cho các công việc và công năng khác như cứu hộ, cứu nạn… trong những môi trường hiểm trở, độc hại.

 Một sản phẩm nữa cũng có triển vọng ứng dụng rộng rãi trong thời gian tới khi được cải tiến phù hợp đó là “Hệ thống điều khiển giám sát pin mặt trời” của sinh viên Ngô Minh Hòa thuộc Khoa Điện - điện tử của trường. Và “Giám sát và xử lý thông tin trong hệ thống giao thông thông minh” của sinh viên Trần Văn Tiến và Đồng Hữu Tiến cũng thuộc Khoa Điện - điện tử. Đây là những sáng chế rất hữu ích trong bối cảnh điện mặt trời mái nhà và giao thông thông minh bùng nổ ở Việt Nam hiện nay.

 Cùng với nhiều công trình nghiên cứu đang được thực hiện, ĐH Tôn Đức Thắng đã cho thấy sự hiệu quả của mô hình giáo dục tự chủ, tiếp tục khẳng định vị thế của một ngôi trường được xây dựng dựa trên triết lý và sứ mệnh đúng đắn, trong đó lấy khoa học công nghệ là trung tâm của sự đổi mới sáng tạo và hơn thế nữa.

Hữu Phương

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !