ĐH Quốc gia TP.HCM: Anh cả đại học về chuyển giao công nghệ

Theo xếp hạng mới nhất, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là đại học đứng số 1 Việt Nam về thu nhập từ chuyển giao công nghệ và đứng thứ 658 toàn cầu.

Được thành lập năm 1995 trên quy mô 643,7 hecta theo mô hình đô thị đại học hiện đại, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là một trong những cơ sở giáo dục lớn nhất Việt Nam với 27 đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trực thuộc cùng 8 trường thành viên.

Đến nay, ĐHQG-HCM có hơn 69.000 sinh viên đại học chính quy, cùng đội ngũ học giả với hơn 400 giáo sư, phó giáo sư và hơn 1.300 tiến sĩ. Trường có các chương trình đào tạo đa dạng, thuộc nhiều nhóm ngành nghề khác nhau trong đó có 125 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 89 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.

{keywords}
Sinh viên Trường ĐH Công nghệ Thông tin ĐHQG-HCM tốt nghiệp

Gắn kết và phục vụ cộng đồng là một trong những giá trị cốt lõi mà ĐHQG-HCM xây dựng. Hàng năm, doanh thu chuyển giao công nghệ, phục vụ cộng đồng của ĐHQG-HCM đều đạt trên 150 tỷ đồng. Cùng mạng lưới đối tác học thuật quốc tế là các tổ chức giáo dục hàng đầu từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Úc, ĐHQG-HCM đã chủ động cập nhật các xu hướng giáo dục tiến bộ nhất trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhằm nâng cao vị thế và uy tín trong cộng đồng học thuật quốc tế.

 Đứng Top ở nhiều bảng xếp hạng uy tín 

Sau hai hơn thập kỷ đầu tư toàn diện có chiều sâu, ĐHQG-HCM đã dần khẳng định vị thế anh cả đại học của Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2019, trường lần đầu tiên đứng trong Top 1000+ bảng xếp hạng THE 2020, duy trì vị trí Top 701-750 ở bảng xếp hạng QS World 2020, Top 301-500 bảng xếp hạng QS GER 2020, đứng thứ 143 ở bảng xếp hạng QS Asia 2020.

 Kết quả này là nhờ ĐHQG-HCM đã cải tiến phương pháp giảng dạy với 53 chương trình đạt chuẩn AUN-QA, 4 chương trình đạt chuẩn ABET, và 9 chương trình đạt chuẩn ICT, FIBAA, ACBSP, qua đó tiếp tục dẫn đầu cả nước về số lượng chương trình đạt chuẩn quốc tế (chiếm gần 50% của cả nước).

 Đến năm 2020, ĐHQG-HCM tiếp tục được vinh danh ở bảng xếp hạng THE-WUR 2021, là một trong ba đại học của Việt Nam góp mặt. Trong đó, Thu nhập từ chuyển giao công nghệ của ĐHQG-HCM đạt kết quả tốt nhất (hạng 658 toàn cầu), tiếp đến là Triển vọng quốc tế (hạng 838).

 Đặc biệt, tháng 6/2020, ĐHQG-HCM đồng thời xuất hiện trên hai bảng xếp hạng QS Top 50 Under 50 2021, thuộc Top 101-150 đại học hàng đầu thế giới được thành lập trong vòng dưới 50 năm và Young University Rankings 2020 (THE) thuộc top 351-400 đại học trẻ tốt nhất thế giới.

 Tự chủ đại học, đổi mới sáng tạo

 Nhờ tự chủ hoạt động, đa dạng hóa nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ĐHQG-HCM đã thể hiện vai trò đi đầu, là một trung tâm chuyển giao công nghệ lớn ở khu vực phía Nam.

Năm 2019, ĐHQG-HCM đã có 4.746 công bố khoa học, đạt doanh thu 250 tỷ đồng từ chuyển giao công nghệ. Tính đến tháng 05/2020, ĐHQG-HCM đăng ký 458 đơn bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó có 180 đơn đã được cấp bằng độc quyền/giấy chứng nhận (hơn 30% là sáng chế, giải pháp hữu ích). Theo số liệu từ Thư viện số về bằng sáng chế của Việt Nam, ĐHQG-HCM là một trong hai đơn vị dẫn đầu về số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích trong các trường đại học, viện nghiên cứu.

{keywords}

ĐHQG-HCM luôn tìm tòi đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ

Kết quả này có được là nhờ ĐHQG-HCM đã triển khai được hơn 40 nhóm nghiên cứu mạnh, từ đó chuyển giao cho 12 trung tâm. Nhờ đó, các kết quả nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, sinh viên trường mau chóng đến được với cộng đồng.

 Trong đó, có hai loại hình chuyển giao công nghệ là chuyển giao về địa phương và loại thứ hai là dựa vào chương trình hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp.

Những sáng chế tiêu biểu

 Ở mùa dịch Covid-19, ĐHQG-HCM đã mau chóng bắt tay vào hoàn thiện các giải pháp hữu ích như chế tạo thành công hệ thống máy sản xuất khẩu trang y tế dựa trên kết quả nghiên cứu năm 2018 bằng công nghệ hàn siêu âm ứng dụng hàn vải không dệt và các chi tiết nhựa dẻo. Nói cách khác, nghiên cứu của trường có tính ứng dụng cực cao và sẵn sàng ngay khi thời điểm thích hợp cần dùng đến.

 Đồng thời, ĐHQG-HCM cũng tự pha chế các loại gel rửa tay và xịt sát khuẩn phòng chống virus corona dành cho cán bộ và sinh viên của trường, đồng thời tặng miễn phí hơn 10.000 chai dung dịch sát khuẩn cho cộng đồng. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn chuyển giao công thức pha chế và tài trợ nguồn nano bạc cho các đơn vị có mong muốn sản xuất dung dịch sát khuẩn để phục vụ xã hội.

 Để các sản phẩm tới gần hơn với cộng đồng, ĐHQG-HCM thường xuyên tổ chức các buổi hội chợ, triển lãm giới thiệu các gian hàng, sản phẩm ứng dụng thực tế từ kết quả nghiên cứu. Các sản phẩm của trường có tính đa dạng cao và được đánh giá rất tốt như sản phẩm keo sinh học nano bạc (ĐH Quốc tế), tế bào gốc dùng trong thẩm mỹ và y tế (ĐH Khoa học tự nhiên), máy bay không người lái phục vụ nông nghiệp (ĐH Bách khoa)...

 Trong đó, nông nghiệp thông minh với các sản phẩm của ĐHQG-HCM đem lại những kết quả hết sức tích cực cho bà con. Có thể kể đến máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu, gieo hạt trồng rừng, bón phân. Drone có thể chở tối đa 15 kg thuốc, tốc độ phun khoảng 0,5-1 ha trong 10 phút.

 “Bằng đầu phun nhỏ, thuốc trừ sâu được tán ra thành những hạt nhỏ. Nhóm nghiên cứu ước tính 10 kg dung dịch thuốc đặc có thể phun cho 1 ha với hiệu suất thời gian gấp 50 lần bằng tay, và từ 2-5 lần sử dụng máy kéo. Độ cao phun so với cây trồng được lập trình hoặc điều khiển”, PGS. TS Vũ Ngọc Ánh, cha đẻ sản phẩm cho biết.

{keywords}

Giới thiệu sản phẩm máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái tại một buổi hội thảo do ĐHQG-HCM tổ chức nhằm quảng bá sản phẩm đến tổ chức, doanh nghiệp

Máy bay có khả năng phun thuốc ở vùng cao tới 1.000 mét so với mực nước biển. Với tầm giá 150-300 triệu đồng/máy, sản phẩm phù hợp với quy mô nông trại lớn hoặc dịch vụ cung ứng cho mỗi vùng nông nghiệp.

Còn với tình trạng xâm ngập mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một sáng chế hữu ích đã bắt đầu phát huy hiệu quả đó là hệ thống quan trắc và cảnh báo xâm nhập mặn tự động của Viện Công nghệ Nano thuộc ĐHQG-HCM.

Hệ thống làm việc 24/7, cập nhật thông tin liên tục và đặc biệt có khả năng kết nối không dây đến các thiết bị ngoại vi như điện thoại di động, máy tính để cảnh báo độ mặn khi vượt ngưỡng. Với giá thành khoảng 20 triệu đồng, nặng 30kg, dễ tháo rời, trạm quan trắc có thể biến đổi trở thành một trạm phát sáng công cộng.

Cuối cùng là giải pháp tổng thể ứng dụng IoT cho nông nghiệp mang tên MimosaTEK của Khu Công nghệ phần mềm thuộc ĐHQG-HCM. MimosaTEK cung cấp ba hệ thống giải pháp gồm tưới nước, phân bón và nhà kính được đo lường chính xác, cung cấp thông số thời gian thực để người nông dân biết phải làm gì một cách hợp lý để đảm bảo sản lượng và chất lượng nông sản đầu ra.

Với chủ đề của năm 2020 là Tiên phong - Dẫn dắt - Nâng tầm quốc tế, ĐHQG-HCM tiếp tục xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong đó tiếp tục xây dựng những mục tiêu đột phá về nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển khu đô thị đại học, tích cực hợp tác phát triển và hội nhập để biến ĐHQG-HCM thành nơi hội tụ của khoa học, công nghệ, văn hóa và tri thức Việt.

Hữu Phương

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !