“Cha đẻ” lý thuyết học máy đến Việt Nam

Theo lời mời của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBDI) thuộc Tập đoàn Vingroup, giáo sư Leslie Valiant – người khai sinh ra lý thuyết học máy sẽ đến Việt Nam và có bài giảng mang tên “Lý thuyết học máy cần thêm gì nữa?”.

Ngày 13/1/2020, GS. Leslie Valiant - thành viên của Hiệp hội Hoàng gia (London) và Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Mỹ) – sẽ tới Việt Nam. Đây được xem là sự kiện “mở hàng” hoành tráng cho khoa học Việt Nam nói chung và lĩnh vực nghiên cứu đỉnh cao trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng. 

Vị giáo sư lừng danh, chủ nhân giải thưởng Turing (A. M. Turing Award – tương tự Nobel trong lĩnh vực Khoa học máy tính), sẽ có một bài giảng với nhan đề “Lý thuyết học máy cần thêm gì nữa?” (What Needs to be Added to Machine Learning?). 

Sinh năm 1949 tại Hungary, GS. Leslie Valiant được coi là một trong những người khai sinh ra lý thuyết học máy, trở thành nền tảng của các ứng dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo hiện nay. Hiện giảng dạy tại Đại học Harvard (Mỹ), GS. Leslie Valiant đã có 40 năm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lý thuyết đo độ phức tạp của thuật toán, học máy và tính toán song song. Ông cũng là tác giả của 2 cuốn sách “Circuits of the Mind” (Mạch tư duy), và “Probably Approximately Correct” (Đúng xấp xỉ với xác suất cao) được xem là cẩm nang của giới nghiên cứu khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo toàn cầu.

Trong sự nghiệp của mình, GS. Leslie Valiant từng nhận nhiều giải thưởng danh giá như: Giải thưởng Nevanlinna tại Đại hội các nhà Toán học quốc tế năm 1986, Giải thưởng Knuth năm 1997, Giải thưởng EATCS về Khoa học máy tính lý thuyết châu Âu năm 2008. Đặc biệt, năm 2011, ông vinh dự nhận giải thưởng mà giới nghiên khoa học máy tính đều hướng tới: giải Turing do Hiệp hội khoa học máy tính Mỹ (ACM) trao tặng.

Theo ông Alain Chesnais, Chủ tịch Hiệp hội, những thành tựu của GS. Leslie Valiant đã cung cấp cơ sở lý thuyết cho sự tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo và đưa đến những thành tựu phi thường trong lĩnh vực học máy. 

“Những hiểu biết sâu sắc của ông về khoa học máy tính, toán học và lý thuyết nhận thức đã được kết hợp với các kỹ thuật khác để xây dựng các hình thức học máy và giao tiếp hiện đại, như hệ thống máy tính Watson của IBM”, Chủ tịch ACM nói. Chiếc máy tính Watson do IBM sản xuất dựa trên nghiên cứu của Leslie Valiant đã “đánh bại” hai nhà vô địch chương trình đố vui trên truyền hình mang tên Jeopardy của Mỹ hồi năm 2011.  

Được biết, số lượng nhà khoa học đỉnh cao đến làm việc tại Việt Nam hiện rất ít ỏi, các giáo sư đoạt giải Nobel hoặc tương đương đến Việt Nam công tác càng hiếm. Vì vậy, chuyến thăm và làm việc của GS. Leslie Valiant được coi là một sự kiện đặc biệt có ý nghĩa với cộng đồng nghiên cứu lĩnh vực học máy, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn Việt Nam trong những ngày đầu năm 2020. Sự kiện cũng đã khẳng định vai trò dẫn dắt, kết nối của Viện VinBDI nói riêng và Vingroup nói chung trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về Việt Nam.

Theo các nhà khoa học trong nước, sự kiện đặc biệt này và việc Vingroup cùng nhiều doanh nghiệp lớn định hướng đầu tư mạnh mẽ cho các nghiên cứu đỉnh cao là dấu hiệu cho thấy, Việt Nam đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, lấy khoa học công nghệ làm yếu tố cạnh tranh. 

“Vingroup không chỉ đầu tư phát triển mạnh về công nghệ - công nghiệp – dịch vụ mà còn đầu tư và hỗ trợ sự phát triển của khoa học, công nghệ và đóng góp cho sự phát triển xã hội bền vững”, PGS.TS. Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhận xét. 

Box: Sáng 13/01/2020, dưới sự tài trợ và tổ chức của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn (VINBDI), giáo sư Leslie Valiant sẽ tham gia hội thảo về khoa học máy tính, học máy, trí tuệ nhân tạo.

Theo chương trình, sau bài giảng “Lý thuyết học máy cần thêm gì nữa?” GS. Leslie Valiant sẽ tham gia một tọa đàm mở, dẫn dắt bởi GS. Vũ Hà Văn (Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn - VinBDI), với sự đồng tham gia của GS. Dương Nguyên Vũ (Giám đốc Viện Nghiên cứu quản lý không lưu của Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) và TS. Bùi Hải Hưng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu VinAI). Tọa đàm sẽ thảo luận về các nghiên cứu đột phá thuộc lĩnh vực khoa học máy tính, học máy, trí tuệ nhân tạo và tác động, triển vọng ứng dụng của chúng tại các nước như Việt Nam.  Chương trình được tổ chức tại trung tâm hội nghị Almaz, Hà Nội. Đăng ký tham gia tại: http://vinbdi.org/talks/leslie_valiant/. Email: info@vinif.org

PV

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !