Lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được omega tổng hợp có chứa omega 6

Điểm nổi bật của đề tài là có khả năng ứng dụng cao, đã nghiên cứu bổ sung thành công thành phần omega 3 vào trong sản phẩm thử nghiệm với tỷ lệ tinh khiết cao trên 80%.

{keywords}
Lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được omega tổng hợp có chứa omega 6 


Bộ Công Thương đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất omega 6, 7, 9 từ vi khuẩn tía quang hợp ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.”

Đề tài do TS. Hoàng Thị Yến - Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) làm chủ nhiệm, nằm trong Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.

Tại buổi nghiệm thu, TS. Hoàng Thị Yến đã trình bày tóm tắt các kết quả nhóm nghiên cứu đạt được. Cụ thể, nhóm đã phân lập được 155 chủng vi khuẩn tía quang hợp (VKTQH), sàng lọc được 2 chủng có khả năng sinh trưởng mạnh, tích lũy lipid cao và có khả năng tổng hợp omega 6,7 và 9; tiến hành nghiên cứu sản xuất sinh khối VKTQH làm nguyên liệu tách chiết dầu.

Từ đó, xây dựng thành công quy trình sản xuất và làm sạch hỗn hợp dầu omega 6,7,9 từ sinh khối khô VKTQH; đánh giá lại chất lượng dầu omega 6, 7, 9 tách chiết được sau quá trình bảo quản và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dầu sinh học giàu omega 6, 7, 9 tách chiết từ sinh khối khô VKTQH.

Không dừng ở đó, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giàu axit béo không no omega 3, 6, 7, 9; đã sản xuất và thu nhận 20.000 viên nang mềm từ 5kg dầu nguyên liệu, mỗi viên có khối lượng 500mg, chứa 250mg dịch omega 3, 6, 7, 9 có độ tinh khiết 80% và đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của viên nang mềm thực phẩm bảo vệ sức khỏe LIVES omega 3, 6, 7, 9. Sản phẩm đã được Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 8454/2020/ĐKSP ngày 3/9/2020. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy viên nang TPCN có khả năng làm giảm các nồng độ lipid máu thông qua các chỉ số cholesterol, triglyceride, LDL-C và làm tăng HDL-C, có tiềm năng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Theo TS. Hoàng Thị Yến, con người và động vật hầu như không tự tổng hợp được omega 6, 7, 9, mà chủ yếu được cung cấp từ thức ăn. Mặc dù omega 6, 9 có nhiều trong các loại dầu động, thực vật nhưng omega 7 lại rất khan hiếm trong thực vật và cả động vật. Chính vì vậy, việc sử dụng sinh khối vi khuẩn tía quang hợp để tách chiết dầu sinh học giàu axit béo không bão hòa một nối và đa nối đôi (omega 6, 7, 9) sử dụng cho sản xuất thực phẩm chức năng là một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới ở Việt Nam và mới chỉ được đề cập đến trong vài năm trở lại đây. Có thể nói, những kết quả đạt được của nhóm nghiên cứu đề tài rất đáng ghi nhận, đạt được mục tiêu ứng dụng công nghệ lên men để sản xuất sinh khối vi khuẩn tía quang hợp và công nghệ enzyme để sản xuất các axit béo không no (omega 6, 7, 9) sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm từ nguồn nguyên liệu trong nước.

Qua trình bày của đại diện nhóm nghiên cứu và xem xét các báo cáo tổng kết và tóm tắt, các thành viên Hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài, đề tài đã thực hiện tốt các nội dung và báo cáo tổng kết chi tiết, số lượng, khối lượng và chủng loại sản phẩm của đề tài đạt và vượt so với Hợp đồng đã ký với Bộ Công Thương.

Đề tài có khả năng ứng dụng cao, tiềm năng thương mại rất tốt. Điểm nổi bật của đề tài là đã nghiên cứu bổ sung thành công thành phần omega 3 vào trong sản phẩm thử nghiệm với tỷ lệ tinh khiết cao trên 80%.

Đây là điều ít có trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh tốt nếu sản phẩm được thương mại hoá. Vì vậy Tổ giúp việc của Ban điều hành Đề án đề nghị Viện và chủ nhiệm đề tài nên chú ý đầu tư bao bì nhãn mác và liên kết với doanh nghiệp để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

Phát biểu kết luận buổi nghiệm thu, Chủ tịch Hội đồng nhất trí với các nhận xét, đánh giá, phản biện của thành viên Hội đồng; đồng thời, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và tâm huyết của nhóm nghiên cứu, thực hiện đề tài. Kết quả nghiên cứu thực hiện công phu, bám sát với mục tiêu và yêu cầu đề ra. Các sản phẩm của đề tài đáp ứng được yêu cầu về mặt khoa học và thực tiễn.

Chất lượng các sản phẩm đáp ứng yêu cầu theo Hợp đồng với Bộ Công Thương. Chủ tịch Hội đồng đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý, nhận xét của các thành viên Hội đồng để hoàn thiện và nhanh chóng đưa kết quả nghiên cứu áp dụng trong thực tiễn.

Hải Phong 

Công nghệ 4.0 hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thay vì tất bật với công việc tưới tiêu, chăm sóc nông trại rau sạch của mình thì ngược lại anh Nguyễn Đức Huy lại rủng rỉnh thời gian để làm nhiều việc khác nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

 

 

Lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng nhẹ trong năm 2020

​Ngày 24/12/2020 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Đưa ứng dụng công nghệ gen vào Việt Nam và tiềm năng phát triển

Từ một ý tưởng muốn đưa công nghệ gen vào phát triển ở Việt Nam một số người có hiểu biết về công nghệ gen và di truyền đã cùng nhau thành lập ra Gentis để phát triển ứng dụng công nghệ gen tại Việt Nam.

Viện Công nghệ sinh học: Chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

Từ khi thành lập đến nay, Viện Công nghệ sinh học đã có nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao thành công công nghệ ở nhiều lĩnh vực trọng điểm về gen, tế bào, nano, y - sinh.

ĐH Bách Khoa Hà Nội: Cái nôi của sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo

Bằng chiến lược và quyết sách đúng đắn, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

ĐH Quốc gia TP.HCM: Anh cả đại học về chuyển giao công nghệ

Theo xếp hạng mới nhất, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là đại học đứng số 1 Việt Nam về thu nhập từ chuyển giao công nghệ và đứng thứ 658 toàn cầu.

Công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh lý dạ dày của các nhà khoa học Việt

Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam liên kết với Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ hướng đích trên hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng trong điều trị bệnh lý dạ dày.

 

Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học song phương Việt Nam và Thụy Sĩ

Trong đợt hợp tác đầu tiên, sẽ có 10 dự án nghiên cứu khoa học được lựa chọn với mức hỗ trợ lên tới 6,5 tỷ đồng cho mỗi đề tài và không giới hạn lĩnh vực.

Quỹ Newton Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế cho các nhà khoa học

Chương trình LIF Việt Nam năm 2020-2021 đã bắt đầu lựa chọn những ứng viên tiềm năng tham dự đào tạo trực tiếp tại Vương Quốc Anh

Đang cập nhật dữ liệu !