Học viện Nông nghiệp Việt Nam: nơi ươm mầm những kết quả ứng dụng công nghệ nano trong trồng trọt

 Trong những năm gần đây, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang quan tâm thực hiện nhiều nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, công nghệ thực phẩm và môi trường.

{keywords}
Kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng trừ bệnh thối nâu trên nhãn của dung dịch nano bạc theo dõi sau 48h lây nhiễm

Trong lĩnh vực trồng trọt, hai hướng nghiên cứu được quan tâm nhiều nhất là ứng dụng công nghệ nano trong việc nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và phòng trị bệnh cho cây trồng. Bài viết này xin được giới thiệu một số kết quả ứng dụng công nghệ nano trong lĩnh vực trồng trọt ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ nano trong việc nâng cao năng suất, chất lượng nông sản

Theo báo cáo của Học viện NNVN, trong thời gian qua, nhà trường đã nghiên cứu xử lý AgNPs và CuNPs trên rau xà lách và cải bó xôi trồng thủy canh. 

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi xử lý AgNPs ở nồng độ 8 ppm làm tăng khả năng nảy mầm của hạt xà lách (90%) và cải bó xôi (91,67%). Trong khi đó, xử lý CuNPs ở nồng độ 0,4-0,8ppm tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt xà lách (từ 85%-88,3%) nhưng giảm tỷ lệ nảy mầm của cải bó xôi (ở nồng độ 0,8 ppm, tỷ lệ nảy mầm đạt 53,33%). Việc xử lý hạt AgNPs, CuNPs không gây ảnh hưởng đáng kể đến chiều dài chồi của xà lách và cải bó xôi.

Đối với cây trồng thủy canh, nồng độ nano càng cao thì càng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của xà lách và cải bó xôi. Tuy nhiên khi xử lý ở nồng độ thích hợp, năng suất của xà lách và cải bó xôi tăng lên, cụ thể:

Đối với xà lách, khi xử lý CuNPs ở nồng độ 0,4ppm và xử lý AgNPs nồng độ 4 ppm, các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây cuối cùng, số lá cuối cùng, diện tích lá, khối lượng cây TB, năng suất của xà lách tăng 11,9-13% so với đối chứng.

Đối với cải bó xôi, bổ sung CuNPs ở nồng độ 0,4ppm và AgNPs là 2ppm, các chỉ tiêu sinh trường và phát triển tăng, cải thiện được năng suất từ 16-24% so với đối chứng.

Các chỉ tiêu chất lượng như hàm lượng vitamin C, hàm lượng protein, hàm lượng chất xơ của rau xà lách và cải bó xôi đều tăng khi bổ sung thêm nano. Rau xử lý bằng CuNPs, AgNPs có hàm lượng nitrat thấp hơn rất nhiều so với mức quy định chung của Bộ NN&PTNT, đạt yêu cầu về chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng Cu và Ag.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã bắt tay thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của nano bạc đến sinh trưởng, phát triển và năng suất củ siêu nguyên chủng (Mini tuber) khoai tây trong nhà cách ly. 

Nghiên cứu này được tiến hành tại khu thí nghiệm của Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên hai giống khoai tây Atlantic và Bliss với nồng độ nano bạc khác nhau (0,0; 2,0; 4,0; 6,0; 8,0; 10,0ppm).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nano bạc đã thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống khoai tây thí nghiệm. Xử lý nano bạc ở nồng độ 8,0ppm cho kết quả tốt nhất ở tất cả các chỉ tiêu theo dõi. Khối lượng trung bình củ đạt 25,6g (Atlantic) và 20,4g (Bliss). Năng suất thực thu đạt 1587,2 g/m2 (giống Atlantic) và 2040,0 g/m2 (giống Bliss). Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng trong sản xuất khoai tây giống ở Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ nano trong phòng trị bệnh cây trồng

Trong đó, nghiên cứu điều chế dung dịch nano TiO2 phòng trừ Tobacco Mosaic Virus (TMV). Kết quả nghiên cứu đã điều chế thành công nano TiO2 với kích thước hạt nano dao động trong khoảng 15 đến 50nm. Kết quả thử nghiệm trên cây thuốc lá cho thấy, dung dịch nano TiO2 được điều chế có khả năng ức chế sự phát triển và biểu hiện triệu chứng bệnh của virus TMV.

Trong nghiên cứu này, cao dịch chiết từ lá cây trầu không và chế phẩm nano bạc đã được sử dụng để ức chế đối với 02 chủng  vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae gây bệnh bạc lá lúa.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ nano bạc thấp nhất có khả năng ức chế in vitro 02 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae là 6,25ppm. Khi sử dụng phối hợp cao dịch chiết lá trầu không với nano bạc ở nồng độ 3,125ppm làm tăng khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết.

Nồng độ nhỏ nhất của cao dịch chiết lá trầu không sử dụng dung môi ethanol 96% khi bổ sung vào lỗ thạch vẫn quan sát thấy vòng vô khuẩn đối với cả 02 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae là 1,5625 mg/ml. Khi sử dụng cao dịch chiết kết hợp với nano bạc (3,125ppm), nồng độ cao dịch chiết nhỏ nhất vẫn có tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro là 2-8×100mg/ml. Sử dụng riêng lẻ hay phối hợp dung dịch nano bạc và  cao dịch chiết đều làm giảm khả năng gây bệnh bạc lá trong điều kiện thí nghiệm in vivo. Chiều dài vết bệnh có giảm đi rõ rệt dao động từ 7,55cm đến 13,67cm, tức là giảm đi chỉ còn 35,85% đến 64,91% so với đối chứng.

Ngoài các nghiên cứu trên, các nhà khoa học Học viện NNVN còn nghiên cứu thử nghiệm việc sử dụng nano bạc trong phòng trừ bệnh thối nâu do vi khuẩn gluconobacter frateurii gây ra trên quả nhãn

Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn Gluconobacter frateurii và khả năng phòng trừ bệnh thối nâu trên quả nhãn của chế phẩm nano bạc.

Kết quả đã xác định được: Nồng độ nano bạc 10ppm (với thời gian tiếp xúc 45 phút) và 7,5ppm (với thời gian tiếp xúc 60 phút và 75 phút) cho hiệu quả ức chế vi khuẩn Gluconobacter frateurii đạt 100%; nồng độ nano bạc 20ppm cho hiệu quả phòng trừ bệnh thối nâu trên quả nhãn là tốt nhất, không có dấu hiệu của bệnh ở cả 2 phương pháp phòng và trừ bệnh sau 48 giờ lây nhiễm.

Ông Đồng Huy Giới, Nhóm nghiên cứu mạnh CNSH nano và công nghệ protein tái tổ hợp, có thể nhận thấy, công nghệ nano là công nghệ mới, hấp dẫn, đầy tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây được xem là hướng đi mới để phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, kinh tế và an toàn trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ nano cho phép tiết kiệm phân bón, nước tưới, nhân công chăm sóc, từ đó giảm tiêu hao nhiên liệu, tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng cao, góp phần bảo vệ môi trường, là nền tảng để phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Huyền Anh 

Công nghệ 4.0 hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thay vì tất bật với công việc tưới tiêu, chăm sóc nông trại rau sạch của mình thì ngược lại anh Nguyễn Đức Huy lại rủng rỉnh thời gian để làm nhiều việc khác nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

 

 

Lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng nhẹ trong năm 2020

​Ngày 24/12/2020 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Đưa ứng dụng công nghệ gen vào Việt Nam và tiềm năng phát triển

Từ một ý tưởng muốn đưa công nghệ gen vào phát triển ở Việt Nam một số người có hiểu biết về công nghệ gen và di truyền đã cùng nhau thành lập ra Gentis để phát triển ứng dụng công nghệ gen tại Việt Nam.

Viện Công nghệ sinh học: Chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

Từ khi thành lập đến nay, Viện Công nghệ sinh học đã có nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao thành công công nghệ ở nhiều lĩnh vực trọng điểm về gen, tế bào, nano, y - sinh.

ĐH Bách Khoa Hà Nội: Cái nôi của sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo

Bằng chiến lược và quyết sách đúng đắn, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

ĐH Quốc gia TP.HCM: Anh cả đại học về chuyển giao công nghệ

Theo xếp hạng mới nhất, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là đại học đứng số 1 Việt Nam về thu nhập từ chuyển giao công nghệ và đứng thứ 658 toàn cầu.

Công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh lý dạ dày của các nhà khoa học Việt

Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam liên kết với Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ hướng đích trên hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng trong điều trị bệnh lý dạ dày.

 

Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học song phương Việt Nam và Thụy Sĩ

Trong đợt hợp tác đầu tiên, sẽ có 10 dự án nghiên cứu khoa học được lựa chọn với mức hỗ trợ lên tới 6,5 tỷ đồng cho mỗi đề tài và không giới hạn lĩnh vực.

Quỹ Newton Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế cho các nhà khoa học

Chương trình LIF Việt Nam năm 2020-2021 đã bắt đầu lựa chọn những ứng viên tiềm năng tham dự đào tạo trực tiếp tại Vương Quốc Anh

Đang cập nhật dữ liệu !