8 công trình nghiên cứu đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020

Từ 48 hồ sơ đề cử/ứng cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020, các Hội đồng khoa học chuyên ngành của Quỹ NAFOSTED đã lựa chọn được 8 hồ sơ, trong đó bao gồm năm đề cử giải thưởng chính và ba giải thưởng trẻ.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

Hằng năm, các nhà khoa học với các công trình khoa học xuất sắc được tổ chức, cá nhân đề cử, hoặc tự đăng ký ứng cử, xét tặng Giải thưởng. Các hồ sơ được đánh giá thông qua Hội đồng khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (HĐKH ngành) và Hội đồng Giải thưởng (bao gồm Chủ tịch các HĐKH và các nhà khoa học có uy tín quốc tế như: GS.TS. Pierre Darriulat, GS.TS. Ngô Bảo Châu, GS.TS. Trịnh Xuân Thuận, GS.TS. Vũ Hà Văn, PGS.TS. Đoàn An Hải, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên, GS.TS. Đàm Thanh Sơn).

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã thông báo tiếp nhận hồ sơ đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 và nhận được 48 hồ sơ đề cử/ứng cử cho Giải thưởng. Quỹ đã rà soát điều kiện hành chính, tổ chức để các HĐKH ngành đánh giá hồ sơ. Các HĐKH đã đề cử 08 (tám) hồ sơ (bao gồm năm (05) Giải thưởng chính và ba (03) Giải thưởng trẻ) để tiếp tục đánh giá, xét chọn tại Hội đồng Giải thưởng.

Nghiên cứu khoa học tại Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương (Ảnh: PH)

Theo đó, danh sách đề cử 5 Giải thưởng chính gồm PGS.TS. Phạm Tiến Sơn (Trường đại học Đà Lạt) - lĩnh vực Toán học; PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng (Trường đại học Duy Tân) - lĩnh vực Vật lý; TS. Trần Mạnh Trí (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) - lĩnh vực Hóa học; PGS.TS. Vương Thị Ngọc Lan (Đại học Y Dược TP.HCM) - lĩnh vực Khoa học Y Dược; TS. Nguyễn Thạch Tùng (Trường đại học Dược Hà Nội) - lĩnh vực Khoa học Y Dược.

3 đề cử của Giải thưởng trẻ gồm TS. Võ Hoàng Hưng (Trường đại học Sài Gòn) - lĩnh vực Toán học; TS. Nguyễn Trương Thanh Hiếu (Trường đại học Tôn Đức Thắng) - lĩnh vực Vật lý; TS. Hoàng Thanh Tùng (Viện Nghiên cứu Khoa học Tây nguyên - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) - lĩnh vực Khoa học nông nghiệp.

Tính đến hết năm 2019, qua 6 đợt xét thưởng, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã được trao cho 17 nhà khoa học ở các trường đại học và viện nghiên cứu, thuộc đầy đủ các ngành, lĩnh vực trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật (Toán học, Khoa học thông tin và máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Khoa học nông nghiệp, Khoa học y dược, Cơ học kỹ thuật), với 14 Giải thưởng chính và 3 Giải thưởng trẻ.

Năm nay, Hội đồng Giải thưởng dự kiến sẽ họp đánh giá hồ sơ vào tháng 4.2020. Lễ trao Giải thưởng dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5.2020, nhân dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.

Năm hồ sơ giải thưởng chính:

1. PGS.TS Phạm Tiến Sơn (trường đại học Đà Lạt) với công trình “Generic properties for semialgebraic programs” xuất bản trên SIAM Journal on Optimization.

2. PGS.TS Nguyễn Quang Hưng (trường đại học Duy Tân) với công trình “Simultaneous microscopic description of nuclear level density and radiative strength function” xuất bản Physical Review Letters

3. TS. Trần Mạnh Trí (trường đại học KHTN – ĐHQGHN) với công trình “Occurrence of phthalate diesters in indoor air from several Northern cities in Vietnam, and its implication for human exposure” xuất bản trên Science of the Total Environment

4. PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan (trường đại học Y Dược TPHCM) với công trình “IVF transfer of Fresh or Frozen embryos in women without Polycystic Ovaries” xuất bản trên tạp chí The New England Journal of Medicine.

5. TS. Nguyễn Thạch Tùng (trường đại học Dược Hà Nội) với công trình “Formulation and biopharmaceutical evaluation of supersaturatable self-nanoemulsifying drug delivery systems containing silymarin” trên tạp chí International Journal of Pharmaceutics.

Ba hồ sơ giải thưởng trẻ

1. TS. Võ Hoàng Hưng (trường đại học Sài Gòn) với công trình “Convex integration for scalar conservation laws in one space dimension” xuất bản trên tạp chí SIAM Journal on Mathematical Analysis.

2. TS. Nguyễn Trương Thanh Hiếu (trường đại học Tôn Đức Thắng) với công trình “Low-energy electron inelastic mean free path in materials” xuất bản trên Applied Physics Letters.

3. TS. Hoàng Thanh Tùng (Viện nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) với công trình “A system for large scale production of chrysanthemum using microponics with the supplement of silver nanoparticles under light-emitting diodes” xuất bản trên tạp chí Scientia Horticulturae.

Đáng chú ý, trong số 8 đề cử nói trên có sự xuất hiện của Công trình nghiên cứu “Sự xuất hiện của phthalates trong không khí trong nhà tại một số tỉnh, thành phía Bắc Việt Nam và những liên quan đến rủi ro phơi nhiễm của con người” do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Mạnh Trí và cộng sự Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện.

Đây là công trình lần đầu tiên được thực hiện và công bố tại Việt Nam. Công trình nghiên cứu đã cung cấp phương pháp phân tích chính xác, hiện đại nhằm định danh và định lượng đồng thời mười chất nhóm phthalates trong không khí. Phương pháp chuẩn hóa được áp dụng để phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm phthalates trong không khí trong nhà theo các vi môi trường, từ đó bước đầu đánh giá rủi ro phơi nhiễm phthalates qua đường hít thở không khí theo các nhóm lứa tuổi khác nhau.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Mạnh Trí cho biết: Phthalates (diester của acid phthalic) là nhóm chất dẻo hóa được sử dụng làm phụ gia trong các vật liệu bằng nhựa, sản phẩm chăm sóc cá nhân và vật dụng gia đình với hàm lượng lên đến vài phần trăm về khối lượng. Các hợp chất phthalates được sử dụng rất rộng rãi nên phân bố vào hầu hết các môi trường khác nhau và đi vào chuỗi thức ăn. Về độ tính, các hợp chất phthalates được nghiên cứu trên động vật phòng thí nghiệm và được xác định là tác nhân gây rối loạn nội tiết, làm thay đổi hormone hệ sinh sản và hệ bài tiết trên động vật thí nghiệm như chuột và thỏ. Vì vậy, phthalates còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.

Hiện nay, một số quốc gia phát triển như Hoa kỳ, Canada và Liên minh Châu Âu đã ban hành các đạo luật hạn chế việc sử dụng phthalates, đặc biệt trong nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em có thành phần nhựa. Tại Việt Nam, đã có tiêu chuẩn về hạn chế hàm lượng của DEHP (thuộc nhóm phthalates) trong đồ uống do Bộ Y tế ban hành năm 2011, tuy nhiên những hiểu biết về sự phân bố trong môi trường và rủi ro phơi nhiễm phthalates đến nay vẫn còn rất hạn chế.

Công trình nghiên cứu lần đầu tiên được thực hiện và công bố tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu công trình cho thấy mức độ phân bố phthalates trong không khí trong nhà tại một số tỉnh, thành phía Bắc Việt Nam gồm: Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh và Tuyên Quang, qua đó giúp giải thích nguồn gốc phát tán các hóa chất nào vào môi trường trong nhà. Với kết quả nồng độ các chất phthalates đo được trong không khí trong nhà (bao gồm pha hơi và pha hạt), nhóm tác giả đã tính toán các thông số hóa-lý quan trọng trong điều kiện môi trường thực. Số liệu đó giúp dự đoán khả năng phân bố của các phthalates khác nhau vào môi trường trong nhà từ chính các vật dụng và đồ dùng trong gia đình có chứa chất này.

Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đã đánh giá rủi ro phơi nhiễm phthalates qua con đường hít thở không khí cho các nhóm lứa tuổi người Việt Nam khác nhau. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy trẻ em có nguy cơ phơi nhiễm phthalates với liều lượng cao hơn so với người trưởng thành. Các môi trường nghề nghiệp như hiệu làm tóc, nhà trẻ hoặc trong chính hộ gia đình cũng có nguy cơ phơi nhiễm phthalates cao đáng kể.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Mạnh Trí nhấn mạnh: Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng là chủ đề “nóng” không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, ô nhiễm các hợp chất hữu cơ mới nổi thuộc nhóm chất gây rối loạn nội tiết trong môi trường không khí trong nhà đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và xã hội. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn hướng nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích nhằm áp dụng vào việc xác định mức độ nhiễm và đánh giá rủi ro phơi nhiễm các chất gây rối loạn nội tiết nhóm phthalates trong không khí trong nhà.

Đề cương nghiên cứu được Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), Bộ Khoa học và Công nghệ phê chuẩn và cấp kinh phí đề tài mã số 104.01- 2015.24 giai đoạn 2016-2018. Trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu cũng nhận được sự giúp đỡ của Quỹ NAFOSTED và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đây là thí nghiệm lần đầu được thiết kế tại Việt Nam nên nhóm nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị mới nhiều dụng cụ, thiết bị và hóa chất. Để phương pháp nghiên cứu chính xác thì nhiều hóa chất (như chất chuẩn đồng vị sử dụng làm chất đồng hành) phải mua từ các hãng uy tín trên thế giới mà thường không có sẵn tại Việt Nam nên mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, trong quá trình thí nghiệm đối với các chất gây ô nhiễm môi trường không khí thì độ ổn định chính xác của phương pháp, mức độ nhiễm bẩn từ các dụng cụ và từ chính các dung môi được sử dụng cần phải kiểm soát nghiêm ngặt. Các quy trình mẫu trắng và đánh giá sự nhiễm bẩn của nền mẫu phải được thực hiện trong suốt quá trình thực nghiệm và việc thu thập mẫu khí trong nhà cần có sự giúp đỡ của các hộ gia đình.

Ngay sau khi công trình nghiên cứu về “Sự xuất hiện của phthalates trong không khí trong nhà tại một số tỉnh, thành phía Bắc Việt Nam và những liên quan đến rủi ro phơi nhiễm của con người” hoàn thành xuất sắc, nhóm nghiên cứu tiếp tục được Quỹ NAFOSTED phê chuẩn và cấp kinh phí cho đề tài mới nhằm tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu trong giai đoạn 2019 – 2022, góp phần hướng tới giảm ô nhiễm không khí.

Hoàng Anh

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !