Ý đồ của Tổng thống Nga sau khủng hoảng Ukraine

Trong những ngày qua ông Putin vẫn buộc cả thế giới phải “ngóng” theo từng hành động của nước Nga. Thông điệp của ông là gì? Không phải Trung Quốc, chỉ có nước Nga mới đủ sức cùng Mỹ “xác lập trật tự thế giới”.
Ý đồ của Tổng thống Nga sau khủng hoảng Ukraine - ảnh 1

Dù có “ưa” ông Putin hay không thì thế giới vẫn phải công nhận, sau khi “tháo ngòi nổ” chiến tranh Syria thành công, ông Putin đã buộc cả thế giới phải chú ý đến ông khi hướng về Ukraine và nghe ngóng thái độ của nước Nga.

Nhiều người còn nhớ, ngày 21/2, khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu đi vào giai đoạn căng thẳng, Tổng thống Mỹ, Barack Obama, đã nói chuyện với người đồng cấp Vladimir Putin để tìm lối thoát đáng tin cậy cho cuộc khủng hoảng. Sự việc đó khiến người ta nhớ đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria cách đây vài tháng. Ông Putin dường như cũng tô điểm thêm hình ảnh của mình với tư cách là nhà trung gian hòa giải trên trường quốc tế.

Trong bài trả lời phỏng vấn tờ “Địa Chính trị” mới đây, ông Pierre Lorrain, nhà báo - nhà nghiên cứu thuộc Viện lịch sử xã hội Nanterre (Pháp), chuyên gia về Liên Xô và Nga, các cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo các cường quốc lớn về các vấn đề nóng là không thể tránh khỏi, đồng thời cũng hữu ích để biết được lập trường của mỗi bên, tránh hiểu lầm và tìm đường hòa giải và lối thoát khỏi khủng hoảng. Nhãn quan địa chính trị của ông Putin, có thể gói gọn lại trong hai điểm: thứ nhất là phải bảo vệ bằng mọi giá lợi ích của Nga ở nơi nào có lợi ích Nga và thứ hai, giải quyết hòa bình các cuộc xung đột trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế. 

Tài liệu "Khái niệm về Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga" do Bộ Ngoại giao Nga công bố hồi đầu năm 2013 đã nhấn mạnh: Chính sách đối ngoại của Nga trong thời kỳ mới là “Ưu tiên hợp tác đa phương với tư cách là một trong những trục chính”. Nói cách khác, ông Putin có ý định đưa nước Nga trở thành giải pháp thay thế cho Mỹ và Trung Quốc bằng cách sử dụng chính sách đa phương, tái xác lập trật tự thế giới mới thời hậu khủng hoảng tài chính và gia tăng hợp tác kinh tế.

Theo ông, Pierre Lorrain, tham vọng của Moscow không có tính "bá quyền" như người ta thường gán cho Nga. Ba nước vùng Ban tích (Estonia, Latvia và Litva) đã rời bỏ vòng kiểm soát của Nga để gia nhập Liên minh châu Âu, nhưng Nga cũng không phản đối mặc dù trước đó đã từng công nhận nền độc lập của các nước này (và cả của Phần Lan) trong Hiệp ước Versaillles vào năm 1919, kể cả khi hiệp ước này "sáp nhập" các nước nói trên vào Liên Xô theo Hiệp ước Hitler-Staline. Năm 1991, khi Liên Xô tan vỡ, Moskva, từ đó trở đi trở thành thủ đô chỉ của riêng nước Nga, chấp nhận việc ba nước này (và cả Gruzia) không ở trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), qua đó tách số phận của các nước này khỏi số phận của các nước còn lại thuộc Liên Xô cũ. 

Trên quan điểm đó, tình hình ở Ukraine là gần như đáng buồn cười: phần lớn nhất trong nền kinh tế của Ukraine và gần như toàn bộ nền công nghiệp của nước này đều hướng sang Nga và các nước khác thuộc CIS.

Trên thực tế, sự xích lại gần với EU dưới hình thức một thỏa thuận hợp tác và đặc biệt là khu trao đổi mậu dịch tự do là một rủi ro đáng ngại đối với nền công nghiệp Ukraine. Khu trao đổi mậu dịch tự do hướng sang phía Tây mở ra một thị trường với 46 triệu dân đối với các nhà sản xuất châu Âu, nhưng chiều ngược lại lại không phải như vậy: trên thực tế không có hàng hóa Ukraine có thể vào được các thị trường ở châu Âu.

Trái lại, thỏa thuận có thể sẽ dẫn đến sự xuất hiện hàng rào thuế quan ở phía Đông, một thị trường tiêu thụ gần như độc quyền của ngành sản xuất ở Ukraine (chủ yếu là vũ khí và phụ tùng thay thế cho các ngành công nghiệp nặng và chế tạo vũ khí). Đấy là chưa nói đến việc đại bộ phận lượng năng lượng của Ukraine (khí đốt và dầu mỏ) được Nga cung cấp với giá ưu đãi.

Một câu hỏi được đặt ra: tại sao Nga phải tiếp tục trợ giá cho việc mua năng lượng của một nước sau này sẽ thù địch với mình ? Một điểm khác là nếu không có khoản viện trợ tài chính lớn, Ukraine lúc này đang ở trong tình trạng không thể trả được nợ và dự đoán có thể sắp tới cũng vậy. Và hiện nay người ta cho rằng chỉ có Nga mới có thể đến cứu giúp Ukraine.

Theo giới phân tích, về kinh tế, Ukraine chịu rất nhiều tác động từ Nga. Điều này đã tác động mạnh tới cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Ukraine. Kể từ quý III/2012, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã liên tục suy giảm. Nga chắc chắn là đang khai thác rất triệt để sự suy giảm của nền kinh tế Ukraine, để tạo ra những lợi thế cho mình.

Ý đồ của Tổng thống Nga sau khủng hoảng Ukraine - ảnh 2

Cũng theo ông Pierre Lorain, điều rõ ràng là ông Putin là Tổng thống của một nước có 145 triệu dân và bao phủ một diện tích 17 km2, hơn nữa lại là siêu cường hạt nhân, ngang hàng với Mỹ. Khi lên cầm quyền, và được những người ủng hộ là các nhà tỷ phú, ông Putin tiếp quản một nước suy sụp về mặt kinh tế. Cuộc khủng hoảng năm 1998, vốn là hậu quả của việc can thiệp quá mạnh tay vào thị trường thế giới, gây ra hậu quả thảm hại cho Nga. Như vậy, ông thừa hưởng một tình hình rất phức tạp với nạn tham nhũng như phi mã kéo dài cho đến tận bây giờ. Thành công đầu tiên của ông Putin, mà hiện nay ông vẫn luôn nhắc đến, là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách lấy lại số cổ phiếu khí đốt và dầu mỏ từ các nhà tỷ phú để trả về cho Nhà nước quản lý, mở ra một thời kỳ thịnh vượng mới. Người Nga luôn biết ơn ông về điều đó, từ đó giải thích tại sao ông được đại bộ phận người dân tin tưởng.

Nền kinh tế nước này dựa chủ yếu vào khai thác dầu mỏ và khí đốt. Như vậy, cần phải làm sao để giảm nhu cầu về khí đốt và dầu mỏ của Nga. Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Nga đã phải hủy bỏ việc huy động vốn trên các thị trường quốc tế vì tâm lý nghi ngờ đối với đồng rúp và chính quyền Nga ngày càng tăng. Thêm vào đó là tình trạng chảy máu vốn ồ ạt sang Thụy Sĩ hay các thiên đường thuế khác. Đồng rúp mất 8% giá trị kể từ đầu năm đến nay so với đồng đôla và euro. Đó chính là điểm yếu nhất của Nga.

Trong bài phát biểu vào năm 2008 tại Munich của ông Putin đã lý thuyết hóa nhãn quan về một thế giới đa cực không còn dưới sự thống trị đơn phương của Washington. Ông Nikolas Mazzucchi - nhà địa kinh tế học, chuyên gia các vấn đề năng lượng, nhà nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS) - cho rằng đây là một cách nhìn trung thực về ý định của Nga.

Tuy nhiên, “đa cực” trong nhãn quan của Nga trước hết phải thúc đẩy được sự ổn định chính trị và cho phép Nga mở rộng ảnh hưởng, trước hết là kinh tế, tại các vùng cần triển khai đã được xác định. Nga ý thức được rằng mình không thể đọ sức trực tiếp được với Mỹ hay thậm chí Trung Quốc, từ đó mới có ý định tìm kiếm người tiếp sức ở các vùng, thành lập liên minh hay liên hiệp kinh tế và thao túng các tổ chức quốc tế.

Trường hợp Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) là rất thú vị. Khi nhận thấy nhiều nước quyết tâm muốn có được năng lượng hạt nhân (Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Jordan, Saudi Arabia) hay phát triển lĩnh vực này (Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc), Nga đã thành công ở chỗ một trong những trung tâm làm giàu urani của nước này được IAEA chọn làm ngân hàng quốc tế vào năm 2010. Điều đó cho phép Nga được hưởng hiệu quả quyền lực của IAEA và qua đó tăng thu nhập của doanh nghiệp Nhà nước quản lý thực thể đó. 

Nhãn quan trên được các chính khách và nhà ngoại giao Nga tiếp sức và cho thấy đó rõ ràng là ý định thực sự của Kremlin muốn sử dụng lá bài giảm tương đối sức mạnh của đất nước để được nhìn nhận là ít "gây lo ngại" hơn Mỹ hay Trung Quốc và, như vậy, phát huy được quan điểm của mình trong các khuôn khổ đa phương thông qua các đồng minh tình thế. Mục đích cuối cùng của Nga vẫn là khôi phục sức mạnh của mình, nhưng dưới một hình thức khác so với trong thế kỷ 20.

Lương Minh

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !