WSJ: Sức mạnh quân sự của Việt Nam "đại nhảy vọt"

“Sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông đã đẩy Việt Nam vào nhóm những nhà nhập khẩu vũ khí tích cực nhất thế giới”, tờ Wall Street Journal nhận định.

“Hà Nội đang mua vũ khí nhiều hơn các nước giàu có ở châu Á như Hàn Quốc và Singapore khi cố gắng để đối phó với những nguy cơ chủ quyền quốc gia bị đe dọa”, tờ Wall Street Journal (WSJ - Mỹ) bình luận trong một bài báo đăng tải ngày 21/2.

WSJ còn trích dẫn số liệu từ Báo cáo nghiên cứu thường niên về thị trường vũ khí toàn cầu của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 8 thế giới trong giai đoạn 2011 – 2015 – một bước "đại nhảy vọt" so với giai đoạn trước vốn chỉ đứng ở vị trí 43.

WSJ: Sức mạnh quân sự của Việt Nam

Quân đội Việt Nam diễu binh trong ngày Quốc khánh 2/9/2015. Ảnh: EPA

Nghiên cứu này cũng cho biết, Việt Nam mua khoảng 3% tổng số vũ khí được giao dịch trên toàn cầu trong giai đoạn kể trên. Trong khi đó, Ấn Độ nhập khẩu 14%, đứng đầu danh sách, tiếp theo là Ả Rập Xê-út và Trung Quốc.

Những căng thẳng liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông buộc Việt Nam phải đầu tư mạnh vào lực lượng hải quân và không quân. Theo Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp của SIPRI cho biết, đây là điều khá hiển nhiên đối với tình hình hiện nay ở khu vực.

Trung Quốc, trong khi đó, nổi lên như một nước xuất khẩu vũ khí lớn, vượt qua các đối thủ châu Âu để trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba vũ khí trên thế giới, các cuộc khảo sát của SIPRI cho thấy, Trung Quốc cung cấp khoảng 6% tổng số vũ khí toàn cầu trong 5 năm qua, tăng từ 3,6% trong giai đoạn 2006-2010. Tuy vậy, nước này vẫn còn tụt hậu đáng kể so với Mỹ (33%) và Nga (25%).

“Việt Nam rõ ràng và cần thiết phải đầu tư các trang thiết bị quân sự mới, đặc biệt là sau khi Biển Đông trở thành một điểm nóng”, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới của Chính phủ Việt Nam bình luận với WSJ. 

Ông Trục cũng nhấn mạnh rằng việc Việt Nam tăng cường nhập khẩu vũ khí không chủ đích nhằm vào Trung Quốc.

Theo SIPRI, Việt Nam chính thức dành 4,3 tỷ USD cho quốc phòng trong năm 2014, còn Trung Quốc là 132 tỷ USD.

Mới đây, Trung Quốc đã đẩy tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng khi hình ảnh vệ tinh cho thấy sự hiện diện của tên lửa đất đối không thuộc sở hữu của quốc gia này trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974). Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động cải tạo và xây đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Các quốc gia khác ở Đông Nam Á như Philippines, Indonesia cũng đã tăng cường mua các thiết bị quân sự mới đề phòng sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo các chuyên gia đánh giá, chương trình hiện đại hóa của Việt Nam tích cực hơn so với các quốc gia khác trong khu vực.

Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo trang bị tên lửa hành trình, 36 máy bay chiến đấu Su-30MK2, 6 tàu khu trục hải quân tàng hình, 6 tàu tấn công nhanh, và gần đây nhất là một hệ thống phòng không tiên tiến của Israel.

“Việc này (Việt Nam mua vũ khí) không khơi mào các mối căng thẳng”, ông Wezeman nói, "Nó chỉ đủ để đảm bảo rằng nếu Trung Quốc ‘làm quá’, khi đó Việt Nam sẽ có các phương tiện phản ứng đáp lại”.

Việt Nam có thể sẽ vẫn là nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu khi tiến tới xây dựng một lực lượng quân sự có khả năng phòng thủ đáng tin cậy, ông Carlyle Thayer, một chuyên gia quốc phòng Việt Nam tại Đại học New South Wales (Australia) nhận định.

"Việt Nam sẽ tiếp tục đưa vào danh sách mua sắm các máy bay giám sát hàng hải, máy bay không người lái, hệ thống vệ tinh…",  ông Thayer cho biết, "Các trang thiết bị này cho phép quân đội Việt Nam sử dụng tối đa khả năng của các vũ khí tiên tiến mới của mình".

Việc gỡ bỏ một phần các lệnh cấm bán vũ khí phi sát thương cho Việt Nam vào năm 2014 khiến Mỹ háo hức khai thác thị trường Việt Nam, làm giảm sự thống trị của Nga nhiều năm qua, ông Thayer bình luận, việc bán máy bay do thám P-3C Orion có thể là bước đầu tiên.

Căng thẳng với nhiều quốc gia nhập khẩu vũ khí mới nổi như Ấn Độ, Philippines và Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc bị hạn chế khả năng xuất khẩu của mình, theo quan sát của ông Wezeman. Vì vậy, trong khi Trung Quốc khá thành công khi cung cấp vũ khí cho các nước đang phát triển như Pakistan, Bangladesh và Myanmar, quốc gia này sẽ phải vật lộn để cạnh tranh với Mỹ và Nga trong các thị trường béo bở hơn, ông nói.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới.

Có thể bạn quan tâm:
* Chiến tranh bảo vệ biên giới 1979: Khi đặc công Việt Nam xuất trận

Minh Anh (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !