Vì sao Trung Quốc liên tiếp tăng chi tiêu quốc phòng?

Giới quan sát Trung Quốc nhận định ngoài chi phí cho chương trình cải cách quân sự, việc các nước láng giềng tăng chi tiêu quốc phòng cũng là lý do khiến Bắc Kinh liên tiếp mạnh tay chi tiền cho hoạt động quân sự.

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin theo một số chuyên gia quân sự Trung Quốc, tới năm 2018, Bắc Kinh vẫn cần tăng chi tiêu quốc phòng ở mức hai con số nhằm đối phó với những thách thức quân sự trong và ngoài nước. Do đó, mọi sự quan tâm của dư luận Trung Quốc đang tập trung vào khoản chi tiêu quốc phòng năm nay mà Quốc hội nước này sẽ thông báo vào tuần tới.  

Trong năm 2016, Quốc hội Trung Quốc cho biết nước này chi 954 tỷ nhân dân tệ (138,6 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng. Con số này tăng 7,6% so với năm 2015. Tuy nhiên, đây là mức tăng ở một con số lần đầu tiên kể từ năm 2010. Và con số này đã khiến không ít nhà quan sát quân sự Trung Quốc bất ngờ. 

Vì sao Trung Quốc liên tiếp tăng chi tiêu quốc phòng? - ảnh 1

Soái hạmUSS Blue RidgethuộcHạm đội 7 của Mỹ cập cảngThượng Hải, Trung Quốc hồi năm 2016.

Theo giới phân tích, trong năm nay, Trung Quốc cần tăng chi tiêu quốc phòng để đáp ứng chương trình cải cách quân sự quy mô lớn mà nhà lãnh đạo Tập Cận Bình khởi xướng nhằm biến đội quân lớn nhất thế giới chuyển sang có quy mô nhỏ hơn nhưng năng lực chiến đấu hùng mạnh hơn. Cụ thể, theo chương trình cải cách của ông Tập, quân đội Trung Quốc tập trung vào nâng cấp thiết bị, tăng cường tập trận và phát triển công nghệ cao đồng thời cho 300.000 quân nhân giải ngũ vào cuối năm nay.  

Tiến sĩ Rajeev Ranjan Chaturvedy tại Viện Nghiên cứu Nam Á ở Đại học quốc gia Singapore cho rằng bên cạnh chương trình nâng cấp vũ khí, Trung Quốc còn dành riêng một khoản để phục vụ quá trình huấn luyện sử dụng vũ khí. Theo ông Chaturvedy, quân đội Trung Quốc nên tập trung vào phát triển công nghệ quốc phòng điện tử, hàng hải và hàng không. 

Còn theo một tướng quân đội Trung Quốc nghỉ hưu, Bắc Kinh cần tăng chi tiêu quốc phòng để bù đắp cho 300.000 binh sĩ buộc phải giải ngũ vào cuối năm nay. Ngoài ra, tham vọng bắt kịp tốc độ phát triển nhanh chóng và hiện đại của các loại vũ khí phươngTây mà cụ thể là Mỹ, buộc Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng ở mức hai con số. 

"Chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc vẫn đang giữ nhịp tăng trưởng. Trong khi đó, đà tăng chi tiêu quốc phòng có phần chững lại, kéo theo khoảng cách công nghệ giữa Trung Quốc và các đối tác phương Tây ngày càng xa. Trung Quốc nên thận trọng trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc Mỹ tăng cường đóng thêm tàu chiến và tăng số lượng binh sĩ", tướng Trung Quốc nghỉ hưu chia sẻ. 

Trước năm 2016, Trung Quốc liên tiếp tăng chi tiêu quốc phòng ở mức hai con số. Động thái của Trung Quốc khiến các quốc gia láng giềng không khỏi quan ngại. Ngoài ra, Bắc Kinh còn mở rộng hoạt động quân sự hóa và đơn phương tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông. 

Về phần mình, ngay trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã tuyên bố nếu thắng cử, ông sẽ cho tiến hành nâng cấp sức mạnh vũ khí quân sự và cả nhân lực như đóng thêm 80 tàu chiến hiện đại và ít nhất hơn 100 chiến đấu cơ tối tân. 

Trong khi đó, đồng minh thân thiết của Mỹ ở châu Á là Nhật Bản cũng đã phê chuẩn khoản chi quốc phòng trị giá 43,5 tỷ USD vào tháng 12/2016. Con số này tăng 1,4% so với năm 2015. Cụ thể, nội các Nhật Bản quyết định chi 1,8 tỷ USD cho lực lượng bảo vệ bờ biển để tăng cường khả năng tuần tra hàng hải quanh quần đảo tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông là Senkaku/Điếu Ngư. 

Ngoài ra, một số nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông như Philippines cũng đã đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng trong những năm gần đây. Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đồng ý thông qua khoản chi quốc phòng trị giá 2,76 tỷ USD cho năm 2017. Con số này tăng 18% so với năm ngoái. 

Còn theo bản báo cáo của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung trình lên Quốc hội Mỹ, nhằm hiện thực hóa tham vọng bành trướng trên Biển Đông và ngăn cản Mỹ can thiệp, quân đội Trung Quốc có kế hoạch tăng số lượng tàu chiến cho lực lượng hải quân lên 351 chiếc cho tới năm 2020.

Một nguồn tin thân cận với Hải quân Trung Quốc xác nhận với SCMP rằng ngoài chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên do nước này tự đóng, tàu khu trục lớn nhất của Trung Quốc là Type 055, cũng sẽ chính thức được đưa vào hoạt động trong năm nay. 

Theo chuyên gia quân sự ở Hong Kong, ông Liang Guoliang, chi phí đóng tàu sân bay và tàu khu trục trên được tính vào khoản chi tiêu quốc phòng cách đây vài năm và không nằm trong danh mục chi trong khoản ngân sách năm nay. 

Trong khi đó, Thiếu tướng nghỉ hưu Xu Guangyu nhận định với tình hình kinh tế hiện nay, mỗi quân nhân Trung Quốc nhận được ít nhất 80.000 USD/năm. Con số này đối với quân đội Mỹ là 430.000 USD/người/năm. Do đó, ông Xu nhận định tăng trưởng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ không dưới 9% trong năm nay. 

Minh Thu (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !