Vì sao NATO "miễn cưỡng" đưa “mối đe dọa” Trung Quốc vào Tuyên bố chung?

Truyền thông châu Âu tiết lộ, NATO chưa sẵn sàng coi Trung Quốc là “đối thủ” hay “mối đe dọa” của mình, việc đưa Trung Quốc vào tuyên bố chung là do áp lực mạnh mẽ và “sự thao túng” từ phía Mỹ

Sina ngày 5/12 dẫn báo cáo của Reuters cho biết, trong Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh NATO vừa qua lần đầu tiên đề cập đến “Trung Quốc là cơ hội và thách thức” của NATO. Để đưa vấn đề Trung Quốc vào Tuyên bố chung, không thể không nhắc đến “sự đóng góp” lớn của Mỹ, tại Hội nghị lần này, Mỹ đã “tích cực hướng dẫn” các quốc gia NATO quan tâm đến “những thách thức” của Trung Quốc, nhưng dường như các nước châu Âu không phải tất cả đều nhất trí với vấn đề này.

Mỹ "thao túng" NATO để đưa "mối đe dọa" Trung Quốc vào tuyên bố chung? Nguồn: Sina.

Điều thứ 6 trong Tuyên bố chung nêu rõ: “Chúng tôi nhận thấy rằng sự ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng và các chính sách quốc tế của Trung Quốc đã mang đến cho chúng tôi những cơ hội và thách thức mà chúng tôi phải cùng nhau giải quyết như một liên minh”. Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị, Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho biết, “lần đầu tiên tại Hội nghị, chúng tôi đã đề cập đến sự lớn mạnh của Trung Quốc, cơ hội và thách thức, cùng những ảnh hưởng mà điều này mang đến đối với an ninh của chúng tôi. Các nhà lãnh đạo đã đồng ý cùng hợp tác để giải quyết vấn đề, và chúng tôi sẽ cùng nhau tìm ra phương pháp để khuyến khích Trung Quốc tham gia kiểm soát vũ khí”.

Tuy nhiên theo tiết lộ của Reuters, việc NATO chú ý nhiều hơn đến Trung Quốc là do “sự chỉ đạo và kêu gọi” của Mỹ và Mỹ cũng tin tưởng rằng các nước châu Âu sẽ đáp ứng “lời kêu gọi” đó. Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao NATO giấu tên cho biết, trước đây Trung Quốc thường được coi là “một phần của môi trường chiến lược của NATO”, việc các nước châu Âu thống nhất coi Trung Quốc là cơ hội và thách thức của NATO là một điều hết sức đáng ngờ.

“Một số đồng minh rất muốn làm hài lòng Tổng thống Trump và coi Trung Quốc là đối thủ của NATO như là một biện pháp chiều lòng Mỹ. Nhưng hầu hết người châu Âu đều biết rằng, Trung Quốc không phải là đối thủ của NATO, điều này không thể hiện lợi ích quốc gia của họ”, vị quan chức này nói.

Châu Âu phải “miễn cưỡng” coi Trung Quốc là “đối thủ” của NATO theo như yêu cầu của Mỹ. Nguồn: Sina.

Một nhà ngoại giao khác cho rằng, Trung Quốc không phải là một nước Nga khác và Trung Quốc không phải đối thủ của NATO, NATO không nhất thiết phải đưa Trung Quốc vào tuyên bố chung của mình dù Trung Quốc đang nổi lên như một nước lớn trong thế kỷ 21”. Cựu quan chức Lầu Năm Góc Mỹ Joelette nói rằng, các quan chức châu Âu ngày càng nhận thức được sự lớn mạnh của Trung Quốc như một thách thức chiến lược, nhưng “đây không phải là nhiệm vụ chính” của NATO để đưa vào Tuyên bố chung.

Cũng theo Reuters, tại Hội nghị, Mỹ cũng gây áp lực cho các đồng minh NATO để loại trừ các doanh nghiệp phát triển 5G của Trung Quốc, nhưng NATO đã cự tuyệt vấn đề này và chỉ nhấn mạnh trong Tuyên bố chung: “Chúng tôi đang đối phó với quy mô và sự mở rộng của các công nghệ mới để duy trì lợi thế công nghệ của chúng tôi, đồng thời duy trì các giá trị và chuẩn mực của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao khả năng thích ứng xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin và tăng cường an ninh năng lượng. Các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo an ninh thông tin liên lạc (bao gồm 5G) trong phạm vi thẩm quyền của từng nước”.

Hãng thông tấn Đức cho biết, việc đưa Trung Quốc trở thành chủ đề của hội nghị thượng đỉnh NATO là một xu hướng mới. Tuy nhiên, Tuyên bố chung đã không cấm các nước NATO sử dụng các sản phẩm của Huawei theo như yêu cầu của Mỹ, bất chấp áp lực từ Mỹ. Các nước lớn ở châu Âu, bao gồm cả Đức và Pháp, đã “miễn cưỡng” coi Trung Quốc là “đối thủ” hay “mối đe dọa” của NATO theo như yêu cầu của Mỹ. Các nước Châu Âu đều nhận ra rằng, châu Âu và Trung Quốc không thể tách nhau ra và không hình thành mối đe dọa trực tiếp. Trung Quốc và các nước châu Âu có quan hệ chặt chẽ trong các lĩnh vực kinh tế và là đối tác trong các lĩnh vực khác.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: NATO Mỹ Trung Quốc Huawei mối đe dọa 5G Đức Pháp Anh Nga Lầu Năm Góc Stoltenberg

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !