Trung Quốc từ bỏ chính sách một con vào năm 2015

Qũy Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc – cơ quan thân cận với bộ máy chính quyền trung ương, đã đưa ra đề xuất xóa bỏ chính sách một con trên toàn lãnh thổ của quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2015.
Trung Quốc từ bỏ chính sách một con vào năm 2015 - ảnh 1
Chính sách một con được chính phủ Trung Quốc thi hành từ năm 1980

Theo đó, các chuyên gia hối thúc chính phủ Trung Quốc thông qua loại bỏ chính sách một con ngay lập tức, đồng thời cho phép mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con vào năm 2015. Đây được xem là một đề xuất táo bạo nhằm loại bỏ chính sách kế hoạch hóa gia đình không được lòng dân tại Trung Quốc bấy lâu nay.

Một số nhà nhân khẩu học nhận định thời gian thi hành chính sách mới được Qũy Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc đề ra là một bước đi táo bạo đối với một cơ quan cận kề với chính quyền trung ương. Trong khi đó, một số người hoài nghi rằng ngay cả khi chính sách mới được chính phủ Trung Quốc thông qua thì nó vẫn chưa thể giải quyết được những rắc rối từ chính sách hạn chế sinh đẻ mà quốc gia này đã thi hành trong nhiều năm qua.

Theo Xie Meng – một nhân viên truyền thông của Quỹ Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc, quyết định cuối cùng sẽ được thông báo trong “một hoặc hai tuần tới”. Tuy nhiên, hãng tin Tân Hoa Xã tiết lộ Qũy Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc đã cân nhắc triển khai chính sách 2 con tại một số tỉnh thành ngay trong năm nay và áp dụng trên toàn quốc từ năm 2015. Do đó, chính sách hạn chế sinh đẻ sẽ hoàn toàn bị xóa sổ vào năm 2020.

“Trung Quốc đã và đang trả giá đắt về mặt chính trị và xã hội do thi hành chính sách hạn chế sinh đẻ, dẫn tới những xung đột xã hội, chi phí hành chính cao và gián tiếp gây mất cân bằng giới tính trong dân số”, Tân Hoa Xã cho biết.

Tuy nhiên, việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng thi hành chính sách sinh đẻ mới hay chưa vẫn chưa được xác nhận bởi Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình quốc gia Trung Quốc hiện chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào.

Những điều luật phức tạp trong chính sách một con được thi hành tại Trung Quốc từ năm 1980. Trong đó, chính phủ Trung Quốc chỉ cho phép các cặp vợ chồng sinh sống tại khu vực thành phố có một con, và các gia đình nông thôn sinh 2 con nếu con đầu lòng là con gái. Ngoài ra, chính sách trên còn đưa ra hàng loạt ngoại lệ như nới lỏng quy định với các gia đình dân tộc thiểu số hay chính sách 2 con với những cặp vợ chồng sinh con một bề.

Cai Yong – trợ lý giáo sư chuyên ngành xã hội học tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho rằng chính sách sinh đẻ mới có trọng lượng lớn bởi đây là đề xuất của nhóm chuyên gia tới từ Hội đồng nhà nước và nội các chính phủ. Theo đó, các nhà nhân chủng học Trung Quốc đã sẵn sàng công bố chi tiết kế hoạch và lịch trình xóa bỏ chính sách hạn chế sinh đẻ.

Trong khi đó, giới truyền thông, chuyên gia và cả người dân Trung Quốc đang tỏ ra đặc biệt quan tâm tới thời điểm chính phủ xóa bỏ chính sách một con, cho phép người dân sinh 2 con. Năm 1980, chính phủ Trung Quốc cho thi hành chính sách một con như một biện pháp tạm thời giúp kiềm chế tốc độ tăng dân số nhanh chóng.

Mặc dù, chính phủ Trung Quốc công nhận chính sách một con đã ngăn hàng trăm triệu trẻ em ra đời và giúp nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo, song chính sách này lại không nhận được sự đồng tình từ phía người dân. Những chính sách hạn chế sinh đẻ hà khắc đã dẫn tới tình trạng ép phá thai và triệt sản. Thậm chí một số biện pháp còn mang tính phi lý. Bởi những cặp vợ chồng vi phạm chính sách một con sẽ bị phạt tiền, tịch thu tài sản và thậm chí mất việc làm.

Nhiều chuyên gia khẳng định chính sách một con đã khiến cuộc khủng tuổi thọ do hạn chế số lượng thanh niên trong độ tuổi lao động trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Đặc biệt, mức độ chênh lệch giới tính ngày càng tăng khi các gia đình có tâm lý không sinh con gái mà cố gắng sinh con trai để nối dõi. 

Chính phủ Trung Quốc đã nhận ra những rắc rối trong xã hội và cố gắng sửa chữa bằng cách thúc đẩy các dịch vụ xã hội như chăm sóc người cao tuổi, đồng thời nghiêm cấm việc chọn giới tính thai nhi để nạo phá thai cũng như tặng thưởng cho các gia đình nông thôn chỉ sinh một con gái.

Ngày nay, chính sách hạn chế sinh đẻ được xem là lỗi thời bởi nó tồn tại từ chế độ mà nhà cửa, công việc và thực phẩm đều do nhà nước quản lý và phân phối.

Tuy nhiên vào hồi năm ngoái, chủ tịch Hồ Cẩm Đào khẳng định vẫn duy trì chính sách kế hoạch hóa gia đình nhằm giữ tỷ lệ sinh ở mức thấp. Ngoài ra, giới quan chức chính phủ cũng cho biết sẽ không có sự thay đổi nào trong chính sách sinh đẻ cho tới năm 2015.  

MINH THU

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !