Trung Quốc: Ngoại giao độc tài đang phản chủ?

Để có được môi trường ít cạnh tranh, Trung Quốc tìm đến các quốc gia bị phương Tây “hắt hủi”, tuy nhiên, Bắc Kinh đang đối mặt với mặt trái của mối quan hệ với các đối tác này.

Theo tác giả Zachary Keck trên tờ Diplomat, trong vài năm trở lại đây, giới quan sát bắt đầu nói về khái niệm chính sách “ngoại giao độc tài” của Trung Quốc. Cụm từ này được dùng để chỉ tới việc hợp tác kinh tế và đôi khi cả chính trị gần gũi với các quốc gia độc tài, đặc biệt là những nước giàu dầu mỏ. Các quốc gia đó bao gồm Iran, Venezuela, Sudan và Zimbabwe; ngoài ra còn Triều Tiên và Myanmar.

Trung Quốc: Ngoại giao độc tài đang phản chủ? - ảnh 1

Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Nam Sudan về dầu mỏ.

Đôi lúc, chính sách ngoại giao độc tài của Trung Quốc được coi là lợi thế quan trọng của Bắc Kinh so với các chính quyền phương Tây. Có nghĩa là, Trung Quốc sẵn sàng bỏ qua các vấn đề về nhân quyền tại các quốc gia này trong khi phương Tây ra sức lên án. Bắc Kinh thu lợi từ các quốc gia này vì không có đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, điều đó không thể hiện sức mạnh, chính sách ngoại giao độc tài của Trung Quốc thể hiện sự yếu kém của nước này. Do Trung Quốc tiến vào “trò chơi” toàn cầu hóa khá muộn nên gần như tất cả các đối tác kinh tế hấp dẫn nhất đều đã có mối quan hệ lâu dài và sâu đậm với các quốc gia phương Tây. Kết quả là, ở một mức độ nào đó, Trung Quốc phải tìm tới các quốc gia “gặp rắc rối hơn” mà phương Tây không muốn “chơi cùng”.

Một lí do phương Tây xa lánh các quốc gia này là tình trạng bất ổn nội bộ khiến hoạt động đầu tư gặp nhiều rủi ro. Trung Quốc sẵn sàng chấp nhập các rủi ro đó nhưng cho tới nay có vẻ nước này chưa nhận được hiệu quả của qui luật “rủi ro cao, lợi nhuận cao”. Trên thực tế, chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi, chính sách ngoại giao độc tài của Trung Quốc đã gặp thất bại ở qui mô toàn cầu.  

Ví dụ, Trung Quốc tăng cường mối quan hệ với các quốc gia bị thế giới cô lập sát biên giới nước này gồm: Triều Tiên và Myanmar. Về trường hợp của Triều Tiên, thái độ bướng bỉnh của Bình Nhưỡng đã gây ra tổn thất rất lớn về chiến lược đối với Trung Quốc. Điều đó ngăn cản Trung Quốc tăng cường quan hệ với các quốc gia như Hàn Quốc đồng thời tạo cớ để Mỹ và Nhật Bản tăng cường các lực lượng quân sự trong khu vực.

Về mặt kinh tế, Triều Tiên cung cấp nguồn lao động và tài nguyên giá rẻ cho Trung Quốc. Tuy nhiên, những lợi ích về kinh tế mà Trung Quốc thu được từ việc ủng hộ Triều Tiên là vô cùng hạn chế. Các công ty Trung Quốc đầu tư lớn vào Triều Tiên thường phải hối tiếc, giống như trường hợp Tập đoàn Xiyang với khoản đầu tư 45 triệu USD đã bị phung phí ở Triều Tiên.

Tương lai không có nhiều dấu hiệu cho sự lạc quan. Mặc dù Kim Jong-un đã cố gắng xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo của cải cách kinh tế nhưng vụ xử tử ông Jang Song-Thaek và các trợ lý đã làm tổn hại nghiêm trọng cơ hội để thực hiện các cải cách đó. Vụ thanh trừng không chỉ làm giảm sự ủng hộ của giới lãnh đạo cấp cao đối với các cải cách kinh tế mà còn gây tổn thất lớn cho giới kĩ trị, những người có năng lực nhất trong việc xây dựng và thực thi các chính sách cải cách.

Trong khi đó với Myanmar, Trung Quốc gặp phải một vấn đề hoàn toàn khác. Mặc dù Myanmar đã có những bước đi rõ nét để thực thi cải cách (bất chấp vô số nhược điểm còn tồn đọng), nước này đang “ra sức” tránh xa Trung Quốc. Trên thực tế, khi Myanmar thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, các nhà lãnh đạo nước này ngày càng quyết tâm giảm sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Kết quả là Trung Quốc không những không được “ưu đãi” vì đã ủng hộ chính quyền Myanmar trong nhiều năm mà sự thay đổi của quốc gia Đông Nam Á này lại đẩy Trung Quốc vào thế bất lợi so với những quốc gia mới đến như Mỹ hay Nhật Bản.

Ở châu Phi, chính sách ngoại giao độc tài của Trung Quốc thậm chí còn đang rơi vào tình trạng tồi tệ hơn khu vực Đông Á. Sudan và Zimbabwe là hai quốc gia châu Phi thường được lấy làm ví dụ cho chính sách ngoại giao độc tài của Trung Quốc. Trong trường hợp Sudan, nước này đang chìm trong bất ổn chính trị và đấu tranh nội bộ đảng cầm quyền.

Trong khi đó, năm ngoái, nền kinh tế Trung Quốc “gặp khó” với tỉ lệ tăng trưởng sụt giảm và các chuyên gia dự báo trong năm 2014 này, tình trạng đó sẽ tiếp diễn. Cho tới nay, chính phủ Trung Quốc ứng phó bằng chính sách quốc hữu hóa. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu rời xa chính sách sai lầm này, họ không thể thúc đẩy niềm tin từ các nhà đầu tư Trung Quốc.

Trung Quốc: Ngoại giao độc tài đang phản chủ? - ảnh 2

Người dân Myanmar biểu tình phản đối mỏ khai thác đồng do Trung Quốc thầu vì các vấn đề đất đai, sức khỏe và nguồn nước bị ô nhiễm do mỏ này gây ra.

Trong vài năm qua, Sudan rơi vào tình trạng rối loạn do nước này bị chia cắt thành 2 quốc gia: Sudan và Nam Sudan. Bạo lực, dù chưa ở mức cao, giữa 2 quốc gia diễn ra khá thường xuyên mặc dù đôi lúc hai nước này vẫn thống nhất. Hậu quả tiêu cực đối với Trung Quốc là sau khi Sudan bị phân chia, Nam Sudan nắm giữ các mỏ dầu mà Bắc Kinh “thèm muốn” nhưng việc vận tải dầu mỏ ra các thị trường nước ngoài lệ thuộc hoàn toàn vào Sudan. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi Sudan thường dùng điều đó làm công cụ để buộc Nam Sudan phải nhượng bộ về chính trị. Hậu quả cuối cùng là tuyến đường vận tải dầu mỏ thường xuyên bị gián đoạn. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng chính trị ở Sudan đã đẩy nước này tới bờ vực nội chiến, với ước tính 10.000 người đã thiệt mạng chỉ trong 3 tuần qua.

Quốc gia Trung Đông duy nhất nằm trong “mạng lưới ngoại giao độc tài” của Trung Quốc là Iran. Tại nước này, ông Hassan Rouhani với tư tưởng ôn hòa đã được bầu làm tổng thống và thỏa thuận hạt nhân lâm thời mà chính quyền của ông đạt được với P5+1 đã giúp phục vụ các lợi ích ngắn hạn của Trung Quốc. Với việc các lệnh cấm vận trừng phạt Iran được nới lỏng, Bắc Kinh sẽ có thể tăng cường quan hệ kinh tế với Iran dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, những lợi ích ngắn hạn mà Trung Quốc đang “hưởng thụ” không thể nào bù đắp cho nguy cơ dài hạn khi Iran và phương Tây có triển vọng hàn gắn quan hệ. Nếu tình trạng đối đầu giữa Iran và phương Tây chấm dứt, chính sách của Trung Quốc về Iran có thể sẽ rơi vào tình trạng giống vấn đề Myanmar. Cách đây chưa lâu, Iran vẫn dựa vào vào châu Âu để thực hiện các thỏa thuận kinh tế. Mặc dù trong những năm gần đây, đối đầu Iran – phương Tây về vấn đề hạt nhân đã khiến Tehran lệ thuộc nặng vào Trung Quốc, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn thường gặp trục trặc. Hậu quả là, có lí do để tin rằng Iran sẽ quay trở về chính sách thân phương Tây truyền thống sau khi vấn đề hạt nhân được giải quyết. Điều đó sẽ không đem lại lợi ích gì cho Trung Quốc.

Những khoản đầu tư khá lớn của Trung Quốc vào Afghanistan và Iraq cũng đang bị đe dọa. Mặc dù Afghanistan và Iraq không được coi là một phần trong mạng lưới chính sách ngoại giao độc tài của Trung Quốc, nhưng 2 nước này cũng có nhiều điểm tương đồng với các nước kể trên.

Phương Tây vẫn có quan hệ với hai nước này nhưng chỉ về mặt chính trị. Tình trạng bất ổn ở Afghanistan và Iraq khiến các doanh nghiệp phương Tây không “mặn mà” lắm trong việc đầu tư kinh doanh. Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng chịu rủi ro hơn các doanh nghiệp phương Tây và tiến vào hai nước này làm ăn với môi trường ít cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, trong năm nay khi các lực lượng NATO rút hoàn toàn khỏi quốc gia bất ổn Afghanistan và tình trạng bạo lực phe phái bùng phát trở lại ở Iran, rất có thể các khoản đầu tư của người Trung Quốc ở hai nước này sẽ không đem lại nhiều lợi nhuận.

Cuối cùng, ở khu vực châu Mỹ La tinh, Trung Quốc đã xây dựng mối quan hệ thân thiết với Venezuela trong suốt thời kì lãnh đạo của Hugo Chavez. Mối quan hệ này chủ yếu được xây dựng dựa trên quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và ông Chavez. Vì thế khi ông Chavez qua đời hồi đầu năm 2013, tương lai của mối quan hệ Trung Quốc – Venezuela trở nên “mờ mịt”. Nhưng Bắc Kinh đã nhanh chóng thiết lập mối quan hệ thân thiết với người kế nhiệm ông Chavez, tân Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Kết quả là, so với các quốc gia kể trên, chính sách của Trung Quốc về Venezuela đã tiến triển khá tốt.

Cho tới nay, Venezuela là điểm sáng duy nhất trong “mạng lưới” ngoại giao độc tài của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn chung con đường phía trước của chính sách này có vẻ vẫn rất gập ghềnh. 


Lê Dung

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !