Bế tắc ở đâu khiến Trung - Ấn không thể hóa giải căng thẳng biên giới?

Bất đồng về việc rút quân khỏi vị trí chiến lược nằm trên dãy Himalaya khiến căng thẳng biên giới Trung - Ấn chưa được hóa giải. 

Các tướng chỉ huy quân đội Trung - Ấn đang bế tắc trong việc đưa ra phương án tốt nhất để hai bên rút quân khỏi một vị trí chiến lược nằm trên dãy Himalaya. Nếu không thể giải quyết được bế tắc, căng thẳng tranh chấp biên giới giữa Trung - Ấn có thể sẽ bùng phát vào mùa đông năm nay.

Bloomberg dẫn lời một nguồn tin giấu tên thân thuộc với quá trình đàm phán của quân đội Trung - Ấn, cho hay vào tuần trước, Trung Quốc nhấn mạnh Ấn Độ cần phải rút  hàng ngàn quân dự bị và vũ khí điều động tới vùng biên giới mà hai nước đang xảy ra tranh chấp từ năm ngoái bao gồm đồng bằng Depsang nằm trên độ cao lớn. 

{keywords}
Bế tắc trong kế hoạch rút quân và vũ khí khiến Trung - Ấn không thể hóa giải căng thẳng biên giới. (Ảnh: Bloomberg)

Tuy nhiên, hôm 10/10, trong vòng đàm phán thứ 13 nhằm hạ nhiệt căng thẳng biên giới, Ấn Độ đã từ chối lời đề nghị từ phía Trung Quốc khi xem đây sẽ là động thái chứng minh New Delhi phải nhượng bộ. Kể từ đầu năm nay, quân đội Trung - Ấn cũng đã đồng thuật rút quân khỏi một số vị trí khỏi biên giới tranh chấp.

Đồng bằng Depsang bị chia cắt bởi Đường Kiểm soát thực tế (LAC) trên dãy Himalaya, nơi được xem là biên giới chia cắt lãnh thổ Trung - Ấn mà quân đội hai nước từng cùng tiến hành tuần tra.

Trong năm 2020, Trung Quốc đã đưa binh sĩ tới các địa điểm chủ chốt ở đồng bằng Depsang và từ chối để Ấn Độ tiếp cận khu đất rộng 300 km2, theo nguồn tin từ phía Trung Quốc.

Ấn Độ muốn di chuyển tất cả binh sĩ khỏi những địa điểm tranh chấp chủ quyền chủ chốt nằm dọc biên giới nước này với Trung Quốc, nhưng không phải tất cả binh sĩ được rút lui sẽ trở về căn cứ ban đầu. Nguyên nhân là do Ấn Độ sẽ gặp khó trong việc điều quân trở lại vùng biên nếu không may xảy ra xung đột, bởi mỗi binh sĩ cần tới 3 tháng để làm quen với địa hình và môi trường khí hậu. Trái lại, các binh sĩ Trung Quốc sau khi rút khỏi biên giới sát Ấn Độ có thể trở về những căn cứ nằm ở độ cao lớn trên cao nguyên Tây Tạng. Điều đó đồng nghĩa binh sĩ Trung Quốc sẽ không phải học lại cách thích nghi với môi trường. 

Sau vòng đàm phán thứ 13, Lục quân Ấn Độ và Bộ Quốc phòng Ấn Độ không đưa ra bất cứ bình luận nào về chi tiết nội dung được đưa ra họp bàn. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian đã đưa ra tuyên bố hồi tuần trước thông qua bài phát biểu của Đại tá Long Shaohua, phát ngôn viên Chiến khu Tây Bộ thuộc quân đội Trung Quốc.

Ông Long cho hay, phía Trung Quốc đã “có những nỗ lực to lớn” nhằm hạ nhiệt căng thẳng thông qua các cuộc đối thoại giữa quan chức quân sự hai nước trong cuộc họp ở vùng biên giới Chushul – Moldo thuộc bang Ladakh.

“Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn nhất quyết đưa ra những đề nghị phi thực tế và vô lý, càng làm khó khăn thêm cho quá trình đàm phán”, ông Long nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bắc Kinh còn bày tỏ mối quan ngại trước việc Phó Tổng thống Ấn Độ M. Venkaiah Naidu có chuyến thăm tới bang Arunachal Pradesh nằm giáp biên giới với Tây Tạng vào đúng ngày diễn ra vòng đàm phán thứ 13. Tờ China Daily nhận định, động thái này bị xem là “khiêu khích”.

“Trong bối cảnh niềm tin song phương đang ở mức thấp giữa hai nước, Bắc Kinh có đủ lý do để yêu cầu New Delhi dừng ngay các hành động làm phức tạp thêm vấn đề ở biên giới và gây ảnh hưởng tới quan hệ hai nước”, China Daily nhận định.

Trước thời điểm diễn ra vòng đàm phán thứ 13, Trung Quốc đã nhất trí rút quân khỏi các điểm đang xảy ra tranh chấp với Ấn Độ nằm dọc LAC dài 3.487 km, nhưng trừ khu vực cao nguyên Depsang. Nguyên nhân là do cao nguyên rộng 972 km2 có nhiều tuyến đường quan trọng dẫn tới đèo Karakoram, nơi nối khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc với các khu vực của Pakistan.

Bà Yun Sun, nhà nghiên cứu cấp cao kiêm Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, cho rằng hoạt động triển khai tăng cường quân và vũ khí bên phía Ấn Độ còn tạo ra mối đe dọa đối với con đường cao tốc của Trung Quốc nằm ở đường biên giới nối Tây Tạng và Tân Cương.

“Mùa đông năm nay có thể trôi qua một cách bình thường vì đây không phải là khoảng thời gian để xung đột bùng phát. Nhưng theo tôi, chưa có bất đồng nào giữa hai bên được giải quyết thông qua đàm phán hay bằng vũ lực trong tương lai gần”, bà Sun nói.

Dù binh sĩ Trung - Ấn thường xuyên mặt đối mặt ở đồng bằng Depsang, nhưng trong những năm gần đây, những hành động hung hăng lại gia tăng đáng kể tại nhiều địa điểm nằm dọc đường biên giới giữa hai nước. Căng thẳng biên giới Trung - Ấn lên tới đỉnh điểm sau vụ xung đột đẫm máu ở thung lũng Galwan vào tháng 6/2020 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 lính Trung Quốc thiệt mạng.

Sau đụng độ, Ấn Độ điều thêm ít nhất 50.000 lính tăng cường tới biên giới giáp Trung Quốc. Đây là động thái mang tính lịch sử thể hiện kế hoạch sẵn sàng tấn công quân sự của chính phủ New Delhi. Cụ thể, khoảng 20.000 binh sĩ được điều động tới các khu vực nằm dọc đồng bằng Depsang và những vị trí khác nằm ở phía bắc, còn 20.000 lính được lệnh tới phía đông ở bang Arunachal Pradesh và phần còn lại đóng quân gần Bhutan. Hiện Bhutan và Trung Quốc cũng đang xảy ra tranh chấp chủ quyền biên giới.

Sau vòng đàm phán thứ 12 nhằm hạ nhiệt căng thẳng hồi tháng Tám, New Delhi và Bắc Kinh đã cùng đưa ra một tuyên bố chung hiếm hoi khẳng định hai bên đã có cuộc gặp mang tính chất xây dựng.

Vào thời điểm đó, giới chức Ấn Độ cho hay một vùng phi quân sự sẽ được thiết lập sau khi hai bên rút quân và pháo binh. Ngoài ra, vùng phi quân sự sẽ sẽ không được quân đội Trung Quốc hay Ấn Độ tuần tra để tránh xảy ra va chạm.

Số liệu được Trung tâm Chiến lược và Phân tích Trung Quốc tại New Delhi cho thấy cũng vào khoảng thời gian trên, Trung Quốc đã đẩy mạnh tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Quân khu Tây Tạng lên khoảng 70%. Cụ thể, tính tới tháng Sáu năm nay, Trung Quốc đã tổ chức 53 cuộc diễn tâp quân sự ở khu vực này.

Điều này cho thấy quân đội Trung Quốc hiện “sẵn sàng kích hoạt hành động quân sự ở các khu vực khác nằm dọc LAC”, ông Jayadeva Ranade, người đứng đầu Trung tâm Chiến lược và Phân tích Trung Quốc nhấn mạnh.

“Tôi cho rằng, Trung Quốc hiện không có ý định rút quân”, ông Ranade kết luận.

Video: Lính Trung Quốc tuần tra trên khu vực cao hơn 6.000 m so với mực nước biển nằm dọc biên giới phía tây nam giáp với Ấn Độ, Nepal và Bhutan

Trung Quốc khoe 'cơ bắp' trước Ấn Độ gần vùng biên giới tranh chấp

Trung Quốc khoe 'cơ bắp' trước Ấn Độ gần vùng biên giới tranh chấp

Lực lượng quân sự Trung Quốc phụ trách giám sát an ninh gần biên giới tranh chấp với Ấn Độ liên tiếp cho tiến hành tập trận và thử nghiệm vũ khí mới. 

Minh Thu (lược dịch)

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !