Tổng thống Erdogan đến Nga: Được nói, được cả gói mang về

Mới đây, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã có chuyến công du chính thức nước Nga. Trở về từ Moscow, người đứng đầu nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ đã gặt hái được khá nhiều thành quả bao gồm cả tài chính, sự hiểu biết lẫn nhau và cả một tương lai đầy hy vọng.
Tổng thống Erdogan đến Nga: Được nói, được cả gói mang về - ảnh 1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Những khoản tiền được kỳ vọng

Mặc dù trên thực tế chuyến thăm được diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng chương trình nghị sự của cuộc đàm phán giữa hai bên lại được đánh giá là rộng nhất từ trước tới giờ. Do công tác chuẩn bị sơ bộ rất tích cực về ngoại giao, kinh tế và quân nên cả hai phía đã đạt được sự hiểu biết lẫn nhau ở mức tối đa. Điều khiến ông Erdogan hài lòng chính là với chuyến thăm Moscow lần này ông đã mang về một thắng lợi cực kỳ lớn.

Phó giáo sư của Học viện Ngoại giao, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Phương đông, ông Vladimir Avatkov nhận xét: "Sắp tới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải trải qua một cuộc trưng cầu hiến pháp để gia tăng quyền hạn đối với Tổng thống, và người đứng đầu Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại đang rất cần các thành công cả lớn cả nhỏ để qua đó ông có thể có được sự ủng hộ của nhân dân".

Rõ ràng, phương pháp tốt nhất chính là giải quyết vấn đề kinh tế. Ông Erdogan đã tới Moscow để thuyết phục Nga bãi bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt được Moscow áp dụng chống lại Ankara sau vụ không quân nước này bắn hạ máy bay Su-24 của Nga vào cuối năm 2015.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Các hãng kinh doanh và các công ty đang đặt trụ sở tại Nga nên được miễn tất cả các biện pháp trừng phạt và các hạn chế mà họ đang bị áp dụng". Nhắc lại lời Tổng thống, Bộ trưởng Kinh tế Nihat Zaybekchi nói: "Mặc dù các nhà lãnh đạo hai nhà nước còn nhiều bất đồng chính trị, song quá trình loại bỏ các biện pháp hạn chế đang được gói gọn. Chúng tôi đã rất kiên trì chờ đợi kết thúc các thủ tục, hiện giờ kết luận cuối cùng đang được tập trung xem xét".

Phó giáo sư Avatkov tiết lộ, thời gian này khi đề cập đến chuyến thăm Moscow của Tổng thống Erdogan thì chủ đề chính của truyền thông nước này chính là các biện pháp trừng phạt.

Thật không dễ để từ chối ông Erdogan, bởi điện Kremlin đã trì hoãn quá lâu với việc loại bỏ các biện pháp trừng phạt nông nghiệp, và kết quả là Tổng thống Putin đã gặp gỡ người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ của mình. Tổng thống Nga cho biết, Moscow và Ankara đã vượt qua nhiều quan điểm trái ngược đối với vấn đề Su-24, và trong tương lai gần họ chắc chắn sẽ gỡ bỏ tất cả các hạn chế về lĩnh vực nhập khẩu trái cây và rau quả Thổ Nhĩ Kỳ (đặc biệt là cà chua, nho, táo), cũng như gỡ bỏ lệnh cấm thị thực làm việc cho các nhân viên của công ty xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ.Tổng thống Erdogan với tâm trạng hoan hỉ một lần nữa nhắc về triển vọng tăng trưởng thương mại với doanh thu lên đến 100 tỷ USD (năm 2016, con số này chỉ ở mức 15 tỷ USD). Về phần mình, Tổng thống Nga kém lạc quan hơn khi chỉ ghi nhận về khả năng xuất hiện một chân trời hợp tác mới.

Tổng thống Erdogan đến Nga: Được nói, được cả gói mang về - ảnh 2

Tổng thống Nga Putin và Thổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Những chi tiết về Syria

Các vấn đề về chính sách ngoại giao được cho là khó khăn hơn. Tổng thống Putin và người đồng cấp Erdogan có thể sẽ thảo luận trên phạm vi toàn bộ các vấn đề từ chiến tranh Nagorno-Karabakh (nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng cuộc xung đột ở đây là "một nguy cơ ngày càng tăng báo hiệu một cuộc chiến tranh mới") cho tới các vấn đề châu Âu, nhưng tâm điểm vẫn là Syria và Iran.

Đối với Syria, Moscow và Ankara đã đạt đến một mức độ vừa đủ để hiểu biết và tôn trọng lợi ích lẫn nhau. Do đó hai bên đã sẵn sàng "để hiểu và tha thứ cho những sai lầm" đối với cuộc không kích nhầm của Nga hôm 9/2 (dẫn đến một số binh sĩ Thổ thiệt mạng) hay không làm rầm rộ vụ phi công Syria bị rơi máy bay trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Các bên đã đồng tình với cách lý giải trung lập là do nguyên nhân kỹ thuật. Tuy nhiên, giữa họ vẫn còn nhiều bất đồng liên quan đến tương lai của đất nước này.

Ông Vladimir Avatkov nhận định: "Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề nhạy cảm nhất trong chương trình nghị sự chính là người Kurd ở Syria. Ankara luôn phản đối bất kỳ vai trò tự chủ của nhóm người này". Về phía Moscow lại có quan điểm khác, điện Kremlin sẵn sàng hợp tác với những người Kurd trong vấn đề khu vực, miễn là nó có lợi cho tiến trình đàm phán Geneva và đặc biệt là Nga không phản đối nền văn hóa tự trị của họ trong một đất nước Syria tương lai.

Theo ông Avatkov, chỉ khi Moscow và Ankara thống nhất về các mục còn lại của chương trình nghị sự của Syria thì hai bên mới thỏa thuận được về vấn đề Syria. Ví dụ như về số phận của ông Assad chẳng hạn. Chuyên gia cho biết: "Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục phủ nhận lợi ích hợp pháp của Tổng thống Syria, Ankara vẫn hy vọng vị trí của ông Assad sẽ được thay thế bởi những người Hồi giáo Sunni ôn hòa, bởi những người này sẽ hợp tác với Thổ trong một số lĩnh vực". Rõ ràng, chủ đề về tương lai của Syria còn cần phải đàm phán nhiều hơn nữa, không chỉ trong phạm vi Nga-Thổ mà còn phải có cả ba bên Nga-Thổ-Iran.

Cuộc mạo hiểm đối với Iran?

Đây chính là một thời điểm cực kỳ nhạy cảm. Việc Israel và Mỹ muốn thành lập một tổ chức khu vực để chống lại Iran chẳng phải là chuyện gì bí mật. Một ngày trước chuyến thăm của ông Erdogan, Thủ tướng Chính phủ Israel, Benjamin Netanyahu đã có mặt tại Moscow, và kêu gọi Tổng thống Putin tham gia vào việc "loại Iran khỏi Syria". Và nếu ông Netanyahu không thể thuyết phục được ông Putin, thì về mặt lý thuyết có vẻ như Ankara thuận lợi hơn. Iran đã luôn cạnh tranh với Thổ Nhĩ Kỳ để giành ảnh hưởng khu vực, và trong cuộc chiến Syria chính Ankara luôn ủng hộ việc loại bỏ ảnh hưởng của Iran. Thế thì tại sao nước này lại không tìm cách tiếp cận mới để lập lại trật tự?

Bởi vì thực ra đây chưa phải là thời cơ thuận lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là tại trong tình hình hiện nay. Thứ nhất, ông Erdogan hoàn toàn hài lòng với định dạng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ và Iran trong việc giải quyết vấn đề Syria (Akara đã được đảm bảo phù hợp về mặt lợi ích trong vấn đề xây dựng một nhà nước Syria tương lai). Quả là như thế khi vài năm qua Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm phải rất nhiều sai lầm, và nước này cần đối tác để xây dựng lại Trung Đông cho phù hợp với lợi ích của mình. Nhưng lợi ích của họ nằm ở đâu?

Vụ bê bối gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ và Đức (Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ bị cấm tới Đức để thuyết phục công dân Thổ đang sinh sống tại đây bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý trong nước) đã chứng tỏ rằng Liên minh châu Âu nói chung không quan tâm đến Ankara.

Về phía người Mỹ, tình hình cũng không khả quan cho lắm khi tân Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục lôi kéo người Kurd và cam kết bảo vệ họ khỏi sự tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy Syria. Mỹ muốn trước tiên người Kurd ở Syria lấy được thành phố Raqqa, sau đó sẽ biến họ thành công cụ ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với vấn đề Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Phương án hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel rất khó xảy ra, bởi dù gần đây hai bên đã hòa giải song nếu Tổng thống Erdogan vẫn tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho Palestine, thì một cuộc xung đột mới giữa các bên cũng chẳng còn bao xa.

Thế thì cần phải có cả Nga và Iran thì mới tạo nên tam giác Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ. Về mặt lý thuyết không nên ngoại trừ một khả năng mạo hiểm là ông Erdogan vẫn quyết định tiêu diệt trục này, và tham gia vào các chiến dịch chống Iran của phương Tây. Tuy nhiên cũng nên hy vọng rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã lĩnh hội được toàn bộ bài học nửa đầu năm 2016 và sẽ không gây hấn với đối tác duy nhất được coi là hợp tác công bằng.

Đức Dũng (Lược dịch)

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Đang cập nhật dữ liệu !