Tin Biển Đông: Hạ thủy tàu "khủng" xây đảo, Trung Quốc "trêu ngươi" ông Trump

Trung Quốc đã cho hạ thủy một chiếc tàu xây đảo nhân tạo mới ngay trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Bắc Kinh; Trung Quốc muốn loại bỏ tầm ảnh hưởng của Mỹ ở Biển Đông là những thông tin mới nhất về tình hình Biển Đông.

Trung Quốc hạ thủy tàu xây đảo nhân tạo mới

Trung Quốc đã cho hạ thủy một chiếc tàu xây đảo nhân tạo được nước này mệnh danh là "thần kỳ" ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Bắc Kinh. Động thái này cho thấy, Trung Quốc vẫn không ngừng bành trướng mở rộng chủ quyền trái phép ở Biển Đông.

Tàu Thiên Côn Hiệu được Trung Quốc hạ thủy chạy thử hôm 3/11

Theo Financial Times, chiếc tàu nạo vét lớn nhất châu Á của Trung Quốc mang tên Thiên Côn Hiệu, được hạ thủy tại một cảng ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc hôm 3/11 để chạy thử. Thiên Côn Hiệu sẽ chính thức đi vào hoạt động vào năm tới cùng với chiếc tàu của Công ty Nạo vét Thiên Kinh. Đây là con tàu chịu trách nhiệm nạo vét trái phép phần lớn diện tích trên Biển Đông mà Trung Quốc triển khai trong những năm qua.

Thiên Côn Hiệu có khả năng đào được 6.000 m3 đất/giờ, khối lượng tương đương với gần ba bể bơi Olympic. Với chiều dài 140m, chiếc tàu mới có kích thước lớn hơn chiếc tàu của công ty Thiên Kinh.

Tàu Thiên Côn Hiệu còn có khả năng đào ở độ sâu 35 m. Sau khi nghiền nát đá và cát được nạo vét trước đó thành bùn, Thiên Côn Hiệu có thể tự động phóng lượng bùn này đi xa 15 km. Đây là khoảng cách phóng xa nhất đối với một tàu nạo vét hiện nay trên thế giới.

Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã sử dụng hàng loạt tàu nạo vét để xây dựng các đảo nhân tạo chiến lược nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền đơn phương trên 85% diện tích Biển Đông.

Giai đoạn từ năm 2013 đến giữa năm 2016 là khoảng thời gian Trung Quốc triển khai các hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép rầm rộ nhất. Theo đó, Trung Quốc đã xây 7 đảo nhân tạo và cải tạo 2.000 mẫu đất đồng thời xây dựng các sân bay, căn cứ tên lửa và hệ thống radar.

Hồi năm ngoái, Bắc Kinh dường như đã cho dừng hoạt động nạo vét quy mô lớn. Tuy nhiên, việc Trung Quốc hạ thủy tàu Thiên Côn Hiệu cho thấy, nước này vẫn không ngừng quyết tâm bá chủ Biển Đông. 

Mỹ đã nhiều lần lên tiếng cáo buộc Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở Biển Đông. Về phần mình, Bắc Kinh vẫn một mực khẳng định hoạt động xây đảo nhân tạo chỉ phục vụ mục đích hòa bình.

Mối quan hệ Trung – Mỹ từng nhiều lần rơi vào sóng gió liên quan tới vấn đề chủ quyền Biển Đông. Nhiều khả năng trong chuyến thăm 2 ngày tới Bắc Kinh bắt đầu từ ngày 8/11 tới, Tổng thống Trump sẽ đề cập vấn đề Biển Đông trong các cuộc họp với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong thời gian qua, Mỹ cũng đã tiến hành hoạt động tuần tra nhằm đảm bảo "quyền tự do hàng hải" trên Biển Đông nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý và hoạt động xây đảo trái phép của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này.

Gần đây nhất, hôm 10/10, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Chafee của hải quân Mỹ đã thực hiện tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Reuters dẫn lời 3 quan chức Mỹ giấu tên cho hay, sự xuất hiện của tàu Chafee là nhằm thách thức "tuyên bố hàng hải mở rộng " của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Trung Quốc muốn loại Mỹ khỏi Biển Đông

Hồi tuần trước, Trung Quốc và một số thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tổ chức cuộc tập trận cứu hộ hàng hải có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Chia sẻ với Sputnik, chuyên gia Dmitry Mosyakov tại Viện Nghiên cứu định hướng cho rằng, việc Trung Quốc tổ chức tập trận chung với ASEAN đúng dịp tổ chức này kỷ niệm 50 năm thành lập cho thấy, Bắc Kinh đang nỗ lực hạn chế tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Tàu chiến của hải quân Trung Quốc.

Cũng theo ông Mosyakov, hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 31 được tổ chức tại Philippines vào tháng này sẽ đánh dấu một cấp độ đối đầu mới giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực.

"Trung Quốc hiểu rằng mục đích cuối cùng của Mỹ là biến các nước Đông Nam Á trở thành đồng minh. Do đó, Bắc Kinh đang có những nỗ lực ngăn chặn hành động của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang thể hiện khả năng sẵn sàng hợp tác và cùng đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề lớn trong khu vực", ông Mosyakov nói.

Ông Mosyakov nhấn mạnh thêm, trong bối cảnh căng thẳng xung đột trên Biển Đông đang có dấu hiệu lắng dịu, Trung Quốc muốn thỏa hiệp với các nước có cùng tuyên bố chủ quyền trên vùng biển chiến lược này.

Cụ thể, theo ông Mosyakov, Trung Quốc dường như đang có dấu hiệu nhân nhượng để các bên tiến tới ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với các nước ASEAN. Hay như việc Trung Quốc đã cho phép các ngư dân Philippines quay trở lại đánh bắt tại ngư trường trong bãi cạn Scarborough. 

Cuộc diễn tập cứu hộ hàng hải được Trung Quốc tiến hành với các nước Thái Lan, Philippines, Campuchia, Myanmar, Lào và Brunei diễn ra hôm 31/10. Cuộc tập trận này giả định một chiếc tàu chở khách của Trung Quốc va chạm với tàu chở hàng của Lào ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc với sự tham gia cứu hộ của 1.000 nhân viên trên 20 chiếc tàu và 3 trực thăng.

Minh Thu (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !