Thủ tướng Nhật Bản được chắp thêm cánh sau bầu cử

Giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Thượng viện với tư cách là người đứng đầu liên minh cầm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tiếp tục các nỗ lực để hủy bỏ các hạn chế về Hiến pháp đối với việc sử dụng lực lượng vũ trang Nhật ở nước ngoài..
Thủ tướng Nhật Bản được chắp thêm cánh sau bầu cử - ảnh 1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Thượng viện với tư cách là người đứng đầu liên minh cầm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tiếp tục các nỗ lực để hủy bỏ các hạn chế về Hiến pháp đối với việc sử dụng lực lượng vũ trang Nhật Bản ở nước ngoài, cũng như gây sức ép cần thiết để tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế được mệnh danh là “Kinh tế Abe”.

Giành quyền kiểm soát lưỡng viện

Cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản đã được tổ chức thành công vào ngày 10/7 vừa qua với thắng lợi thuộc về liên minh cầm quyền. Mặc dù ở Nhật Bản, Thượng viện không có nhiều quyền lực như ở Hạ viện nhưng Thượng viện cũng có vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị. Thượng viện gồm có 242 ghế và được bầu với nhiệm kỳ 6 năm. Cứ 3 năm/lần, Thượng viện Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ để thay đổi ½ số ghế (121 ghế).

Trong cuộc bầu cử Thượng viện ngày 10/7 vừa qua, đảng cầm quyền Dân chủ Tự do LDP, đứng đầu là Thủ tướng Shinzo Abe, đã giành chiến thắng vang dội. LDP giành được 56 trong số 121 ghế được bầu. Đối tác trong liên minh cầm quyền của LDP là đảng Komeito cũng giành được 14 ghế. Đảng Dân chủ đối lập giành được 32 ghế. Số cử tri đi tham gia bầu cử Thượng viện lần này đạt 54,7%, tăng 2% so với bầu cử lần trước. Cuộc bầu cử này cũng ghi dấu ấn mới khi lần đầu tiên các cử tri đủ 18 tuổi được phép tham gia bầu cử (trước đó là 20 tuổi mới được đi bầu).

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Thủ tướng Shinzo Abe. Để có thể sửa đổi Hiến pháp, Thủ tướng Nhật Bản cần phải có được sự ủng hộ của 2/3 nghị sỹ của cả Thượng viện và Hạ viện. Tại Hạ viện Nhật Bản, ông Abe đã có đủ số ghế cần thiết. Số ghế cần thiết ở Thượng viện là 162 nhưng với kết quả vừa qua, đảng của ông Abe đã kiểm soát được 165 trong số 242 ghế.

Chiến thắng tại bầu cử Thượng viện đã giúp Thủ tướng Abe hoàn toàn kiểm soát được hệ thống chính trị Nhật Bản và cho phép ông Abe đưa ra vấn đề về sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản. Theo các chuyên gia phân tích, mặc dù kiểm soát được cả hai viện nhưng Thủ tướng Nhật Bản sẽ hành động hết sức cẩn trọng. Financial Times cho rằng mục đích chính của ông Abe là tạo ra tiền lệ để sửa đổi Hiến pháp, cụ thể là sửa đổi điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản.

Được biết, Hiến pháp Nhật Bản được thông qua năm 1947, sau khi Nhật thất bại trong Thế chiến lần 2. Hiến pháp Nhật do đó cấm Nhật Bản thành lập Bộ Quốc phòng (Chỉ mang tên là Bộ Phòng vệ) và cấm đưa lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia vào các cuộc xung đột bên ngoài lãnh thổ Nhật.

Rõ ràng với các lợi thế trên, Thủ tướng Nhật Bản sẽ không từ bỏ kế hoạch hủy bỏ “Điều khoản hòa bình” trong Hiến pháp Nhật. Mặc dù kiểm soát được cả hai viện nhưng đây sẽ vẫn là nhiệm vụ không hề đơn giản với ông Abe.

Shinzo Abe- vĩ đại nhưng không đủ mạnh

“Chúng ta đang nói về quá trình chính trị đầy tranh cãi và hết sức phức tạp của Nhật Bản. Sẽ rất khó để đoán được ôngAbe hiện đang có thể làm gì và muốn làm gì”- New York Timest rích dẫn lời của Tobias Harris, chuyên gia phân tích về hệ thống chính trị Nhật Bản của Công ty tư vấn Teneo Intelligence.

Hiện nay, Thủ tướng Nhật trước mắt cần phải làm mềm hóa điều khoản 9 trong Hiến pháp Nhật Bản. Dường như là sự trớ trêu khi đối tác trong liên minh cầm quyền với LDP là Komeito lại là đảng theo tư tưởng phật giáo và tôn sùng hòa bình. Về nguyên tắc, Komeito sẽ không phản đối việc sửa đổi đối với Hiến pháp Nhật nhưng không phải theo cái cách mà ông Abe mong muốn. Đảng này chỉ muốn sửa đổi một số điều khoản liên quan đến việc bảo vệ môi trường, quyền được bảo đảm bí mật đời sống riêng tư của người Nhật chứ không phải sửa đổi điều khoản chống chiến tranh.

Về phần những người dân thường Nhật Bản, quan điểm của họ liên quan đến cải cách Hiến pháp hiện đang có những mâu thuẫn nhất định. Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận xã hội mới được hãng truyền hình lớn nhất Nhật Bản là NHK tiến hành, hiện có đến 1/3 cử tri Nhật Bản ủng hộ tiền hành một số sửa đổi đối với Hiến pháp Nhật. 1/3 lại cho rằng không cần thiết phải có các sửa đổi này. Số còn lại hiện vẫn chưa sẵn sàng đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này.

Thủ tướng Nhật Bản được chắp thêm cánh sau bầu cử - ảnh 2

Thủ tướn Abe sẽ cải cách Hiến pháp?

Trước đó, trong năm 2015, khi Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra vấn đề về việc cho phép lực lượng vũ trang Nhật Bản tham gia một cách có hạn chế vào các cuộc xung đột bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản, những người ủng hộ đường lối hòa bình đã tổ chức khá nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn để phản đối ông Abe.

Sự khởi đầu mới cho “Kinh tế Abe”

Có một điều đáng chú ý là chiến dịch vận động tranh cử của đảng LDP chủ yếu dựa vào các chủ đề về kinh tế. LDP không có bất cứ phát ngôn nào liên quan đến việc hủy bỏ “Điều khoản hòa bình” trong Hiến pháp của Nhật Bản. Thủ tướng Shinzo Abe đang cố gắng sử dụng quyền kiểm soát đối với lưỡng viện Nhật để tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế của mình. Chính sách này được mệnh danh là “Kinh tế Abe” và sau những thành công ban đầu, chính sách này lại gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện.

Hiện phần lớn người dân Nhật Bản cho rằng những gì đang diễn ra trong nền kinh tế là không quan trọng đối với họ. Tuy nhiên, Thủ tướng Abe lại đang muốn thay đổi quan điểm này.

“Tiếng nói của người dân sẽ cho phép chúng ta tiến về phía trước. Chúng ta cần tăng cường thực hiện “Kinh tế Abe” để đáp ứng nhu cầu của người dân Nhật Bản”- ông Abe tuyên bố sau khi kết quả bầu cử Thượng viện được công bố.

Thực tế hiện nay cho thấy “sự kỳ diệu mới” vẫn chưa đến với nền kinh tế Nhật Bản. Tạp chí Spiegel của Đức cho rằng chính sách kinh tế mới dựa trên nền tảng là đồng Yên rẻ sẽ chỉ làm Nhật Bản phải in thêm nhiều tiền. Việc phá giá đồng Yên trước hết sẽ khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mất đi hàng tỷ Yên. Trong vòng 3 năm cầm quyền của ông Abe (bắt đầu từ 26/12/2012), nền kinh tế Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn.

Sự suy giảm của nền kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2016. Tất nhiên, các yếu tố khách quan có vai trò không nhỏ trong sự suy yếu này: các vấn đề kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và sự sụt giảm giá dầu. Tuy nhiên, trong tương lai dài hạn, những vấn đề nội bộ sẽ vẫn là các cản trở chính đối với chính sách kinh tế của ông Abe. Các vấn đề này gồm: sự già hóa của dân số, do lo ngại tương lai đầy khó khăn nên người dân Nhật không muốn chi tiền và một vài yếu tố khác.

Yếu tố đáng chú ý khác là khoản nợ của Nhật Bản đang ở mức rất cao (khoảng 10,5 nghìn tỷ USD, bằng 250% GDP của Nhật). Hiện không có quốc gia phát triển nào có khoản nợ khổng lồ như của Nhật Bản.

Trong khi đó, các quỹ đầu tư nước ngoài thời gian gần đây đang rút dần vốn đầu tư khỏi Nhật Bản. Còn các nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực thu mua đồng Yên của Nhật, nhất là sau sự kiện trưng cầu dân ý ở Anh nghiêng về xu thế Brexit (đưa Anh rút khỏi EU). Điều này khiến tỷ giá đồng Yên đã gia tăng thời gian gần đây nhưng điều này lại làm cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Nhật cũng không thành công trong việc đưa mức lạm phát lên 2%/năm. Mức độ lạm phát 0% cũng là yếu tố cản trở sự phát triển của kinh tế Nhật Bản.

Về tổng thể, Chính phủ của Thủ tướng Abe cũng đã đạt được một số thành công trong cải cách kinh tế như giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, những thành công này chỉ là số ít so với những vấn đề kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt. Không hề ngạc nhiên khi các chuyên gia kinh tế nhận định rằng Nhật Bản đang trở thành điểm bất ổn mới của kinh tế thế giới. Cựu chuyên gia kinh tế chính của IMF Oliver Blanshar cho rằng đất nước “Mặt trời mọc” sẽ nhanh chóng bị rơi vào cuộc khủng hoảng khả năng thanh toán ở quy mô lớn.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ “Expert – Chuyên gia”.

Đức Dũng (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !