Thủ tướng Đức Merkel: Từ vị thế hàng đầu đến kẻ ngoài cuộc

Những diễn biến đầy sóng gió của chính trường Đức đang phơi bày một thực tế khá phũ phàng với đương kim Thủ tướng Đức Angela Merkel: Từ vị thế hàng đầu trên chính trường Đức, bà Merkel dường như đang bị đẩy ra ngoài cuộc.
Thủ tướng Đức Merkel: Từ vị thế hàng đầu đến kẻ ngoài cuộc - ảnh 1

Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Trái ngược với nhiều dự đoán của giới phân tích, cạnh tranh trước bầu cử ở Đức đang diễn ra hết sức quyết liệt. Điều này được thể hiện qua sự thay đổi liên tục vị thế của các đảng phái chính nước Đức (Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo- CDU của Thủ tướng Angela Merkel và đảng Dân chủ-Xã hội- SPD của ông Martin Schulz).

Trong một vài tháng trước, SPD vẫn bị CDU dẫn ở một khoảng cách khá xa nhưng hiện SPD đã đuổi kịp, thậm chí vượt qua CDU ở nhiều tiêu chí. Tương quan lực lượng đang nghiêng về phía SPD sau khi đảng này đề cử Martin Schulz, cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu, ra tranh cử với bà Angela Merkel.

Sự trở lại của “đứa con lạc đường” Martin Schulz tỏ ra khá hiệu quả. Martin Schulz đã thành công trong việc khuấy đảo chính trường Đức - nơi chứng kiến sự vượt trội không đối thủ của bà Angela Merkel trong gần hai thập kỷ qua. Sau khi bà Merkel công bố ý định sẽ tiếp tục tranh cử chức Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 4, hầu hết các chuyên gia phân tích chính trị Đức đều cho rằng bà Merkel sẽ dễ dàng giành chiến thắng.

Nhận định này càng được củng cố khi cựu Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier, người uy tín đã vượt ra khỏi biên giới nước Đức, quyết định ra tranh cử Tổng thống. Sau đó, thủ lĩnh SPD là Sigmar Gabriel đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng Đức.

Tuy nhiên, dường như những động thái trên của SPD được đưa ra để đánh lạc hướng bà Merkel trong việc chuẩn bị cho bầu cử. Trong đại hội của mình, SPD đã đi nước cờ cao tay khi bầu Martin Schulz làm chủ tịch mới của đảng và là ứng cử viên cạnh tranh với bà Merkel.

Quyết định này của SPD đã tạo ra những thay đổi lớn trên chính trường Đức. Tuy nhiên, tiêu điểm chính của chính trường Đức hiện nay không phải là các cuộc bầu cử mà là sự tương quan cán cân lực lượng trên chính trường. Vấn đề là ở chỗ đến cuối tháng 1/2017, CDU vẫn đang vượt qua SPD ở trong hầu hết các lĩnh vực và khoảng cách ở mức khoảng 10%. Khi đó đã có cảm tưởng rằng cuộc bầu cử Quốc hội Đức vào tháng 9 tới và sau đó là cuộc bầu cử Thủ tướng sẽ chỉ là “show diễn” của CDU và bà Merkel.

“Thật là phi thường!”- Giám đốc Viện Xã hội Insa German Binkert đã không thể giấu được cảm xúc của mình khi công bố kết quả của cuộc thăm dò dư luận xã hội mới nhất được tiến hành từ ngày 3-6/2 theo đơn đặt hàng của tạp chí Bild. “Tôi có thể nói rằng sẽ không thể nâng cao uy tín của đảng thêm 10% chỉ trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, điều đó đã xảy ra”. Theo đó, uy tín của ông Martin Schulz đã tăng lên 50% và bà Merkel sụt xuống chỉ còn 34%.

Trong vòng 2 tuần qua, ông Martin Schulz đã giúp SPD nâng cao mức độ tín nhiệm từ 21% lên 31%. Sự tăng trưởng ấn tượng này cho phép SPD trở lại vị thế hàng đầu trong các cuộc bầu cử sắp tới vì hiện mức tín nhiệm của CDU đã giảm từ 33% xuống còn 30%.

Thủ tướng Đức Merkel: Từ vị thế hàng đầu đến kẻ ngoài cuộc - ảnh 2

Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Đây là lần đầu tiên mức tín nhiệm của CDU sụt xuống vị trí thứ 2 kể từ năm 2010, mặc dù còn hơn 7 tháng nữa mới đến bầu cử. Mặc dù ở một số chỉ số khác, CDU vẫn đang vượt SPD nhưng điều đó không có nghĩa là CDU sẽ vẫn duy trì được khoảng cách này. Sự tăng trưởng ấn tượng của SPD khiến không chuyên gia nào còn dám chắc về chiến thắng dành cho CDU.

Trước sự thay đổi cán cân một cách đột ngột này, Thủ tướng Angela Merkel chỉ có thể phản ứng bằng khẩu hiệu: Liên minh CDU/CSU sẽ vẫn giữ được vị thế trung tâm.

Về phần mình, đối tác liên minh với CDU là đảng Liên minh Xã hội-Cơ đốc giáo (CSU)- đối tác liên kết lâu năm với CDU, cũng đã bày tỏ quan điểm của mình. Trong cuộc họp báo hôm thứ hai vừa qua ở thủ đô Munich với bà Merkel, thủ lĩnh CSU Horst Zeehofer, cho dù vẫn còn nhiều bất đồng với bà Merkel về chính sách nhập cư, đã lên tiếng khẳng định CSU sẽ vẫn ủng hộ CDU và cá nhân bà Merkel.

Hầu hết các chuyên gia Đức nhận định rằng, cho dù đảng nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức sắp tới thì đảng đó cũng sẽ không thể giành đa số ghế để đơn phương thành lập chính phủ mới. Điều đó có nghĩa là đảng chiến thắng sẽ phải tìm đảng phái khác nhằm liên minh thành lập chính phủ và sự lựa chọn là khá nhiều.

SPD cũng có thể sẽ liên minh với CDU nhưng sẽ giành vị thế đứng đầu, CDU ở thế yếu hơn. Nhiều khả năng sau khi SPD giành chiến thắng, đảng này sẽ liên kết với đảng Cánh tả và “Liên minh 90”/“đảng Xanh”. Khi đó, nhiều khả năng CDU sẽ thất thế và bà Angela Merkel sẽ phải từ giã chính trường Đức.

Đức Dũng (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !