Taliban sẽ lấy tiền ở đâu để điều hành Afghanistan khi bị Mỹ bỏ mặc?

Đối với Taliban, giành chiến thắng trên chiến trường dường như dễ dàng hơn điều hành Afghanistan nhất là những thách thức về tài chính. 

Sau khi giành được quyền kiểm soát lãnh thổ Afghanistan, câu hỏi đặt ra với Taliban là lực lượng này sẽ làm cách nào để điều hành đất nước và phát triển kinh tế?

Trong vòng 20 năm qua, ngoài các khoản viện trợ quân sự, chính phủ Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới đã đổ số lượng lớn tiền cho chính phủ Afghanistan để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

{keywords}
Người dân Afghanistan thường giao dịch tiền mặt với những người đổi tiền phi chính thức hơn là với ngân hàng. (Ảnh: AP)

Tuy nhiên, sau khi Taliban chiếm được Kabul, Mỹ nhanh chóng cho rút toàn bộ công dân và binh sĩ về nước. Còn hiện tại việc Mỹ có viện trợ tiếp cho Afghanistan dưới thời Taliban lãnh đạo hay không là câu hỏi chưa có câu trả lời. Ngoài ra, hàng tỉ USD dự trữ trong Ngân hàng Trung ương Afghanistan cũng đã bị phong tỏa. Điều này đồng nghĩa với việc Taliban sẽ phải tìm cách khác để có thể trả lương cho các quan chức chính phủ, cũng như hỗ trợ cuộc sống người dân và tái thiết cơ sở hạ tầng.

Afghanistan nay đã khác xưa

Theo bài viết đăng trên tờ The Conversation của Australia, trong những năm 1990, dân số Afghanistan là dưới 20 triệu người. Quốc gia này chủ yếu sống dựa vào nguồn viện trợ quốc tế. Điển hình, vào năm 1997, khoản ngân sách của chính phủ của Taliban chỉ là 100.000 USD. Số tiền này còn không đủ để trả lương cho các quan chức chính phủ, chứ chưa nói tới nhu cầu quản lý và phát triển đất nước.

Nhưng hiện tại, Afghanistan đã thay đổi rất nhiều. Dân số quốc gia này tăng nhanh chóng và người dân được hưởng nhiều dịch vụ như chăm sóc y tế, giáo dục cùng các nhu cầu thiết yếu khác. Vào năm 2020, Afghanistan có khoản ngân sách phi quân sự là 5,6 tỉ USD.

Kết quả, Kabul nhanh chóng chuyển mình từ thành phố bị chiến tranh tàn phá thành một thủ đô hiện đại với sự xuất hiện của vô số tòa nhà cao tầng, quán cà phê internet, nhà hàng và trường đại học.

Phần lớn khoản chi cho hoạt động phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng ở Afghanistan kể từ năm 2001 là do nhiều nước trên thế giới hỗ trợ. Trong đó, Mỹ và các nhà tài trợ quốc tế chiếm tới 75% trong khoản chi phi quân sự của chính phủ Afghanistan trong những năm trước đây. Ngoài ra, Mỹ còn tài trợ 5,8 tỉ USD kể từ năm 2001 để giúp Afghanistan phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng.

Nguồn thu của chính phủ Afghanistan cũng tăng nhanh chóng nhờ tăng trưởng chi tiêu nội địa trong những năm gần đây. Nguồn tiền này bao gồm thuế hải quan, thuế thu nhập cùng phí dịch vụ như hộ chiếu, thông tin liên lạc, cầu đường, cùng nguồn khoáng sản chưa được khai thác.

Nhưng đáng buồn là tình trạng tham nhũng tràn lan trong chính phủ Afghanistan đã đẩy nền kinh tế nước này tụt dốc. Theo bản báo cáo vào tháng Năm, 8 triệu USD bị biển thủ khỏi quốc gia này mỗi ngày. Tương đương với khoảng 3 tỉ USD bị tham nhũng mỗi năm ở Afghanistan.

{keywords}
Người dân Afghanistan đối mặt với khó khăn kinh tế sau khi Taliban chiếm được quyền điều hành đất nước. (Ảnh: Reuters)

Taliban lấy tiền ở đâu?

Trong hàng chục năm qua, Taliban có nguồn thu riêng để duy trì hoạt động của lực lượng phiến quân. Riêng năm tài khóa 2019 – 2020, Taliban đã thu về 1,6 tỉ USD. Phần lớn số tiền này là nhờ buôn bán thuốc phiện với 416 triệu USD, khai thác khoáng sản như quặng sắt, vàng và đá cẩm thạch là hơn 400 triệu USD, cùng khoản hỗ trợ 240 triệu USD từ các cá nhân và nhóm tài trợ. 

Thậm chí, các cơ quan tình báo Mỹ và một số quốc khác cho rằng nhiều nước như Nga, Iran, Pakistan và Trung Quốc đã hỗ trợ tài chính cho Taliban. Bởi theo họ, nhờ nguồn hỗ trợ lớn mà Taliban mới có thể mua được số lượng lớn vũ khí và phát triển năng lực quân sự nhanh chóng để tấn công thần tốc ngay sau khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan. Tốc độ giành chiến thắng và chiếm được thủ đô Kabul của Taliban cũng đã khiến giới chức Mỹ vô cùng bất ngờ.

Tuy nhiên, đối với Taliban, giành chiến thắng trên chiến trường dường như là dễ dàng hơn so với chuyện điều hành đất nước. 

Bởi trên thực tế, Afghanistan đang trải qua đợt hạn hán trầm trọng, dẫn tới cuộc khủng hoảng lương thực và đe dọa cuộc sống của hơn 12 triệu người, tương đương 1/3 dân số nước này. Giá cả lương thực và các mặt hàng thiết yếu khác hiện tăng phi mã, trong khi phần lớn các ngân hàng đã tái mở cửa hoạt động song nguồn tiền mặt sẵn có chỉ có hạn.

Tương tự như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nền kinh tế Afghanistan cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Các cơ sở y tế công của Afghanistan hiện phải đối mặt với nguồn hỗ trợ tài chính thiếu hụt nghiêm trọng.

Những thách thức về tài chính đang là bài toán khó với Taliban. Bởi khoản dự trữ 9,4 tỉ USD của Afghanistan đã bị phong tỏa ngay sau khi Taliban chiếm được thủ đô Kabul vào ngày 15/8. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đình chỉ hơn 400 triệu USD khoản dự trữ khẩn cấp định giải ngân cho Afghanistan. Liên minh châu Âu (EU) đã cho dừng kế hoạch giải ngân 1,4 tỉ USD viện trợ cho Afghanistan cho tới năm 2025.

Những nguồn thu tiềm năng cho chính phủ lâm thời Taliban

Taliban hiện nắm quyền kiểm soát toàn bộ các đường biên giới và văn phòng chính phủ trên lãnh thổ Afghanistan. Do đó, phe phiến quân có thể thu được toàn bộ thuế nhập khẩu, hải quan và các nguồn thuế khác.

Dù Taliban tuyên bố sẽ cấm nông dân Afghanistan trồng cây thuốc phiện với hy vọng nhận được sự công nhận đầy đủ của cộng đồng quốc tế đối với chính phủ mà Taliban xây dựng. Nhưng nếu cộng đồng quốc tế không công nhận tính hợp pháp của lực lượng Hồi giáo, không loại trừ khả năng Taliban sẽ thay đổi quan điểm và tiếp tục thu khoản lợi lớn nhờ buôn lậu thuốc phiện. Afghanistan hiện được cho là nguồn cung cấp 80% thuốc phiện và heroin trên toàn cầu.

Nguồn cung tiềm năng thứ ba phải kể tới lĩnh vực khai khoáng. Bởi Afghanistan được cho đang sở hữu số tài nguyên có giá là 1 ngàn tỉ USD. Trung Quốc cũng đã bày tỏ mong muốn được tham gia lĩnh vực khai thác các khoáng sản như lithium, sắt, đồng và coban ở Afghanistan.

Theo tác giả của bài viết trên tờ The Conversation, một vài chính phủ như Nga, Qatar, Iran và Pakistan lâu nay đã hỗ trợ tài chính cho Taliban và dường như sẽ vẫn làm như vậy trong tương lai. Còn Trung Quốc đã có tuyên bố ám chỉ khả năng tạo dựng quan hệ với chính phủ lâm thời Taliban, sau khi Taliban nhấn mạnh đưa Afghanistan trở thành “đối tác quan trọng”.

Điển hình, vào ngày 8/9, Trung Quốc tuyên bố trao cho Afghanistan khoản viện trợ khẩn cấp 31 triệu USD. Bên cạnh ngành khai thác khoáng sản, Trung Quốc còn muốn mở rộng Sáng kiến Vành đai và Con đường, dự án phát triển cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới, ở Afghanistan.

Không loại trừ khả năng trong thời gian tới, Taliban sẽ thuyết phục để Mỹ và các nước châu Âu tiếp tục tiến hành viện trợ cho Afghanistan, cũng như hy vọng Liên Hợp Quốc xóa bỏ các lệnh trừng phạt đang áp đặt với lực lượng Hồi giáo kể từ năm 1999.

Về phần mình, Taliban cũng khẳng định chính phủ lâm thời sẽ hoạt động khác so với những năm 1990. Theo đó, Taliban hứa tôn trọng các quyền của phụ nữ và cấm các nhóm khủng bố hoạt động trên lãnh thổ Afghanistan. Do đó, EU, Mỹ và nhiều quốc gia khác có thể sử dụng quân bài viện trợ và đóng băng nguồn tiền dự trữ để buộc Taliban phải giữ đúng lời hứa.

Dân buôn vũ khí ở Afghanistan trúng mánh lớn nhờ Taliban

Dân buôn vũ khí ở Afghanistan trúng mánh lớn nhờ Taliban

Kinh tế Afghanistan rơi vào khủng hoảng sau khi Taliban chiếm quyền kiểm soát, nhưng dân buôn vũ khí ở quốc gia này lại đang trúng mánh lớn. 

Minh Thu (lược dịch)

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !