Tại sao Hy Lạp lại có khối nợ lớn như vậy?

Hy Lạp đã phải tìm cách trả một khoản nợ 1,8 tỉ USD cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước ngày 30/6 để tránh vỡ nợ, và cuối cùng đất nước đã không thể trả nợ.

Hiện Hy Lạp đang chờ đợi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra, khi người dân bỏ phiếu ủng hộ điều kiện mà các chủ nợ đưa ra hoặc phản đối và đối mặt với nguy cơ ra khỏi vùng đồng tiền chung châu Âu. Dưới đây là những gì bạn nên biết về vấn đề này.

Tại sao Hy Lạp lại có khối nợ lớn như vậy? - ảnh 1

EU đang buông tay với Hy Lạp?

Tại sao Hy Lạp có khối nợ lớn như vậy?

Giống như một gia đình tiêu xài nhiều hơn số tiền mỗi tháng họ thu về, Hy Lạp đã chồng chất một núi nợ khi đã chi tiêu quá mức cho phép.

Ông David Kotok, giám đốc đầu tư của công ty Cumberland Advisors cho biết, “việc chính phủ liên tục vay nợ để thực hiện những lời hứa mà chính trị gia đưa ra” đã khiến Hy Lạp trở nên khánh kiệt.

Tệ hơn nữa, vì mục đích lợi ích xã hội, độ tuổi nghỉ hưu ở Hy Lạp là 57 tuổi. Con số này so với ở Mỹ là khá thấp, khi người nghỉ hưu bắt đầu nhận lương của mình ở tuổi 62. Mặc dù nghỉ hưu sớm rất tốt đối với người lao động Hy Lạp, nó đã gây ra gánh nặng tài chính lớn cho chính phủ.

Việc trốn thuế ở Hy Lạp cũng rất phổ biến, khi người dân lảng tránh nghĩa vụ của mình, chính phủ vốn đã ít ngân sách nay lại không thu được nhiều lợi nhuận cho mình.

Ai đã cho Hy Lạp vay và tại sao?

Ban đầu, Athens đã vay hàng tỉ USD từ các ngân hàng châu Âu để giúp Hy Lạp sống sót (và những ngân hàng này đã đồng ý cắt bớt 50% những khoản nợ này vào tháng 10/2011). Nhưng Hy Lạp không thể thu được tiền để trả các khoản nợ này và khiến vấn đề ngày càng trầm trọng. Hy Lạp không thể thu tiền từ thị trường do các nhà đầu tư lo ngại họ sẽ không thu về tiền của mình nếu họ cho Hy Lạp vay.

Khi Hy Lạp trên đà đến phá sản vào đầu năm 2010, cũng như mối đe dọa của một cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu đang đến gần, đất nước đã nhận được 2 lần cứu trợ tổng cộng lên đến 240 tỉ euro (tức 268,8 tỉ USD) từ ba tổ chức kinh tế châu Âu, đó là Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), IMF và Ủy ban Châu Âu (EC). Phần lớn số tiền mà Athens đang nợ đều thuộc về 3 tổ chức này.

Tại sao Hy Lạp vẫn chưa trả nợ?

Những điều kiện để nhận gói cứu trợ rất ngặt nghèo. Chính sách tiết kiệm của họ cũng đồng nghĩa với việc giảm chi tiêu, đẩy thuế cao hơn, truy quét những đối tượng trốn thuế và các biện pháp khác nhằm đưa nền kinh tế Hy Lạp trở lại. Nhưng Hy Lạp vẫn không thể tìm đủ vốn để tự trả nợ cho mình.

Tại sao Hy Lạp lại có khối nợ lớn như vậy? - ảnh 2

Một người dân Hy Lạp phản đối những điều kiện cứu trợ của châu Âu.

Vi vậy, tình hình tài chính của Hy Lạp trở nên xấu đi. Tỉ lệ thất nghiệp ở đây giờ đến trên 25% và GDP đã giảm 30% kể từ năm 2008, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Nợ của Hy Lạp giờ đây gấp 200% so với GDP của nước này. “Hy Lạp chưa bao giờ thay đổi chính sách của mình”, ông Kotok nói. “Họ vẫn làm như những gì đã làm trước kia”.

Sau cùng, phần lớn khoản tiền cứu trợ mà Hy Lạp nhận được được dùng để trả nợ cho các chủ nợ. Nhưng họ không thể trả khoản nợ khổng lồ mà mình đang có khi mà nền kinh tế đang yếu kém.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp không trả nợ?

Nếu Hy Lạp vỡ nợ, nền kinh tế sẽ tiếp tục bị thu hẹp và việc làm sẽ trở nên ít hơn. Những lo ngại về tương lai đất nước sẽ lớn dần. Người dân Hy Lạp sẽ gặp khó khăn khi rút tiền khỏi ngân hàng. Hỗ trợ từ chính phủ sẽ trở nên khan hiếm. Trong khi đó, người dân sẽ luôn phải tham gia bầu cử để chọn người lãnh đạo mới.

Hy Lạp cũng sẽ trở thành nước phát triển đầu tiên không thể trả nợ IMF. Thông thường, IMF sẽ cho phép một khoảng thời gian 30 ngày trước khi một nước tuyên bố vỡ nợ, tuy nhiên Giám đốc Điều hành IMF Christine Lagarde nói rằng Hy Lạp sẽ không có đặc quyền này.

Việc Hy Lạp vỡ nợ cũng có nghĩa là ECB sẽ cắt bỏ khoản ngân sách hỗ trợ khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp, và người dân sẽ còn tiếp tục rút tiền khỏi ngân hàng. Hoạt động kiểm soát tài chính (hay thậm chí là cấm) đối với số tiền mà người dân gửi ngân hàng có thể xảy ra.

“Hy Lạp sẽ không nhận được bất kỳ khoản vay với những điều khoản thông thường nào, và chính phủ sẽ phải thực thi những thay đổi chính sách ngặt nghèo”, ông Axel Merk, giám đốc đầu tư của công ty Merk Investments của Mỹ cho biết. “Thêm vào đó, các ngân hàng của Hy Lạp sẽ sụp đổ, khiến nền kinh tế tiếp tục kiệt quệ. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là phỏng đoán”.

Tại sao Hy Lạp lại có khối nợ lớn như vậy? - ảnh 3

Bạo động có nguy cơ xảy ra ở Hy Lạp.

Ông Merk nói, Hy Lạp có thể sẽ công bố loại tiền tệ mới, nhưng điều đó không có nghĩa người dân sẽ chấp nhận nó.

Phản ứng của thị trường tài chính sẽ rất tiêu cực. Các nhà đầu tư sẽ nhanh chóng xem xét xem liệu Hy Lạp vỡ nợ có gây ra phản ứng dây chuyền, lây lan sang các nền kinh tế khác trên thế giới hay không. Hiện tại, nhiều người cho rằng Hy Lạp không phải là một “rủi ro có hệ thống” đối với nền kinh tế thế giới.

Những nguy cơ nào đang đón chờ nền kinh tế châu Âu?

Cho đến nay đã có những ý kiến khác nhau về ảnh hưởng của việc Hy Lạp vỡ nợ. Theo ông Merk, nguy cơ sẽ là “không nhiều, đây là vấn đề của Hy Lạp”.

Mặc dù Hy Lạp đang khó khăn, nền kinh tế ở các nước vùng đồng tiền chung châu Âu đang ổn định trở lại nhờ chương trình mua trái phiếu chính phủ của ECB nhằm bơm nền kinh tế quốc gia bằng cách giữ lãi suất thấp và đẩy mạnh hoạt động kinh tế. Vùng đồng tiên chung châu Âu đã vượt qua thời kỳ suy thoái và GDP đã tăng 0,4% trong quý 1 năm 2015.

Bởi nền kinh tế Hy Lạp chủ yếu tập trung vào ngày du lịch, cùng với việc phần lớn khối nợ của nước này không còn thuộc về các ngân hàng châu Âu và ECB giờ đây đã có công cụ dự phòng nếu vấn đề mới xảy ra, việc Hy Lạp vỡ nợ sẽ không khiến vùng EU sụp đổ.

Tuy nhiên, ông Kotok lại cho rằng phản ứng của thị trường đối với Hy Lạp đến nay vẫn chưa thể xác định được. Ông nói: “Chúng ta không thể nói trước được gì về những gì sẽ diễn ra ở châu Âu. Đó là rủi ro không thể nhìn thấy được”.

Những nguy cơ nào đang đón chờ Hy Lạp?

Ông Merk nói: “Tình hình ở Hy Lạp sẽ không hề tốt đẹp”. Vai trò của Hy Lạp trong nhóm các nước Vùng đồng tiền chung Châu Âu sẽ bị lung lay. Rất có thể nước này sẽ buộc phải rời EU. Hơn thế nữa, nếu Hy Lạp không thống nhất thỏa thuận cứu trợ kinh tế, nhiều khả năng những vấn đề tài chính và kinh tế sẽ còn trở nên năng nề hơn nữa, khiến người dân phải chịu gánh nặng rất lớn.

USA Today (Nước Mỹ ngày nay) là một tờ báo được xuất bản vào năm 1982, chủ sở hữu là Tập đoàn Gannett và được phân phối khắp nước Mỹ. Theo một số thông tin không chính thức, tờ báo này có tổng số lượng phát hành lớn nhất của báo Mỹ và lớn thứ hai trong hệ thống báo tiếng Anh. USA Today nổi tiếng về các cuộc thăm dò dư luận trong nước Mỹ.

Anh Tuấn (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !