'Bằng mặt không bằng lòng' với Mỹ, Đức muốn kéo Nga gia nhập NATO?

Mới đây, một nghị sĩ Đức đề nghị Chính quyền Thủ tướng Merkel trên cương vị Chủ tịch luân phiên EU nên mời Nga gia nhập NATO.

Nga đang trở thành một "chiếc bánh ngọt" mà các nước phương Tây phải cạnh tranh nhau để lôi kéo. Sau khi Tổng thống Trump mời Nga tham gia nhóm G7, mới đây, các nhà lập pháp Đức đã kêu gọi Nga gia nhập NATO. Phát biểu tại Diễn đàn thanh niên Potsdam lần thứ sáu hôm 25/7, một nghị sĩ Đức và là thành viên của đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) hiện đang cầm quyền, đã đề xuất Chính phủ Đức mời Nga gia nhập NATO, vì điều này rất có lợi cho an ninh châu Âu.

{keywords}
 Trụ sở NATO. Nguồn: people.com.cn.

Trước đó, cuối năm 2019, Ấn phẩm Handelsblatt của Đức cũng đề nghị, Tổng thống Mỹ Donald Trump nên mời Nga tham gia NATO. Việc Nga gia nhập NATO có thể biến liên minh thành một tổ chức an ninh xuyên Đại Tây Dương từ Vladivostok đến Lisbon. Không chỉ vậy, việc này có thể tạo ra triển vọng đàm phán mới về giải trừ hạt nhân và thiết lập một cuộc đối thoại ba bên giữa Washington, Moscow và Bắc Kinh.

Giới phân tích phương Tây cho rằng, NATO là một liên minh quân sự của phương Tây được thành lập trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Vào thời điểm đó, đối thủ chính của NATO là Liên Xô. Mặc dù quan hệ giữa Nga và NATO đã “nồng ấm” hơn sau khi Liên Xô tan rã, nhưng NATO vẫn coi Nga là đối thủ hàng đầu của mình. Nếu NATO “hấp thụ” Nga, NATO có thể sẽ rơi vào trạng thái “không đối thủ” và sẽ bị mất đi ý nghĩa ban đầu của khối này.

Trên thực tế, Nga đã 4 lần đề nghị gia nhập NATO nhưng đều không được chấp thuận. Tháng 3/1954, Bộ Ngoại giao Liên Xô đề nghị được gia nhập NATO với điều kiện liên minh này đứng trung lập. Mỹ, Anh và Pháp bác bỏ đề nghị với lý do việc kết nạp Liên Xô "không phù hợp với tôn chỉ phòng thủ và dân chủ" của khối.

Đến năm 1983, Liên Xô tiếp tục đề cập đến việc gia nhập NATO với lý do quan hệ với Trung Quốc đang xấu đi, nhưng tiếp tục bị Mỹ, Đức từ chối. Năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, Tổng thống Nga Boris Yeltsin gửi thư đến trụ sở NATO tại Bỉ, bày tỏ mong muốn gia nhập tổ chức này trong tương lai. Tuy nhiên, NATO khước từ đề nghị của Yeltsin. Năm 2002, sau khi Tổng thống Vladimir Putin nhậm chức, Nga lần thứ tư cân nhắc gia nhập NATO.

Mặc dù tháng 5/2002, Tổng thống Mỹ George W. Bush gặp với Tổng thống Putin ở Italy để ký kết hiệp định giúp Nga có tiếng nói bên cạnh NATO. Việc thành lập Hội đồng NATO - Nga được tất cả thành viên của khối tán thành. Tuy nhiên, NATO vẫn coi Nga là mối đe dọa và không chấp nhận tư cách "thành viên đầy đủ" của Moscow. Từ 2010 đến nay, hai bên bắt đầu giai đoạn hợp tác mới, nhưng quan hệ liên tục thăng trầm do những bất đồng trong cuộc khủng hoảng Ukraine và việc Mỹ triển khai tên lửa ở châu Âu.

Hiện tại, Đức đột nhiên muốn lôi kéo Nga vào NATO, nhiều phân tích cho rằng, đề xuất của Đức về cơ bản chỉ là một phản ứng đối với mối quan hệ Đức-Mỹ đang xấu đi gần đây. Nhiều khả năng Đức đang muốn sử dụng vấn đề này để gây sức ép cho các cuộc đàm phán với Mỹ.

Hiện, Đức và Mỹ đang ngày càng xa nhau, sau khi chính quyền Trump lên cầm quyền quyền, vị Tổng thống này đã theo đuổi chính sách "Nước Mỹ trên hết", chính sách này đã làm Mỹ dần tách biệt với các đồng minh châu Âu  và "rạn nứt xuyên Đại Tây Dương" ngày càng rõ ràng hơn, trong đó điển hình là mối quan hệ Mỹ - Đức.

Trước hết, Đức và Mỹ đang có những tranh cãi gay gắt về vấn đề chi tiêu quân sự. Chính quyền Trump đã nhiều lần cáo buộc Đức không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của NATO và không thực hiện hết trách nhiệm đồng minh của mình. Theo yêu cầu của Mỹ, Đức cần tăng chi tiêu quân sự lên 2% GDP hoặc hơn.

Về phía Đức, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karrenbauer tuyên bố rằng, yêu cầu của Mỹ về việc tăng chi tiêu quân sự là không hợp lý, tiêu chuẩn này "không thể đo lường chính xác tình trạng hỗ trợ ngân sách quốc phòng cho NATO của các quốc gia thành viên", đặc biệt là trong bối cảnh cả thế giới ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, do đó cần tìm giải pháp hợp lý hơn cho vấn đề chi tiêu quân sự.

{keywords}
Ông Trump và bà Merkel được ví như “nước với lửa”. Nguồn: people.com.cn.

Để gây áp lực với Đức, chính quyền Trump đã đe dọa sẽ rút quân khỏi Đức, đồng thời, Tổng thống Trump thậm chí còn đe dọa rút khỏi NATO. Phía Đức rất không “hài lòng” và tin rằng, hành động của Mỹ sẽ làm lung lay khả năng phòng thủ chung của NATO.

Ngoài ra, Mỹ cũng tiến hành trừng phạt một số công ty Đức liên quan đến dự án North Stream 2 giữa Nga và Đức. Mỹ cho rằng, dự án này đã làm mối quan hệ giữa Đức và Nga quá gần gũi, điều này khiến Đức “nổi giận”.

Trong bối cảnh đó, Đức đang mất niềm tin vào Mỹ và đã bắt đầu suy nghĩ lại về liên minh giữa Châu Âu và Mỹ, đồng thời cũng tìm cách khẳng định vai trò lớn hơn của mình trong các vấn đề quốc tế, trong đó lôi kéo Nga là một sự lựa chọn hàng đầu của Đức.

Bộ Ngoại giao Đức mới đây tuyên bố, Berlin sẽ bỏ qua áp lực của Washington và tiếp tục duy trì hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng, thậm chí cho dù Mỹ tiến hành các biện pháp trừng phạt, Đức vẫn hợp tác với Nga. Một quan chức Đức xác nhận, trên cương vị Chủ tịch luân phiên EU, Thủ tướng Đức Merkel đang xem xét khởi động các hành động phối hợp ở cấp EU để đối phó với mối đe dọa trừng phạt của Mỹ.

Theo Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Quân sự thế giới thuộc Học viện quan hệ Quốc tế Trung Quốc, ông Phương Hiểu Chí, mặc dù sự khác biệt giữa Đức và Mỹ đang ngày càng gia tăng và mối quan hệ Đức-Nga đang xích lại gần nhau, thì vẫn không có khả năng Đức sẽ lôi kéo Nga vào NATO để chống lại Mỹ.

Về bản chất, Đức và Nga xích lại gần nhau chủ yếu là xuất phát từ góc độ lợi ích, thực tế Đức vẫn duy trì sự cảnh giác cao độ đối với Nga và không muốn một nước Nga hùng mạnh đe dọa đến an ninh châu Âu. Mặc dù có những xích mích liên tục giữa Đức và Mỹ, nhưng hai nước vẫn có nhiều lợi ích chung trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế.

Đức vẫn rất phụ thuộc vào Mỹ và khả năng “xé rách mặt” giữa hai bên là rất thấp. Do đó, đề xuất của Đức về việc Nga gia nhập NATO chỉ là một chiến lược mang tính tạm thời và nó sẽ không được thực hiện một cách thật sự.

Căng thẳng leo thang, đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ ra sao?

Căng thẳng leo thang, đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ ra sao?

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) trích các nguồn tin cho biết, Trung Quốc và Mỹ có thể tổ chức các cuộc đàm phán thương mại vào tháng 8 để đánh giá việc thực hiện chặng đầu tiên của thỏa thuận thương mại được ký kết vào tháng 1.

Đức Trí (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !