Tại sao mỗi nước châu Âu lại đối xử với người di dân khác nhau?

Trong lúc người Đức chào mừng người di cư, phần lớn châu Âu đều tỏ ra hoang mang. “Đức là quốc gia duy nhất chào đón chúng tôi”, một phụ nữ 37 tuổi từ Damascus (Syria) và là một trong những người tị nạn cho biết.

Gần như tất cả những người di cư đều đi từ Hungary, một quốc gia có chính sách nhập cư khắt khe và nhiều người nói rằng chính quyền đối xử với người tị nạn một cách vô nhân đạo. Vậy, tại sao ở châu Âu có nước lại chào đón người di cư, có nước lại làm đủ mọi cách để trục xuất họ?

Tại sao mỗi nước châu Âu lại đối xử với người di dân khác nhau? - ảnh 1

Đức đang cần một nguồn nhân công trẻ tuổi, do dân số nước này đang già đi.

Nguyên nhân chính là vì dân số. Tại Đức, dân số nước này đang già đi nhanh chóng và nước này đang cần thêm nhiều người nước ngoài. Những nước khác không phải đối mặt với vấn đề này lại không cần nhiều người nhập cư.

Những tấm bán đồ dưới dây miêu tả sự thay đổi của dân số từ năm 2001 đến 2011 sẽ giúp giải thích phần nào vì sao các nước châu Âu lại có những chính sách đối xử người di cư riêng. Chúng đồng thời cũng cho thấy, quốc gia nào đang bỏ qua cơ hội phát triển trong tương lai.

Đức chào đón người dân di cư nhằm giảm bớt tình trang dân số giảm

Tại sao mỗi nước châu Âu lại đối xử với người di dân khác nhau? - ảnh 2

Bản đồ cho thấy dân số Đức hầu như không tăng lên trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2011.

Sự cảm thông cùng yếu tố lịch sử, khi Phát xít Đức biến châu Âu thành chiến trường và buộc nhiều người Đức phải chạy trốn, là một phần lý do vì sao quốc gia này sẵn sàng giúp đỡ những người di cư. Nhưng một nguyên nhân khác mà nhiều người không thừa nhận, đó là vì Đức đang rất cần họ.

“Chúng ta đang trải qua một sự kiện sẽ bao trùm và thay đổi đất nước chúng ta trong những năm tới. Chúng tôi muốn những thay đổi này mang tính tích cực”, Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu ngày 7/9. Dân số Đức đang già đi nhanh chóng, và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm tới. Đến năm 2060, theo một dự báo của cục thống kê Đức, đất nước sẽ chỉ còn khoảng 68 đến 73 triệu người, so với 81 triệu dân hiện tại.

Vào thời điểm này, Đức đang thiếu nguồn nhân công trẻ tuổi và có kỹ năng. Nhiều công ty Đức không thể kiếm thêm người bởi nguồn nhân công không đủ. Ngày 6/9, giám đốc của hãng xe Daimler là ông Dieter Zetsche trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Phần lớn những người di cư còn trẻ, có học thức và có tinh thần làm việc cao. Đó là những người mà chúng tôi cần”. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Pew (Mỹ), số người theo đạo Hồi sống ở châu Âu trung bình trẻ hơn 8 tuổi so với các thành phần dân số còn lại. Do đó, Daimler và nhiều công ty khác giờ đây có nguồn nhân công để lấp vào những chỗ trống trong nội bộ doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, dòng người nhập cư mới cũng có lợi cho xã hội Đức. Hệ thống phúc lợi của nước này đang gặp khó khăn do số người nghỉ hưu đang ngày càng nhiều và họ được trợ cấp bởi nhóm dân số trong độ tuổi lao động đang giảm dần. Hiện tại, tỉ lệ người lao động so với số người nghỉ hưu là 3:1. Tuy nhiên đến năm 2060 tỉ lệ này sẽ dưới mức 2:1. Người dân Đức có thể đang ủng hộ người di cư vì lý do đạo đức, nhưng trong tương lai khi những thách thức mang lại do dòng người di cư tăng nhanh xuất hiện, kinh tế sẽ là một trong những yếu tố được đưa ra để bao vệ những người này.

Thụy Điển chấp nhận nhiều người dân di cư, nhưng lý do lại khác hoàn toàn

Tình hình ở Thụy Điển khác với Đức, khi họ là quốc gia chấp nhận nhiều người dân di cư mặc dù dân số của họ không giảm đi. Chính phủ nước này luôn có chính sách cởi mở đối với những người di dân, do đó phản ứng của họ rất nhanh chóng. Mặc dù chính phủ Thụy Điển cho phép những người tị nạn được lao động ở nước này, khả năng kiếm được công việc lâu dài là rất thấp. Gần một nửa số người gốc nước ngoài, tuổi từ 25 đến 64, đang thất nghiệp.

“Hiện tại, công việc dành cho những người kỹ năng thấp không nhiều”, ông Timo Sanandaji, một nhà kinh tế học người Thụy Điển cho biết. Ngược lại, các hãng sản xuất ở Đức sẵn sàng nhận người mới vào làm mà không cần có kinh nghiệm bởi người lao động sẽ được trải qua một khóa huấn luyện. Trong lúc Đức đang tìm kiếm kỹ sư và công nhân có tay nghề, nhiều công việc ở Thụy Điển yêu cầu người dự tuyển phải có bằng đại học ở châu Âu hoặc giỏi tiếng Thụy Điển.

Anh từ lâu đã có dân số đa dạng

Tại sao mỗi nước châu Âu lại đối xử với người di dân khác nhau? - ảnh 3

Nước Anh có thành phần dân số đa dạng.

Khác với các nước phát triển ở châu Âu, theo một số dự báo, Anh sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất ở châu lục này vào năm 2060 do dòng người nhập cư đông đảo cùng với việc tỉ lệ sinh cao hơn nhiều nước khác.

Mặc dù Đức rất nỗ lực trong việc thu hút người nước ngoài còn Anh thì tỏ ra ngần ngại, những dự báo hiện tại khẳng định, tỉ lệ người nhập cư sẽ là 14% ở Anh và chỉ có 9% ở Đức vào năm 2060. Thủ tướng Anh David Cameron mới đây đã tập trung vào việc thực hiện một chương trình tái định cư dành cho 20.000 người di cư. Theo các nhà phân tích ở Anh, chiến lược này mang tính đạo đức hơn là vì lợi ích kinh tế.

Lập trường của chính phủ Anh được phần đông dân số ủng hộ. Nguyên nhân có thể là bởi những lo ngại về cạnh tranh kinh tế giữa các nước cùng với việc có thể thu hút thêm nhiều nguồn nhân công nước ngoài.

Pháp tỏ ra dè dặt bởi xã hội đang phân hóa rõ rệt

Giống Anh, Pháp là một trong số ít quốc gia ở châu Âu có dân số tăng lên, nhờ có tỉ lệ sinh cao và dòng người nhập cư đông đúc. Điều đáng chú ý của nước này là tỉ lệ dân số tăng cao ngay cả ở những vùng xa xôi.

Tại sao mỗi nước châu Âu lại đối xử với người di dân khác nhau? - ảnh 4

Giống Anh, Pháp có tỉ lệ sinh cao và tiếp nhận nhiều luồng dân di cư.

Trong khi đó, đất nước lại đang trong tình trạng cảnh giác cao độ. Tại Paris và ở toàn nước Pháp, cảnh sát và binh lính phải tuần tra trên đường phố để đề phòng các cuộc khủng bố bất ngờ. Vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo và một cửa hàng tạp hóa Do Thái vào tháng 1 năm nay khiến sự rạn nứt giữa người da trắng và người nhập cư lớn dần. Mặc dù chỉ 7,5% dân số Pháp theo đạo Hồi, rất nhiều chính trị gia bảo thủ đã bày tỏ những lo ngại của mình về sự thay đổi của thành phần dân số.

Trước tình hình này, Tổng thống Pháp Francois Hollande vẫn tiếp tục coi toàn bộ người dân ở Pháp là binh đẳng, nhưng điều này lại phát sinh những vấn đề mới. Nhiều người nhập cư ở Pháp cảm thấy mình bị chính phủ bỏ rơi bởi chính sách “mọi người dân là bình đẳng” gần đây là giới hạn nhiều chương trình hỗ trợ. Những chương trình này sẽ giúp bảo vệ con cái của người nhập cư khỏi cảnh đói nghèo và phân biệt đối xử. Tuy nhiên Pháp lại không thu thập dữ liệu về dân tốc hay tôn giao của người dân, do đó rất khó xác định bằng chứng rằng tình trạng phân biệt đối xử đang diễn ra.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ứng tuyển có tên nước ngoài sẽ có tỉ lệ kiếm được việc làm thấp hơn, bên cạnh đó nhiều trẻ em của người nhập cư luôn bị nhiều người xung quanh coi là không phải người Pháp.

Tại Pháp, vấn đề ở đây không phải là sự thiếu hụt người nhập cư, mà là việc chính phủ không tìm ra cách để hỗ trợ cộng đồng người di cư này có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tất cả những lý do trên giải thích vì sao Pháp sẽ không sẵn sàng chấp nhận thêm người di cư trong thời gian tới.

Hungary và phần lớn Đông Âu đang bỏ qua cơ hội lớn

Tại sao mỗi nước châu Âu lại đối xử với người di dân khác nhau? - ảnh 5

Các nước Đông Âu đang gặp vấn đề dân số giảm trầm trọng.

Khác với Pháp, nhiều nước Đông Âu đang đối mặt với vấn đề dân số giảm. Tuy nhiên, họ vẫn không chấp nhận những người di dân. Mới đây, Hungary đã xây dựng tường rào ở biên giới, còn Thủ tướng nước này thì lo sợ rằng: “Mọi sự kiện diễn ra trước mắt chúng ta rất có thể sẽ mang lại hậu quả quá sức tưởng tượng đôi với toàn châu Âu. Chúng ta phải hiểu rằng chính những chính sách nhập cư sai lầu của Liên minh Châu Âu đã dẫn đến tình trạng hôm nay”.

Tuy nhiên, sự sụt giảm dân số của Hungary đang dần trở nên nghiêm trọng hơn. Đến năm 2030, dân số nước này sẽ giảm 5,8% so với hiện tại. Họ cũng là quốc gia có dân số giảm nhiều nhất ở Đông Âu. Tình hình ở các nước khác cũng không khá hơn: Cơ quan nghiên cứu nhân khẩu Infostat kết luận rằng dân số Slovakia đang gia đi và xã hội “cần phải chuẩn bị chấp nhận một sô lượng lớn người nước ngoài”. Gân đây, Slovakia tuyên bố họ sẽ chỉ chấp nhận những người di cư theo đạo Thiên Chúa, chứ không phải đạo Hồi. Những nước Đông Âu còn lại cũng muốn giới hạn số người đạo Hồi vào sinh sống trên lãnh thô của mình, cụ thể là Estonia và Bulgaria.

Lý do mà họ đưa ra có thể là vì họ lo ngại tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao trong khi kinh tế đang khó khăn. Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy tỉ lệ dân số tăng sẽ dẫn đến sự phát triển kinh tế, tuy nhiên các nước như Hungary và Slovakia sẽ không thu hút nhiều người đạo Hồi trong tương lai, ngay cả khi họ rất cần nguồn nhân công trẻ vào thời điểm đó.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Washington Post, nhật báo lớn nhất và là lâu đời nhất tại Washington D.C, Mỹ. Bên cạnh những tờ báo lớn khác như The New York Times, The Wall Street Journal và Los Angeles Times, The Washington Post thường đăng tải các phóng sự về Nhà Trắng, Quốc hội và những khía cạnh khác của chính phủ Mỹ.

Anh Tuấn (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !