Suy thoái kinh tế làm chậm cuộc chiến chống rác thải nhựa của EU

Do tác động tài chính của đại dịch Covid-19, các công ty châu Âu không còn nghĩ đến việc bảo vệ môi trường và bắt đầu chuyển sang sử dụng nhựa tái chế.

Căng thẳng Nord Stream 2: Đức bị bỏ lại không có sự hỗ trợ của châu Âu?

Căng thẳng Nord Stream 2: Đức bị bỏ lại không có sự hỗ trợ của châu Âu?

Tờ Der Tagesspiegel của Đức viết, trong cuộc xung đột về dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2), hành xử của Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế với các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ của mình.

Theo kênh truyền hình NTD, kế hoạch cấm một số sản phẩm nhựa dùng một lần của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2021 cũng bị đe dọa, do ngày càng có nhiều nhà hàng và người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm dùng một lần vì ít nguy cơ lây nhiễm virus hơn.

{keywords}
Suy thoái kinh tế đe dọa làm chậm cuộc chiến của EU về rác thải nhựa. (Ảnh minh họa)

Ông Carlos Bento giám đốc công ty Micronipol chuyên chế biến rác ở miền trung Bồ Đào Nha cho biết, do đại dịch Covid-19 công ty đã giảm 40% năng suất làm việc.

Được biết, Micronipol sản xuất polyethylene tái chế, sau đó được sử dụng để làm túi và chai. Các sản phẩm vẫn nằm chờ trong kho, vì khách hàng do kinh tế khó khăn nên không còn nghĩ đến việc bảo vệ môi trường. Họ sử dụng một chất thay thế rẻ hơn là nhựa hydrocacbon chưa tinh chế.

Khi các biện pháp kiểm dịch được áp dụng trên khắp thế giới, giá dầu đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Do đó, nhựa thông thường đã rẻ hơn nhựa tái chế, thậm chí còn có xu hướng giảm giá hơn nữa.

“Nếu chúng tôi không cạnh tranh, nếu chúng tôi thua lỗ, thì có hai lựa chọn: hoặc ai đó sẽ phải trợ cấp cho chúng tôi và chúng tôi có thể tiếp tục làm việc, hoặc chúng tôi sẽ phải đóng cửa nhà máy”, ông Bento cho biết.

Ngoài ra, một vấn đề tương tự mà các công ty tái chế rác thải trên khắp châu Âu cũng phải đối mặt đó là vào tháng trước, nhựa thông thường đã rẻ hơn nhựa tái chế 7%.

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) đã kêu gọi đánh thuế để loại bỏ sự khác biệt về chi phí. Theo EEA, điều này đặc biệt quan trọng vì trong 20 năm tới, tiêu thụ nhựa dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi lên 600 triệu tấn mỗi năm.

Trong khi đó, do đại dịch, kế hoạch cấm một số sản phẩm nhựa dùng một lần vào năm 2021 của EU cũng đang bị đe dọa. Hiện nay nhiều nhà hàng và người tiêu dùng đang sử dụng các sản phẩm dùng một lần vì ít nguy cơ lây nhiễm hơn. Số lượng khẩu trang và găng tay bị loại bỏ cũng ngày càng gia tăng.

Ông Sandra Silva, Giám đốc điều hành Amarsul cho biết: “Nếu chúng ta giữ những thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần thì chúng ta sẽ tụt lùi một bước và trong tương lai cần phải sửa chữa điều này”.

Châu Âu thải ra khoảng 26 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Chưa đến 30% được phân loại để tái chế. Các chuyên gia cho biết các mục tiêu xử lý rác thải nhựa hiện có đang bị đe dọa.

Trước đó, châu Âu cũng đã thúc đẩy thỏa thuận nhằm kiểm soát rác thải nhựa trong khu vực. Theo đó, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch cùng chính phủ của 16 quốc gia thành viên EU và 66 tổ chức (doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ) đã phát động “Thỏa thuận châu Âu về nhựa”.

Thỏa thuận này nhằm kiểm soát việc sử dụng nhựa thông qua một nền kinh tế tuần hoàn, bằng cách giảm thiểu rác thải nhựa và sử dụng nhựa trong sản xuất, cũng như bằng việc tái chế nhiều hơn vật liệu này.

Từ nay tới năm 2025, các thành viên của liên minh công-tư này cam kết tất cả các bao bì nhựa và sản phẩm bằng nhựa sử dụng một lần được đưa ra thị trường theo hướng tái sử dụng hoặc được tái chế, giảm ít nhất 20% (về khối lượng) sản phẩm và bao bì bằng nhựa, tăng sử dụng nhựa tái chế trong các sản phẩm và bao bì mới. Cho tới nay, đã có 13 quốc gia thành viên EU ký kết thỏa thuận này, bao gồm Hà Lan, Pháp, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Italy, Đức, Tây Ban Nha, Litva, Hy Lạp, Slovenia, Thụy Điển, Phần Lan và Lettonia.

Thanh Bình (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !