Sức mạnh quân sự châu Á đang chống lại Mỹ

Cán cân sức mạnh quân sự tại châu Á đang chuyển hướng chống lại Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc có thêm động thái hung hăng xâm chiếm chủ quyền và Triều Tiên tiếp tục theo đuổi phát triển hạt nhân.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, Mỹ nên tăng cường sức mạnh quân sự ở châu Á bằng cách triển khai thêm số lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân và phát triển các loại tên lửa tầm xa hiện đại. Bởi chính sách "trục châu Á" ra đời từ năm 2011 của Tổng thống Obama dường như không đáp ứng được "những biến động ngày càng phức tạp" trong bức tranh an ninh quốc tế. 

Trong khi đó, các ứng cử viên đảng Cộng hòa tham gia tranh cử chiếc ghế Tổng thống Mỹ năm 2016 liên tiếp cáo buộc ông Obama là một nhà lãnh đạo yếu kém khi đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nga và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. 

Sức mạnh quân sự châu Á đang chống lại Mỹ - ảnh 1

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của quân đội Trung Quốc đang ảnh hưởng không nhỏ tới phạm vi hoạt động của Mỹ tại châu Á.

"Theo thông lệ, hành động của Trung Quốc và Triều Tiên là mối thách thức với những cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ cũng như năng phát triển năng lực của Washington. Nói cách khác, cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực đang chuyển hướng chống lại Mỹ. Tăng chi tiêu quân sự là cách để khôi phục cán cân sức mạnh", tờ The Guardian dẫn báo cáo của CSIS. 

Trước đó, Tổng thống Obama từng hy vọng chính sách ngoại giao tại châu Á sẽ khôi phục lại mối quan hệ liên minh, mở rộng cơ hội đầu tư kinh tế trong khu vực và giúp Mỹ tránh xa vòng xoáy chiến tranh Trung Đông. Song mong muốn của ông Obama lại không hề dễ dàng thực hiện. Điển hình, sự lạnh nhạt của Trung Quốc và Nhật Bản là minh chứng cho thấy Washington vẫn chỉ đứng bên lề. 

Trong bản nghiên cứu năm 2012, CSIS nhấn mạnh Mỹ nên tiếp tục duy trì 3 lợi ích lịch sử tại châu Á – Thái Bình Dương gồm bảo vệ Mỹ và các quốc gia đồng minh, thúc đẩy thương mại và ủng hộ nền dân chủ. 

Tuy nhiên, trong bản nghiên cứu năm nay, CSIS đã vạch ra 4 chiến lược mà Mỹ nên thi hành tại châu Á. Thứ nhất, Washington cần tiếp tục điều chỉnh chiến lược châu Á ngay trong chính quyền Mỹ cùng các đối tác và liên minh của nước này. 

Thứ hai, giới lãnh đạo Mỹ nên tăng tốc mở rộng quan hệ đối tác và đồng minh, tăng cường khả năng thích ứng và tương tác. 

Thứ ba, Mỹ nên duy trì và mở rộng sự hiện diện quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương. 

"Trung Quốc đang đẩy mạnh các hành động đe dọa và ngang nhiên xây đảo nhân tạo ở cả Biển Đông và biển Hoa Đông. Còn Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo", CSIS cảnh báo. 

"Năng lực chống xâm nhập/chống tiếp cận của quân đội Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng tại chuỗi đảo thứ hai và các khu vực xa hơn, ảnh hưởng tới hoạt động của không chỉ các đồng minh và đối tác của Mỹ mà còn các vùng lãnh thổ của Mỹ như đảo Guam", CSIS nhấn mạnh. 

Đây là lý do Mỹ cần tăng số lượng tàu chiến mặt nước, tàu ngầm tấn công hạt nhân tại đảo Guam từ con số 4 lên thành 6 chiếc. Ngoài ra, Washington nên tiếp tục đa dạng hóa vị trí hoạt động của lực lượng không quân, tăng cường sức mạnh phòng thủ tên lửa trong khu vực, tích trữ kho đạn dược tấn công chính xác và tăng cường hoạt động phối hợp tình báo, tuần tra và trinh sát với các đồng minh trong khu vực. 

Thứ tư, CSIS kêu gọi Mỹ cải thiện "khoảng cách năng lực trong hai lĩnh vực" bao gồm khả năng phòng thủ trước những mối đe dọa mới nổi ảnh hưởng tới các lực lượng Mỹ như sự xuất hiện ngày càng nhiều tên lửa đạn đạo có thể đánh chìm tàu thuyền và phá hủy căn cứ quân sự của Mỹ cũng như "đề ra cái giá đắt phải trả" đối với những đối thủ trong khu vực. 

Bản nghiên cứu của CSIS cũng kêu gọi Mỹ xây dựng lực lượng hành động chung cho khu vực Tây Thái Bình Dương bởi Nhật Bản dù là cường quốc kinh tế lớn thứ 3 thế giới và đồng minh quan trọng của Washington tại châu Á song hai nước lại thiếu khả năng phối hợp để phản ứng trước các cuộc khủng hoảng có diễn biến nhanh. 

CSIS còn nhấn mạnh yếu tố địa chính trị trong tiến trình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. "Nếu tầm ảnh hưởng kinh tế, quân sự và địa chính trị của Trung Quốc tiếp tục mở rộng với tốc độ như hiện nay, thế giới sẽ chứng kiến những biến động lớn trong sự phân chia quyền lực so với thời kỳ Mỹ nổi lên là quốc gia số 1 thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ngoài ra, nếu Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 10 – 15 năm tới, đây sẽ là lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ qua, quốc gia lãnh đạo kinh tế thế giới không phải là một nước nói tiếng Anh, không ở phương Tây và không theo chế độ dân chủ", theo CSIS. 

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ The Guardian, tờ báo thông tin đời sống xã hội có lượng bạn đọc đông đảo của Anh.
MINH THU (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !