Mỹ giấu nhẹm vụ thử tên lửa bí mật để tránh căng thẳng với Nga

Để tránh chọc giận Nga, Mỹ đã giấu nhẹm thông tin về vụ phóng thử thành công tên lửa siêu thanh HAWC trong suốt 2 tuần. 

Mỹ đã thử nghiệm thành công một tên lửa siêu thanh vào giữa tháng Ba, nhưng hoàn toàn giấu kín thông tin trong suốt 2 tuần để tránh căng thẳng với Nga leo thang, giữa lúc Tổng thống Joe Biden chuẩn bị thực hiện chuyến công du châu Âu. Đây là thông tin được một quan chức quốc phòng Mỹ chia sẻ với CNN.

Theo quan chức Mỹ, tên lửa siêu thanh HAWC được phóng từ máy bay ném bom B-52 ở bờ biển phía tây nước Mỹ. Đây là vụ phóng thử nghiệm thành công lần đầu tiên của phiên bản tên lửa HAWC sử dụng động cơ do hãng Lockheed Martin sản xuất. Trong quá trình thử nghiệm, tên lửa HAWC bay với tốc độ Mach 5 (hơn 6.125 km/h), đạt độ cao gần 20.000 km và bay xa hơn 480 km trong vòng chưa tới 5 phút.

{keywords}
Máy bay ném bom B-52H Stratofortress của Mỹ. (Ảnh: Không quân Mỹ)

Vụ phòng của Mỹ diễn ra sau vài ngày Nga tuyên bố sử dụng tên lửa siêu thanh Kinzhal trong cuộc chiến ở Ukraine. Cụ thể, tên lửa Kinzhal của Nga đã tấn công một nhà kho chứa đạn dược ở phía tây Ukraine.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ lại không đánh giá cao tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết ông không xem việc Nga sử dụng tên lửa Kinzhal ở Ukraine có thể làm "thay đổi cuộc chơi".

Vài ngày sau, thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby nhấn mạnh “rất khó để biết chính xác lý do Nga thực hiện vụ phóng tên lửa, do mục tiêu tấn công là một cơ sở chứa văn phòng phẩm”.

Tên lửa Kinzhal thực chất là phiên bản phóng từ trên không của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander do Nga sản xuất. Nói cách khác, Kinzhal là một biến thể của công nghệ không mới.

Trong khi đó, tên lửa HAWC được Mỹ thử nghiệm có độ phức tạp cao hơn. HAWC không có đầu đạn mà dựa vào động năng để tiêu diệt mục tiêu.

Vào thời điểm Mỹ tiến hành vụ phóng tên lửa HAWC, Tổng thống Biden đang chuẩn bị cho chuyến thăm tới các nước đồng minh trong khối NATO ở châu Âu bao gồm tới Ba Lan, nơi nhà lãnh đạo Mỹ gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Ukraine.

Để tránh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Moscow trong thời điểm đó, Mỹ đã thận trọng không có bất cứ hành động hay tuyên bố nào liên quan tới vụ phóng tên lửa HAWC.

Thậm chí, hôm 1/4, Mỹ tuyên bố hủy vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III để tránh bị Nga hiểu nhầm. Trước đó, vào đầu tháng Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin cũng đã tuyên bố tạm hoãn thử nghiệm Minuteman III để tránh căng thẳng gia tăng với Nga trong giai đoạn nhạy cảm.

Ngoài ra, Mỹ còn giữ bí mật về các loại vũ khí và thiết bị đã gửi tới Ukraine. Chỉ có duy nhất gói hỗ trợ an ninh trị giá 300 triệu USD được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố danh sách chi tiết các hệ thống và vũ khí chuyển cho Ukraine.

Tuy nhiên, Washington phản đối chuyển giao các chiến đấu cơ cho Ukraine thông qua Mỹ. Bởi Washington lo ngại động thái này sẽ khiến điện Kremlin hiểu là Mỹ và NATO bắt đầu tham chiến trực tiếp ở Ukraine.

Giới chức Mỹ cũng hoàn toàn giữ yên lặng về vụ thử nghiệm mới nhất liên quan tới tên lửa siêu thanh HAWC trong vòng 2 tuần với lý do sợ chọc giận Nga hoặc Tổng thống Vladimir Putin, vào thời điểm quân đội Nga mở rộng bắn phá ở Ukraine.

Vụ phóng tên lửa thành công vào giữa tháng Ba là lần thử nghiệm thành công thứ 2 đối với dòng tên lửa HAWC của Mỹ. Nhưng đây là lần đầu tiên Mỹ dùng phiên bản động cơ của tập đoàn Lockheed Martin. Trước đây, vào tháng 9/2021, không quân Mỹ đã thử nghiệm thành công HAWC sử dụng động cơ phản lực Northrop Grumman.

Mỹ đang chú trọng tới chương trình phát triển các loại vũ khí siêu thanh, sau khi Nga và Trung Quốc liên tục tuyên bố thử nghiệm thành công loại vũ khí hiện đại này trong những tháng gần đây. Điều này khiến Mỹ lo ngại bị thụt lùi trên đường đua công nghệ quân sự được xem đóng vai trò quan trọng trong tương lai.

Trong bản đề xuất ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2023, chính quyền của Tổng thống Biden đã đề nghị chi 7,2 tỉ USD cho các loại vũ khí tầm xa bao gồm tên lửa siêu thanh. Còn trong bản báo cáo hồi năm ngoái, Văn phòng Kiểm toán của chính phủ Mỹ đã xác định 70 nỗ lực liên quan tới hoạt động phát triển các loại vũ khí siêu thanh với chi phí gần 15 tỉ USD trong giai đoạn từ năm 2015 – 2024.

Nhưng chỉ một tháng sau vụ thử nghiệm thành công lần đầu tiên tên lửa HAWC, Mỹ đã chứng kiến bước lùi khi một hệ thống siêu thanh bị thử nghiệm thất bại. Thất bại của Mỹ được công bố giữa lúc nhiều báo cáo cho hay Trung Quốc đã thử nghiệm thành công thiết bị lướt siêu thanh vào mùa hè năm 2021, và sau đó không lâu Nga tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm mang tên Tsirkon.

Mỹ hủy kế hoạch thử nghiệm ICBM 'khủng' để tránh chọc giận Nga

Mỹ hủy kế hoạch thử nghiệm ICBM 'khủng' để tránh chọc giận Nga

Từng hoãn phóng thử một lần để tránh căng thẳng hạt nhân với Nga, đến nay Mỹ quyết định hủy vụ thử ICBM Minuteman III cũng vì lý do tương tự.

Minh Thu (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !