Sách Trắng Nhật Bản tập trung chỉ trích Trung Quốc bành trướng chủ quyền

Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh lợi dụng tình hình dịch bệnh, Trung Quốc mở rộng bành trướng chủ quyền trên biển Hoa Đông và Biển Đông.

 

Theo các nhà phân tích, nội dung Sách Trắng của Nhật Bản năm nay mang tính chỉ trích nhằm vào Trung Quốc mạnh mẽ hơn so với những năm trước đây, đồng thời thể hiện được việc Bắc Kinh đang trở thành một mối đe dọa lâu dài và nghiêm trọng hơn cả Triều Tiên, quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân.

Hôm 14/7, chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông qua Sách Trắng quốc phòng. Một trong những nội dung được Sách Trắng nhắc tới là việc Trung Quốc “vẫn tiếp tục có nỗ lực làm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông cũng như làm phân tán sự chú ý bằng cách tung thông tin về hoạt động viện trợ y tế cho các quốc gia bị dịch Covid-19 tấn công nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng.

{keywords}
Sách Trắng Nhật Bản tập trung chỉ trích hành động bành trướng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông. (Ảnh: AP)

Sách Trắng còn mô tả những vụ xâm nhập “trắng trợn” của các tàu Trung Quốc bất chấp sự phản đối của Nhật Bản vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo và Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền ở biển Hoa Đông.

Ngoài ra, Sách Trắng của Nhật Bản cũng chỉ trích những hành động đơn phương nhằm hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đáng nói, Sách Trắng được chính phủ Nhật Bản thông qua chỉ sau một ngày Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lần đầu tiên công khai bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược mang lại giá trị thương mại hàng năm lên tới 3 nghìn tỉ USD.

Thời gian gần đây, quan hệ Mỹ - Trung liên tiếp rơi vào vòng xoáy căng thẳng vì cuộc chiến thương mại cho tới vấn đề nhân quyền. Mặc dù, chính quyền của Thủ tướng Abe ủng hộ mạnh mẽ đồng minh Mỹ, nhưng Tokyo cũng chú trọng tới việc xây dựng mối quan hệ mật thiết hơn với Bắc Kinh, bởi Trung Quốc hiện là đối tác thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản chỉ sau Mỹ.

Giáo sư Akitoshi Miyashita tại Đại học Quốc tế Tokyo nhận định, thế giới từng “ngạc nhiên” trước việc Tokyo muốn chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến thăm Nhật Bản trong năm nay.

Điều này cho thấy, Thủ tướng Abe muốn tạo ra “bầu không khí thân thiện để tiến hành một chuyến thăm cấp quốc gia”, theo ông Miyashita.

“Nếu như Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang có những lời chỉ trích Trung Quốc trong cuốn Sách Trắng, chuyến thăm của ông Tập tới Nhật Bản sẽ mất thời gian dài nữa mới có thể thực hiện, bởi Bắc Kinh sẽ xem lại quan điểm tiêu cực từ Tokyo”, ông Miyashita nói thêm.

Còn theo Giáo sư Garren Mulloy tại Đại học Daito Bunkyo, giọng điệu của Tokyo trước những động thái an ninh của Bắc Kinh đang ngày càng cứng rắn hơn trong những năm gần đây. Ngoài ra, Sách Trắng cũng tập trung hơn tới những điểm nóng mà Nhật Bản cần quan tâm thay vì khoản ngân sách quốc phòng.

Nhưng nội dung trong Sách Trắng năm nay được đánh giá là chi tiết hơn với thông tin cụ thể về số lần các tàu hải cảnh Trung Quốc trái phép tiến vào gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng như mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Nga – Trung.

“Tokyo không chỉ lên danh sách mức chi tiêu quân sự của Trung Quốc dành cho các tàu chiến và máy bay mà còn cho thấy, mức độ của các hành động của Trung Quốc mang tính chiến lược lớn hơn. Tôi không muốn nói là giọng điệu trong Sách Trắng gây hoang mang, mà nó đang cố gắng lột tả bước tiến chiến lược mà Trung Quốc đang muốn đạt được trong khu vực và những thách thức Nhật Bản đang phải đối mặt”, Giáo sư Mulloy chia sẻ.

Sách Trắng cũng một lần nữa thể hiện quan điểm của Nhật Bản về việc Trung Quốc có thể sử dụng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng theo sáng kiến Vành đai và Con đường để mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội Trung Quốc khắp khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Theo Sách Trắng của Nhật Bản, những hành động của Trung Quốc như tiến hành quân sự hóa trái phép tại các tiền đồn ở Biển Đông cùng những biện pháp phi quân sự để làm thay đổi hiện trạng trong khu vực đã vấp phải sự phản đối của các quốc gia có cùng tuyên bố chủ quyền ở vùng biển chiến lược. Bên cạnh đó, mức chi tiêu quân sự của Trung Quốc cũng đang trở thành mối quan ngại của cộng đồng quốc tế.

Sách Trắng còn nhắc tới các mối đe dọa khác mà Nhật Bản đang đối mặt gồm chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên bắt đầu tiến hành thử nghiệm hồi năm ngoái.

Theo đó, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã cho phát triển loại tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn thế hệ mới mang đặc tính dễ dàng di chuyển hơn cùng khả năng phóng nhanh hơn so với các phiên bản tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng. Đáng nói, các tên lửa dùng nhiên liệu rắn khó bị đối phương phát hiện hơn.

Trong số tên lửa mới được Triều Tiên phát triển có KN-23, loại tên lửa siêu thanh có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân với tầm bắn vươn tới mọi mục tiêu nằm trên lãnh thổ Hàn Quốc và thậm chỉ cả Nhật Bản.

“Những cải tiến đối với tên lửa Triều Tiên khiến việc phát hiện ở giai đoạn ban đầu của vụ phóng và ngăn chặn tên lửa trở nên khó khăn hơn”, Sách Trắng viết.

Đáng nói, Nhật Bản đã từ bỏ chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis Ashore của Mỹ, sau khi người dân sinh sống ở khu vực được dự định triển khai hệ thống này lên tiếng phản đối mạnh mẽ.

Một tỉnh của Trung Quốc ban bố tình trạng 'thời chiến' vì lũ lụt kỷ lục

Một tỉnh của Trung Quốc ban bố tình trạng 'thời chiến' vì lũ lụt kỷ lục

Tỉnh Giang Tây ở phía đông Trung Quốc đã phải ban bố tình trạng thời chiến và nâng mức ứng phó lũ lụt khẩn cấp từ cấp II lên cấp I, mức cao nhất trong thang 4 cấp.

Minh Thu (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !