Quân đội Mỹ đang ngày càng trở nên lỗi thời?

Với Mỹ, việc không thể chiến thắng hai cuộc chiến tranh chưa có hồi kết ở Trung Đông và Nam Á sau gần 13 năm, mặc dù có lợi thế quân sự áp đảo, không phải là một chiến lược hiệu quả.

Vào thời điểm hiện tại, chiến dịch không kích chống Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể đang chặn đứng tổ chức khủng bố, nhưng nó không thể đẩy lùi được chúng. Sự thật là chiến lược công nghiệp quốc phòng của các nước phương Tây cần phải được xem xét lại. Tình hình kinh tế và xu hướng công nghệ đang thay đổi, khiến cho các hoạt động sản xuất vũ khí chính xác hàng loạt đang bị đặt dấu hỏi. Nếu bước đột phá về công nghệ sẽ không xuất hiện, quân đội các nước sẽ cần phải tái tổ chức lại.

Quân đội Mỹ đang ngày càng trở nên lỗi thời? - ảnh 1

Máy bay ném bom B-52 cùng hàng loạt các loại bom được trang bị trên phi cơ này.

Đối với Washington, vấn đề đầu tiên khi đề cập đến những thay đổi với quân đội Mỹ là ngân sách. Tuy nhiên, tiền không phải là động cơ duy nhất để thúc đẩy đổi mới công nghệ. Trong những năm 1920 và 1930, Quân đội Mỹ đã đưa ra những ý tưởng táo bạo, bao gồm hạm đội tàu ngầm, tàu sân bay, oanh tạc cơ, xe tăng tốc độ cao cùng những thiết bị và học thuyết quân sự mới. Vào thời điểm đó, các quân chủng Mỹ đều không có nhiều ngân sách.

Đến khoảng năm 1950 và 1960, tiền đã liên tục được đổ vào để chạy đua với các nước Cộng sản, và sự cạnh tranh giữa Lục quân, Hải quân và Không quân Mỹ đã giúp sản sinh nhiều loại máy bay và tên lửa mới. Những hiệp ước cũng không thể ngăn cản Mỹ phát triển vũ khí hạt nhân và đề ra những chiến lược mới.

Vào thập niên 1970, kích cỡ của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Liên Xô đã khiến những chiến lược mà Mỹ đề ra trở nên vô dụng và hai bên đã buộc phải tham gia vào những hiệp ước để giới hạn số vũ khí hạt nhân và tên lửa phòng không. Không chỉ có vậy, các nước phía Đông có rất nhiều xe tăng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ vào thời điểm này đã chuyển sang chế tạo các loại vũ khí có độ chính xác cao hơn. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và trong cuộc chiến tranh Iraq lần thứ nhất, quân đội Mỹ đã đạt được những thành công nhất định.

Ngày nay, Mỹ đối mặt với một vấn đề còn đáng lo ngại hơn căng thẳng vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh. Giờ đây, Trung Quốc trở thành một đối trọng mới của Mỹ. Sự bùng nổ của công nghệ Internet đã khiến Trung Quốc có thể đánh cắp bí mật quân sự tốt hơn Liên Xô trước đây. Và với sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng, Trung Quốc đang có ý định bán vũ khí của mình ra toàn thế giới. Khi các đối thủ cũng có thể sử dụng các loại vũ khí chính xác, Mỹ có thể làm gì?

Hiện tại, có hai khả năng có thể xảy ra. Thứ nhất là hi vọng Mỹ sẽ có bước đột phá mới về công nghệ. Bộ trưởng Bộ Không quân Mỹ đã từng viết rằng, “nếu chúng ta có thể tiêu diệt một quả tên lửa mà tốn ít chi phí hơn so với ngân sách mà đối thủ cần để chế tạo và phóng nó, đó sẽ là một lợi thế đáng kể”. Trước mắt, Mỹ sẽ có loại vũ khí laser mới. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work thừa nhận rằng, việc đạt được lợi thế về công nghệ sẽ rất khó trong thế kỷ này.

Cũng giống như những năm 1950, quân đội Mỹ cũng cần phải tái tổ chức lại. Lực lượng này vẫn còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp lớn, các tuyến đường vận chuyển trên biển và trên bộ, các cảng quan trọng và các tàu sân bay và căn cứ không quân, những mục tiêu lớn dễ bị tấn công. Cách dàn đội hình của Mỹ vẫn được giữ nguyên từ thời Thế chiến II.

Có thể thấy, Mỹ đang gặp khó khăn trong việc phát triển quân sự, khi công nghệ chưa có bước chuyển mình mạnh mẽ và hoạt động quân sự không thay đổi.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Anh Tuấn (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !