Phương Tây dùng Olympics để ép Nga về vấn đề Syria?

Theo tiết lộ của các nhà ngoại giao, các cường quốc phương Tây định sử dụng Thế vận hội Sochi để gây sức ép buộc Nga nhượng bộ về Syria.

Sau khi cuộc xung đột Syria tiến tới năm thứ ba, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần thể hiện rằng mối quan hệ giữa ông và Tổng thống Bashar al-Assad quan trọng hơn việc thế giới nghĩ gì về nước Nga.

Phương Tây dùng Olympics để ép Nga về vấn đề Syria? - ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một sự kiện thuộc Thế vận hội Sochi.

Theo tờ Foreign Policy, với việc Tổng thống Putin “đặt cược” uy tín cá nhân và chính trị vào sự kiện Thế vận hội mùa đông Sochi, Mỹ và các đồng minh toan tính rằng Mátxcơva sẽ để Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết về Syria. Theo Mỹ, Nga sẽ không phủ quyết để tránh bị cộng đồng quốc tế lên án trong suốt thời gian Olympics Sochi diễn ra.

Nghị quyết mới do chính quyền Barack Obama, Anh và Pháp hậu thuẫn lên án cả chính quyền Syria và lực lượng đối lập vì vi phạm nhân quyền, yêu cầu dừng “việc sử dụng nạn thiếu lương thực làm công cụ cho chiến tranh” và kêu gọi tất cả các bên “dừng ngay lập tức việc chiếm đóng” những thành phố như Homs và Ghouta.

Mặc dù lời lẽ khá chừng mực nhưng theo các nhà ngoại giao, bản nghị quyết chủ yếu nhắm tới chính quyền của Tổng thống Assad. Biện pháp trừng phạt được đề xuất trong bản nghị quyết cũng đe dọa áp đặt các lệnh cấm vận đối với các cá nhân và cơ quan không tuân thủ các điều khoản của nghị quyết trong vòng 30 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.

Trước đây, các nghị quyết tương tự đã bị Nga phủ quyết nhưng các nhà ngoại giao phương Tây tin rằng lần này sẽ khác.   

Theo một số nhà ngoại giao, ý đồ của phương Tây là buộc Mátxcơva ủng hộ bản nghị quyết trong lúc Thế vận hội Sochi đang diễn ra. Các nhà ngoại giao phương Tây hi vọng rằng trong lúc bận rộn sử dụng Sochi để “đánh bóng” vị thế nước Nga trên trường quốc tế, ông Putin sẽ “không dại gì” mà phủ quyết một bản nghị quyết liên quan tới vấn đề nhân quyền Syria để rồi bị phương Tây lên án.

Trước đây một chiến dịch gây sức ép tương tự cũng được thực hiện khi Thế vận hội mùa hè 2008 diễn ra ở Bắc Kinh. Khi đó, phương Tây thuyết phục Trung Quốc sử dụng vị thế ngoại giao của nước này để “dụ dỗ” Sudan chấp nhận cho lực lượng gìn giữ hòa bình tiến vào khu vực Darfur thuộc nước này.

Tuy vậy, phương Tây không dễ dàng chiến thắng được Putin. Mátxcơva đã phủ quyết 3 nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria, cản trở bất kì hành động nào chống lại Damascus và khiến Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên tê liệt. Cho tới nay, “người đàn ông thép” này của nước Nga vẫn chưa thể hiện dấu hiệu gì cho thấy ông sẽ xem xét lại sự ủng hộ của mình đối với ông Assad.

“Người Nga đã cho thấy họ sẵn sàng đứng lên đối đầu với phương Tây và họ không sợ hãi khi bị phương Tây “tấn công” trong suốt thời gian Olympics diễn ra”, Richard Gowan, một chuyên gia về Liên Hợp Quốc tại Trung tâm hợp tác quốc tế thuộc Đại học New York (Mỹ), nhận định.

“Phương Tây nhìn nhận ngoại giao về Syria giống môn thể thao trượt băng nghệ thuật, mấu chốt là sự khéo léo. Nhưng người Nga lại coi vấn đề này giống môn khúc côn cầu trên băng: đây là môn thể thao đòi hỏi sự tiếp xúc và người chơi nào “rắn” hơn sẽ giành huy chương”, ông nhận xét tiếp.

Trên thực tế, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin phát biểu tại Hội đồng Bảo an rằng nước này “không thể chấp nhận được” bản dự thảo nghị quyết do các cường quốc phương Tây đề xuất. Sau đó, Nga đã đề xuất một bản thảo nghị quyết khác do nước này tự soạn, thúc giục hai bên trong cuộc xung đột Syria mở đường cho các nhân viên cứu trợ nhân đạo vào nước này. Bản nghị quyết này không đề xuất bất kỳ lệnh cấm vận nào.

Bản nghị quyết hiện nay được các nhà ngoại giao Australia và Luxembourg soạn. Trong khi đó, ý đồ sử dụng Thế vận hội Sochi để gây sức ép với Putin là ý tưởng của Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc, Mark Lyall Grant. Theo một nhà ngoại giao của Hội đồng Bảo an, chính ông Grant đã “reo rắc” ý tưởng sử dụng Olympics Sochi để làm công cụ buộc người Nga phải ủng hộ, hoặc ít nhất sẽ không phủ quyết, nghị quyết trên.  

Người Anh “là những người đầu tiên nói rằng chúng ta cần phải đi nhanh hơn. Họ tin rằng người Nga sẽ không phủ quyết bản nghị quyết trong thời gian diễn ra Thế vận hội Sochi”, nhà ngoại giao này tiết lộ.

Ban đầu Mỹ tỏ ra chần chừ với ý tưởng này vì lo ngại rằng một cuộc chiến đấu mới với Nga về vấn đề nhân quyền ở Syria có thể gây hại cho những nỗ lực ngoại giao đưa cả hai bên trong cuộc xung đột tới bàn đàm phán.

Tuy nhiên, chính quyền Obama quyết định ngả theo ý tưởng này sau khi đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Lakhdar Brahimi khẳng định rằng bản nghị quyết này sẽ không ảnh hưởng gì tới các nỗ lực ngoại giao.

Lê Dung

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !