Philippines không "kết hôn" với Mỹ để còn "theo đuổi" Trung Quốc

Tân Bộ trưởng Ngoại giao Philippines cho rằng, mối quan hệ giữa Manila và Washington không giống như một "cuộc hôn nhân" để có thể ngăn cản Philippines theo đuổi quan hệ với các quốc gia khác trong đó có Trung Quốc.

Chia sẻ với Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), tân Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alan Peter Cayetano cho rằng "những ảnh hưởng bên ngoài" có thể khiến Đông Nam Á rơi vào "viễn cảnh đối đầu địa chính trị" và mối quan hệ giữa Manila với Washington không thể ngăn Philippines xích lại gần Trung Quốc.

Theo giới truyền thông Philippines, trước khi trở thành Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Cayetano (46 tuổi) từng là một trong những quan chức tham dự các buổi thảo luận về những thương vụ trị giá hàng tỷ USD với Trung Quốc trước khi ông Rodrigo Duterte chính thức trở thành Tổng thống Philippines.

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alan Peter Cayetano (bên trái) gặp mặt Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hồi tuần trước.

Ông Cayetano cho biết với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm nay, thách thức lớn nhất với Philippines là ngăn không để những ảnh hưởng bên ngoài tác động tới khu vực.

"Những thách thức từ bên ngoài sẽ khiến ASEAN rơi vào cảnh cạnh tranh địa chính trị", SCMP dẫn lời ông Cayetano. 

Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila đã được cải thiện đáng kể dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte. Thậm chí, ông Duterte còn tuyên bố gạt bỏ những tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh để Trung Quốc tăng cường hỗ trợ Philippines trong thương mại và kinh tế.

Tuy nhiên, tuyên bố của ông Duterte đã vấp phải sự chỉ trích của dư luận trong nước và quốc tế khi cho rằng, nhà lãnh đạo Philippines không tôn trọng phán quyết hồi tháng Bảy năm ngoái của Tòa trọng tài quốc tế phủ quyết tuyên bố chủ quyền phi lý "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, động thái xích lại gần Trung Quốc cũng đang khiến mối quan hệ Mỹ - Philippines rơi vào khủng hoảng. 

Ông Cayetano cho rằng mối quan hệ giữa Manila và Washington không giống như một "cuộc hôn nhân" để có thể ngăn cản Philippines theo đuổi quan hệ với các quốc gia khác trong đó có Trung Quốc.

Trước câu hỏi với vai trò Chủ tịch ASEAN, làm sao Philippines có thể cân bằng giữa việc mở rộng quan hệ với Trung Quốc và lợi ích của các nước Đông Nam Á ở Biển Đông, ông Cayetano chia sẻ: "Thật khó để cân bằng khi mà Philippines cũng là một bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Điều đó đồng nghĩa với việc Tổng thống Philippines hiện đang phải đội hai chiếc mũ. Một chiếc là Tổng thống Philippines và một chiếc là Chủ tịch ASEAN".

Cũng theo ông Cayetano, Philippines sẽ đặt mục tiêu hòa bình và ổn định trong khu vực lên trên lợi ích của từng quốc gia.

Ngoài ra, ông Cayetano còn bảo vệ quyết định của Tổng thống Duterte về việc không nhắc tới phán quyết của Tòa trọng tài để Trung Quốc mở rộng quan hệ thương mại với Philippines. Ông Cayetano cho biết, Philippines vẫn khẳng định chủ quyền ở bãi cạn Scarborough bằng cách ký kết thỏa thuận đánh bắt và tuần tra biển với Trung Quốc. 

Ông Cayetano cho rằng, thỏa thuận đánh bắt và tuần tra biển ở bãi cạn Scarborough mang tính tạm thời mà Trung Quốc và Philippines ký kết hồi tháng 10 năm ngoái là bằng chứng cho hướng đi chiến lược đúng đắn của chính quyền Tổng thống Duterte. Bởi thỏa thuận này giúp Philippines vẫn duy trì được một đơn vị đồn trú quy mô nhỏ ở bãi cạn nhằm tránh việc Trung Quốc triển khai xây dựng căn cứ hải quân và sân bay. Ngoài ra, thỏa thuận còn làm giảm nguy cơ đối đầu quân sự giữa quân đội Philippines và Trung Quốc.

Theo thỏa thuận trên, ngư dân Philippines được phép hoạt động ở bãi cạn Scarborough. Bên cạnh đó, Manila và Bắc Kinh còn tiến tới thành lập Ủy ban tuần tra chung trên biển. Và theo kế hoạch, lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc và Philippines sẽ hé thăm nhau vào cuối năm nay. 

Trong bối cảnh Trung Quốc và ASEAN đang gấp rút hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), một số nhà ngoại giao châu Á lại tỏ ra hoài nghi về việc liệu hai bên có thể thi hành được COC để ngăn những nỗ lực đơn phương mở rộng chủ quyền và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Trong những tháng cuối của nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama và Tổng thống Duterte đã nhiều lần lời qua tiếng lại về chiến dịch chống ma túy gây tranh cãi của nhà lãnh đạo Philippines. Theo ông Cayetano, hiện Manila vẫn đang "chờ xem" thái độ của Tổng thống Donald Trump. Đặc biệt là vào tháng 11 tới, ông Trump sẽ tới thăm Philippines để tham dự một cuộc họp thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á.

Trong chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Cayetano đã có cuộc thảo luận với Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Chia sẻ trong buổi họp báo chung với Bộ trưởng Cayetano, ông Vương cho biết Trung Quốc và Philippines đã bước vào "thời kỳ vàng" trong quan hệ hai nước. Ngoài ra, Trung Quốc đã lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Philippines. Bắc Kinh cũng hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến chống ma túy và khủng bố của Tổng thống Duterte.  

Theo ông Cayetano, Trung Quốc ngay từ đầu đã ủng hộ Philippines trên mọi phương diện trong cuộc chiến chống ma túy bao gồm khoản hỗ trợ tài chính cho các trung tâm cai nghiện hồi năm ngoái.

Hồi tuần trước, Trung Quốc còn chuyển cho Philippines số vũ khí trị giá 7,4 triệu USD để giúp Manila giải phóng Marawi, thành phố phía nam đang bị các tay súng thân với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) xâm chiếm. 

Minh Thu (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !