Ông Putin đã biến Thổ Nhĩ Kỳ từ “thù” thành “bạn” như thế nào?

Hơn 2 năm sau ngày hai máy bay tiêm tiêm kích F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga ở biên giới Syria. Quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ khi đó xuống mức thấp nhất trong lịch sử, tưởng chừng không thể cứu vãn.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, quan hệ hai nước bỗng nhiên “nồng ấm” hơn bao giờ hết.

Hình ảnh máy bay ném bom Su-24 của Nga bị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ

Ngày 24/11/2017, tròn hai năm sau vụ máy bay ném bom Su-24 của Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ gần biên giới Syria, quan hệ hai nước đã có những chuyển biến rõ rệt.

Sự việc máy bay Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ gần biên giới Syria ngày 24/11/2015 đã châm ngòi cho một chuỗi những căng thẳng, tranh cãi, trừng phạt và đe dọa trả đũa trong quan hệ giữa hai nước láng giềng có vai trò chủ chốt ở điểm “nóng” Trung Đông.

Khi đó, Nga coi vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga đang làm nhiệm vụ chống khủng bố gần biên giới Syria là hành động "đâm sau lưng" và “đồng lõa với khủng bố”, đồng thời yêu cầu Ankara phải xin lỗi và bồi thường những thiệt hại vì vụ việc trên.

Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayip Erdogan khi đó bảo lưu quan điểm cho rằng vụ bắn rơi máy bay Nga là một hành động tự vệ nhằm đáp trả hành vi vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ, dù Nga nhiều lần khẳng định chiếc Su-24 thời điểm đó đang ở không phận Syria.

Thái độ kiên quyết không nhượng bộ lẫn nhau cùng những chỉ trích kiểu “ăn miếng, trả miếng” càng làm cho quan hệ giữa hai bên lún sâu vào khủng hoảng.

Cùng với khủng hoảng ngoại giao là tổn hại về kinh tế-thương mại. Những biện pháp trừng phạt đặc biệt mà Moscow áp đặt với Ankara ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực. Ngoài kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải đối mặt với những nguy cơ về an ninh và bất ổn chính trị. Điều đó không cho phép Ankara lún sâu hơn vào khủng hoảng trong quan hệ với Nga.

Trong cuộc đối đầu với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ không nhận được sự hậu thuẫn của đồng minh Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Washington ngay từ đầu đã tuyên bố "đứng ngoài" tranh cãi giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời kêu gọi Moscow và Ankara bỏ lại phía sau những bất đồng ngoại giao để tập trung vào mối đe dọa từ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng.

NATO cũng tránh rơi vào vòng rắc rối mới trong quan hệ với Moscow bởi quan hệ giữa Nga và NATO vốn luôn trong tình trạng căng thẳng.

Sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gửi thư xin lỗi về vụ việc trên cho Tổng thống Nga Vladimir Putin nhân Ngày Nước Nga, ngày 15/6/2016, Điện Kremlin đã ra tuyên bố, Moscow muốn khôi phục mối quan hệ tốt đẹp với Ankara.

Ngày 29/6/2016, Tổng thống Nga Putin tuyên bố quyết định bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà lãnh đạo Moscow đưa ra quyết định này sau cuộc điện đàm cùng ngày với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Kể từ đó, quan hệ giữa hai nước đã có những tiến triển tích cực. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cũng hợp tác chặt chẽ để đạt được giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng tại Syria.

Mới đây, ngày 28/9/2017, phát biểu tại cuộc họp báo chung sau khi hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan tại thủ đô Ankara, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh sự tiến bộ rõ rệt trong phát triển hợp tác kinh tế giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tốc độ luân chuyển hàng hóa song phương tăng rõ rệt, hoạt động thương mại trong 7 tháng đầu năm 2017 tăng 31,5%, trong khi năm ngoái sụt giảm tới 32%. Đặc biệt, khách du lịch Nga lựa chọn Thổ Nhĩ Kỳ làm điểm nghỉ ngơi của mình tăng 11%. Lãnh đạo hai nước đặc biệt chú ý thảo luận các dự án hợp tác giữa hai nước trong đó có dự án nhà máy điện hạt nhân Akkuyu và đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, Tổng thống Nga Putin

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ từ chỗ dường như “không thể cứu vãn” bỗng chốc trở nên “nồng ấm” hơn bao giờ hết.

Do mối quan hệ giữa Mỹ/NATO – Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu rơi vào khủng hoảng đã khiến Ankara tỏ ra nghi ngờ về các đối tác phương Tây truyền thống và bắt đầu thúc đẩy quan hệ với một đối tác phương Đông – Nga.

Trong thời gian này, một biến cố lớn đã xảy ra tại Ankara. Cuộc đảo chính xảy ra đúng vào thời điểm mà Thổ Nhĩ Kỳ không ngờ tới. Sau khi cuộc đảo chính thất bại, Thổ Nhĩ Kỳ mới tiến hành điều tra và sớm nhận ra rằng, phương Tây đứng đằng sau nó.

Cánh cửa vào EU chưa bao giờ rộng mở đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Brexit đã chứng minh sự yếu kém và chia rẽ của khối. Trong khi đó Nga đang mạnh lên từng ngày, bằng chứng rõ ràng nhất là Nga chiếm ưu thế tuyệt đối trong cuộc chiến chống IS tại Syria.

Uy tín và bản lĩnh của Tổng thống Putin đã khiến nhiều nước cảm thấy tin tưởng và thán phục, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không phải ngoại lệ.

Nga và Tổng thống Putin biết lựa chọn cái lớn. Quan hệ Nga - Thổ lập tức được nối lại. Chỉ trong một thời gian ngắn, Moscow và Ankara đã hóa thù thành bạn. Hàng loạt vấn đề liên quan đến Syria đã được Nga-Thổ-Iran ngồi lại bàn bạc với nhau và đưa ra những quyết sách quan trọng.

Mới đây nhất, ngày 17/11, trong cuộc tập trận của NATO ở Na Uy chân dung của nhà sáng lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Atatürk và đương kim Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã bị sử dụng làm mục tiêu ngắm bắn. Sự việc này một lần nữa đẩy quan hệ NATO – Thổ Nhĩ Kỳ xuống thêm một nấc.

Ngược lại, Nga lại tỏ ra vô cùng nhạy bén trong việc nắm bắt thời cơ nhằm “lôi kéo” Thổ Nhĩ Kỳ về phía mình.

Đỉnh cao trong mối quan hệ Nga-Thổ trong suốt 2 năm qua là sự kiện Moscow và Ankara đạt được thỏa thuận về việc Nga cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Bất chấp sự phản đối của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước duy nhất trong khối quân sự này sở hữu hệ thống tên lửa S-400. Hiện Ankara đã thực hiện thanh toán lần đầu cho các tổ hợp tên lửa này.

Mới đây nhất, là cuộc gặp “tay ba” Nga – Iran – Thổ Nhĩ Kỳ tại Sochi (Nga) bàn về tình hình Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ "gần như hoàn toàn được khôi phục lại", trong khi nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết quan hệ song phương đang tiến triển "từng phút một".

Tổng thống Putin đã khéo léo giải quyết mối quan hệ tưởng chừng như không thể cứu vãn với Ankara sau khi Thổ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga. Điều này không chỉ giúp Nga có thêm một đồng minh lớn mà còn nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

Chứng kiến sự gắn bó giữa hai nước Nga- Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện tại, khó ai có thể tin rằng cách đây 2 năm, mối quan hệ giữa hai quốc gia này bị tụt dốc không phanh và rơi vào khủng hoảng trầm trọng tưởng chừng không thể cứu vãn nổi.

Đức Dũng

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !