Obama, Putin và một trật tự thế giới bị chia rẽ

Lần đầu tiên đứng trước bục phát biểu của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sau 10 năm, Tổng thống Putin đã trở thành tâm điểm của các quan chức và giới truyền thông quốc tế.

Trong suốt 6 năm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn “tỏa sáng” trong các bài phát biểu mở màn tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ), lời nói và những sáng kiến của ông luôn được tán thưởng trong hội nghị và là trung tâm đưa tin của truyền thông. Năm nay, đó là của Tổng thống Nga Vladimir Putin, người lần đầu tiên quay trở lại LHQ trong 10 năm, và ngay lập tức đóng vai chính trong show diễn ngoại giao này.

Putin kêu gọi một “liên minh lớn” chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, một sáng kiến được một số đồng minh của Mỹ ủng hộ. Điều này đã khiến chính quyền Obama, vốn luôn đi theo quan điểm “ông Assad phải ra đi”... rơi vào thế bị động.

Mặc dù điều này có nghĩa là Mỹ sẽ phải xuống nước một chút nhưng sáng kiến của ông Putin có thể giúp giải quyết cuộc xung đột kéo dài khiến hơn 200.000 người thiệt mạng, khơi dậy phong trào hồi giáo IS, tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Syria và các quốc gia láng giềng cũng như cuộc khủng hoảng nhập cư lịch sử ở châu Âu. 

Cùng lúc đó, bài phát biểu của ông Putin nhấn mạnh thế giới trông khác như thế nào dưới góc nhìn của Moscow, cũng như sự trái ngược giữa chính quyền Nga và thể chế chính trị mà ông Obama luôn mơ rằng có thể tạo ra một trật tự thế giới mở dựa trên luật lệ.

Obama, Putin và một trật tự thế giới bị chia rẽ - ảnh 1

Bài phát biểu của ông Obama năm nay có phần "lép vế" so với người đồng cấp Nga. Nguồn: Reuters

Đứng trước bục diễn thuyết thứ hai trong buổi sáng hôm qua, sau Tổng thống Brazil Dilma Roussef, ông Barack Obama miêu tả một thế giới hỗn loạn, tạm thời cân bằng giữa sự ổn định và tình trạng lộn xộn. Ở thời điểm tiếp nối này, các quốc gia trên thế giới chỉ có một sự lựa chọn. 

Liệu họ có toàn tâm toàn ý đi theo các tiêu chí thành lập LHQ từ 70 năm trước, bao gồm chia sẻ an ninh, thịnh vượng và chân giá trị con người thông qua hợp tác quốc tế hay không? Hay các nước sẽ đi theo “lời nói đường mật” của những người tin rằng họ làm đúng, cả ở trong nước và nước ngoài?

Ám chỉ tới Nga và Trung Quốc, Tổng thống Obama đã chỉ trích các thể chế đối lập đang cố gắng tìm kiếm một trật tự chuyên chế hão huyền, “những kẻ mạnh” không đặt niềm tin vào nhân dân, không cho họ quyền tự do và những hành động đó chỉ làm dấy lên một cuộc cách mạng trong tương lai mà thôi. 

Đối với thế giới bên ngoài, các chính phủ này thường xuyên biến các luật lệ thế giới thành “luật rừng”, lờ đi sự thật là các cường quốc chỉ phát triển trong một thế giới hòa hợp. Lấy ví dụ như việc Nga can thiệp quân sự vào Ukraine đã mang lại một số “nỗi đau” kinh tế cho Nga, cụ thể là các hình thức cấm vận của phương Tây.

Ông Obama đặt ra câu hỏi rằng, nước Nga sẽ tốt hơn bao nhiêu nếu Moscow chỉ đơn giản theo đuổi các mục tiêu của mình thông qua các biện pháp chính trị? Không phải là lần đầu tiên ông Obama cảm thấy bối rối trước việc ông Putin hay các lãnh đạo thế giới khác coi chính sách ngoại giao thực tế không còn phù hợp trong một thế giới cùng nhau chia sẻ những mối đe dọa xuyên lục địa như thay đổi khí hậu, dịch Ebola và nạn nhập cư không kiểm soát. Tất nhiên, vấn đề ở đây là Tổng thống Nga chưa bao giờ coi chính trị sức mạnh là lỗi thời. Trong thời gian gần đây, chính quyền của ông Obama nhắc đi nhắc lại cảnh báo rằng việc Nga sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ sẽ đe dọa đến sự tín nhiệm của cơ quan này.

Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng, ông Putin nhắc lại về trật tự thế giới thời hậu chiến đã được thống nhất tại Yalta dựa trên đặc quyền sức mạnh. Mỗi thành viên thường trực của LHQ (P5) luôn có ý thức về quyền phủ quyết của mình nhằm ngăn chặn việc lợi dụng quyền lợi đó để chống lại ý muốn của các thành viên P5 khác. Tổng thống Nga cũng gợi ý rằng LHQ cần suy nghĩ lâu dài và nghiêm túc trước khi quyết định can thiệp vào lãnh thổ của quốc gia nào bằng các biện pháp quân sự hoặc tạo ra các cuộc cách mạng dân chủ. Bằng chứng cụ thể chính là tình hình diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi.

Theo ông Putin, “thay vì sự chiến thắng của nền dân chủ, cái chúng ta nhận được là bạo lực, nghèo đói và một thảm họa xã hội”, khi can thiệp vào Iraq, Libya và Syria đã tạo ra một loạt tổ chức “cực đoan và khủng bố”, đáng chú ý nhất là IS. Ám chỉ phương Tây, ông đặt ra câu hỏi: “Những người đã tạo ra thảm cảnh này: Các bạn có nhận ra mình đã làm gì không?”. Thay vì tiếp tục đi theo con đường này, đã đến lúc cộng đồng quốc tế hình thành “một liên minh thế giới lớn để chống lại chủ nghĩa khủng bố”, giống như trước đây chúng ta đã đánh bại Hitler 70 năm trước. Chính phủ Syria, ông Putin khẳng định, cần phải là một phần trong liên minh này.

Chính sách ngoại giao thực tế của Putin được đưa ra trong thảo luận về xung đột ở Ukraine. Ông cho rằng, việc NATO mở rộng sự hiện diện ở các khu vực hậu Xô Viết đã tạo ra “sự đối đầu logic” giữa phương Tây và phương Đông. Thực tế, ông ám chỉ, phương Tây đã tiếp tay cho cuộc lật đổ ông Yanukovich, tạo ra khủng hoảng ở Ukraine. Điều này rõ ràng đã quá sức chịu đựng của Moscow. Như ông nói rõ trong cuộc phỏng vấn 60 minutes với kênh CBS, Mỹ, Putin quyết tâm bảo vệ quyền lợi của 25 triệu người dân Nga hiện đang sinh sống ngoài biên giới nước này. Tóm lại, Nga vẫn tiếp tục tạo ra những ảnh hưởng nhất định đối với các khu vực biên giới gần mình.

Mặc dù có những quan điểm đối lập về thế giới và mối quan hệ cá nhân, Barack Obama và Vladimir Putin vẫn buộc phải tìm ra một số điểm chung trên con đường sắp tới, ít nhất là về vấn đề Syria. Việc Nga hỗ trợ quân sự cho quốc gia này đã khiến Mỹ phải suy nghĩ lại về việc đàm phán, đặc biệt là sau khi hôm qua, Nga, Iran, Iraq và Syria đạt được thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo liên quan đến IS. Thêm vào đó, một số quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ cũng như các đồng minh thân cận của Mỹ như  Đức, giờ đây đã bị thuyết phục rằng ông Assad cần phải là một phần trong kế hoạch tái thiết Syria.

Bên cạnh việc Mỹ đã thất bại trong việc đào tạo lực lượng nổi dậy Syria cũng như hậu quả của cuộc khủng hoảng nhân đạo, chính quyền Obama không còn nhiều sự lựa chọn ngoài việc hợp tác với Nga và thừa nhận chính phủ của ông Assad cần góp mặt trong liên minh chống IS.

Bài viết là quan điểm của tác giả Stewart M. Patrick, giám đốc chương trình chính phủ toàn cầu và thể chế quốc tế, chuyên gia về chính sách ngoại giao Mỹ. Nội dung được đăng trên trang blog Cfr.org, tập trung các bài phân tích của các chuyên gia về những thách thức mới, các cường quốc mới nổi trên bản đồ chính trị quốc tế cũng như các mối quan hệ đa-song phương.

Tuệ Minh (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !