Những mảnh đời éo le ở ổ dịch lớn nhất Singapore

Đối với Habibur Rahman, cuộc sống bên ngoài 4 bức tường của căn phòng ký túc xá chật chội giờ đây là hình ảnh các nhân viên an ninh yêu cầu mọi người giữ khoảng cách, còn công nhân đang lau dọn các nhà vệ sinh công cộng.

Nam thanh niên 25 tuổi người Bangladesh này là một trong hàng nghìn lao động, chủ yếu từ Nam Á đến Singapore tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn cho gia đình họ. Nhưng giờ đây, họ đang phải sống cách li với nỗi thất vọng và lo lắng thường trực trong khu ký túc xá S11, ổ dịch chiếm tới 1.977 ca nhiễm trong tổng số hơn 9.000 người dương tính với Covid-19 ở Singapore. 

Những mảnh đời éo le ở ổ dịch lớn nhất Singapore
Cảnh thường thấy trên ban công ký túc xá S11 trong thời gian cách li. (Ảnh: Reuters)

"Nếu một người bị nhiễm, bệnh sẽ dễ dàng lây sang người khác", Rahman nói. "Hiện tại chúng tôi đang cách li ở trong phòng. Mọi người đều sợ hãi. Chúng tôi chỉ còn biết cầu nguyện Đấng tối cao Allah... cầu nguyện 5 lần mỗi ngày".

S11 là một trong nhiều khu nhà tập thể nằm ở rìa Singapore, quy tụ hơn 300.000 lao động nhập cư đến từ Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Họ chủ yếu là đàn ông, sống trong các căn phòng chật chội với 12-20 người, làm những công việc có mức lương khoảng 20 USD/ngày.

Những ký túc xá này, nằm ở những nơi mà khách du lịch hiếm khi đặt chân đến, chiếm tới hơn 75% tổng bệnh nhân Covid-19 ở Singapore, sau khi nước này ghi nhận mức tăng kỷ lục số ca nhiễm mới ngày 20/4. Theo thông báo của chính quyền, 19 tòa nhà đã bị cách li đến thời điểm này, khiến hàng chục nghìn lao động bị ảnh hưởng.

Những mảnh đời éo le ở ổ dịch lớn nhất Singapore
Phân phát thực phẩm cho lao động nhập cư ở S11. (Ảnh: Reuters)

Các nhà chức trách cho biết, họ đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa ở khu vực cư trú của người lao động nhập cư ngay từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1 nhưng các biện pháp cách li vẫn rất cần thiết để ngăn chặn virus lây lan.

Ngày 21/4, một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá, dù đối mặt với "những thách thức rất khó khăn" vì làn sóng lây nhiễm mới nhưng Singapore vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh.

Khi trò chuyện với Reuters, một số lao động ở ký túc xá S11 từ chối tiết lộ danh tính vì sợ mất việc hoặc gây lo lắng cho gia đình. Họ cho biết chỉ rời phòng mỗi khi đi tắm. Các bữa ăn được phân phát tận nơi. Hàng ngày họ xem phim trên điện thoại để giết thời gian, ra ban công phơi đồ hoặc trò chuyện với người thân ở quê nhà.

Những mảnh đời éo le ở ổ dịch lớn nhất Singapore
Ảnh: Reuters

Một số người than phiền về tình trạng vệ sinh và không khí buồn tẻ bao trùm khu ở. Những người khác khen ngợi cách đối phó dịch bệnh của chính phủ Singapore. Nhưng tất cả đều có chung nỗi sợ: nhiễm Covid-19.

Đối với Nayem Ahmed, một công nhân 26 tuổi đến từ Bangladesh, nỗi sợ đó đã thành hiện thực. Một người sống cùng phòng nhiễm virus, vì vậy khi thấy mình bị sốt hôm 8/4, anh đã ngay lập tức báo cho các nhân viên y tế trong khu. Họ tiến hành xét nghiệm và trong khi chờ đợi kết quả, Ahmed được chuyển tới một trung tâm cách li bên ngoài ký túc xá. Hai ngày sau đó, anh được thông báo mình đã nhiễm bệnh.

"Tôi không thể tả được mình đã cảm thấy thế nào khi biết tin. Tôi nghĩ mình sẽ chết", Ahmed nhớ lại. Thanh niên này cho biết anh được cho uống Paracetamol, làm xét nghiệm máu và chụp tia X ngực ở một bệnh viện. Sau đó ít ngày, anh được chuyển tới một bệnh viện dã chiến vốn là một trung tâm hội nghị được trưng dụng.

"Tôi cảm thấy mình đã có một cuộc đời mới", Ahmed nói và bày tỏ sự biết ơn đối với chính phủ Singapore vì đã chăm sóc sức khỏe và cung cấp thức ăn cho mình. Tuy nhiên, nam thanh niên cho rằng còn nhiều việc nữa cần được thực hiện để đẩy lùi nguy cơ lây nhiễm ở những khu nhà dành cho người lao động.

Những mảnh đời éo le ở ổ dịch lớn nhất Singapore
Ảnh: Reuters

"Các ký túc xá quá đông và bẩn. Chẳng trách chúng là ổ dịch lây nhiễm virus corona. Giờ đây chúng tôi đang phải trả giá", Ahmed bày tỏ.

S11, công ty điều hành ký túc xá tại Punggol và một khu nữa gần sân bay thành phố, quảng cáo "các khu ký túc rẻ nhất ở Singapore". Theo báo chí địa phương, cơ sở ở Punggol có sức chứa 14.000 lao động trong các tòa nhà bốn tầng trên diện tích khoảng 5,8ha, gần bằng diện tích của 8 sân bóng đá.

Bộ Nhân lực Singapore xác nhận có tới 43 khu nhà như vậy ở nước này, chứa 200.000 công nhân, 1.200 nhà máy chuyển đổi thành nhà ở chứa 95.000 lao động và nhiều khu nhà tạm khác nhỏ hơn.

Những mảnh đời éo le ở ổ dịch lớn nhất Singapore
Ảnh: Reuters

Sau khi dịch bệnh bùng phát, Chính phủ Singapore đã khuyến cáo các nhà điều hành ký túc xá phải theo dõi công nhân về các triệu chứng sốt, yêu cầu họ làm vệ sinh cá nhân và hạn chế di chuyển tới các khu vực công cộng để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Nhưng Nizamul, 27 tuổi, và các lao động khác cho biết, kiểm tra nhiệt độ là chuyện hiếm ở S11 và một máy quét vân tay được sử dụng để ra - vào khu ở chỉ được lắp ít ngày trước khi chính phủ yêu cầu cách li.

Theo công nhân này, trước khi cách li, anh dùng chung phòng với một người Ấn Độ xin nghỉ phép vì ốm sốt và sau đó xét nghiệm dương tính với Covid-19. Nizamul được chuyển tới một khu nhà công cộng, được ở phòng riêng nhưng xét nghiệm âm tính.

Những mảnh đời éo le ở ổ dịch lớn nhất Singapore
Ảnh: Reuters

Miah Palash, 27 tuổi, là một trong số ít các cư dân ở S11 trò chuyện với Reuters nói anh không biết trường hợp nào nhiễm bệnh ở khu của mình. Chỉ được phép rời phòng để dùng phòng tắm chung, Palash nói thách thức lớn nhất của anh là tìm cách giết thời gian và cố trấn an gia đình ở quê nhà.

"Họ lúc nào cũng hy vọng về tôi. Tôi là con trai duy nhất. Họ rất lo... nhưng ngày nào tôi cũng gọi cho họ", Palash cho biết.

Thanh Hảo

 

 

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Đang cập nhật dữ liệu !