Những bê bối "đeo bám" chính trường Hàn Quốc chục năm qua sắp kết thúc?

Mới đây, chính phủ Hàn Quốc đã bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak với tội danh nhận hối lộ, biển thủ và trốn thuế, qua đó ông trở thành cựu lãnh đạo đất nước thứ hai phải ngồi tù trong vòng 1 năm qua.

Ông Lee, người từng là Tổng thống Hàn Quốc từ năm 2008 đến 2013, đã được đưa đến một nhà tù ở Seoul sau khi tòa án đưa ra lệnh bắt giữ đối với ông này. Nhiều đài truyền hình đã tường thuật trực tiếp quá trình bắt giữ ông Lee trong lúc các công tố viên áp giải ông Lee từ nhà riêng đến nhà tù vào lúc ban đêm.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vừa bị bắt giữ vì tội danh tham nhũng.

Ông Lee bị bắt chỉ một năm sau khi người kế nhiệm ông, cựu Tổng thống Park Geun-hye phải ngồi tù sau khi bị Quốc hội khởi tố do nhận hối lộ và nhiều tội danh khác. Hai cựu lãnh đạo Hàn Quốc sẽ bị giam giữ ở hai địa điểm riêng biệt.

Trong những tuần qua, các công tố viên đã thẩm vấn hoặc bắt giữ vài cựu cố vấn của ông Lee, cũng như họ hàng và các doanh nhân để điều tra cựu Tổng thống. Ông Lee, một cựu giám đốc tập đoàn Hyundai, đã nhiều lần bị nghi ngờ có hành vi tham nhũng, và việc ông bị bắt giữ là điều đã được dự báo từ trước sau khi ông bị triệu tập và thẩm vấn trước đó.

Ông Lee bị buộc tội nhận hơn 10 triệu USD tiền hối lộ từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có tập đoàn Samsung, khi ông vận động tranh cử và cả khi đã nhậm chức. Thêm vào đó, các công tố viên cũng cáo buộc ông dùng tên của họ hàng để bí mật sở hữu một công ty sản xuất linh kiện xe hơi, và biển thủ 32 triệu USD từ công ty này. Ông Lee cũng được cho là đã lạm dụng quyền hạn của Tổng thống để giúp giải quyết một vụ việc pháp lý liên quan đến công ty này. Ông Lee có thể sẽ chịu mức án tù chung thân nếu bị tuyên có tội.

Gần như tất cả các Tổng thống Hàn Quốc trong những năm trở lại đây đều vướng vào vòng lao lý hoặc có dính líu đến những hành vi tham nhũng. Ông Lee là cựu Tổng thống thứ tư bị bắt vì tội danh tham nhũng kể từ năm 1990 tới nay.

Trước đây, hai cựu Tổng thống Chun Doo-hwan và người kế nhiệm Roh Tae-woo đã lần lượt bị tuyên án tù chung thân và 22,5 năm tù giam vì tội danh nhận hối lộ, phản quốc và châm ngòi bạo động vào năm 1996, sau khi đã tiến hành những vụ thảm sát khiến nhiều người Hàn Quốc thiệt mạng. Án tù của hai người này sau đó đã được giảm nhẹ và họ được trả tự do vào năm 1997.

Bà Park Geun-hye trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên bị Quốc hội khởi tố.

Trong khi đó, bà Park Geun-hye, người kế nhiệm ông Lee Myung-bak vào năm 2013, trở thành Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm đầu tiên bị Quốc hội khởi tố. Tuyên bố này được đưa ra sau nhiều tuần người dân đổ xuống đường yêu cầu bà Park từ chức sau khi xuất hiện cáo buộc bà này nhận và yêu cầu khoản hối lộ có tổng trị giá 21 triệu USD từ các công ty lớn. Bà Park chính thức bị bãi chức và bắt giữ vào tháng 3/2017 và đang đối mặt với nguy cơ ngồi tù 30 năm.

Ngay cả những cựu Tổng thống không bị bắt giữ cũng bị ảnh hưởng bởi những bê bối tham nhũng của người thân. Cựu Tổng thống Kim Young-sam và Kim Dae-jung đều có con trai và trợ lý ngồi tù vì tội danh tham nhũng, còn cựu Tổng thống Roh Moo-hyun được cho là đã tự sát khi một cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào anh trai và bạn bè ông đang diễn ra.

Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Moon Jae-in đã hứa sẽ điều tra và truy quét các mối quan hệ tham nhũng giữa giới chính trị và giới doanh nghiệp vốn đeo bám Hàn Quốc trong hơn chục năm qua. Chính phủ của ông Moon mới đây đã công bố một dự luật mới để thay đổi những quyền hạn của Tổng thống được nêu ra trong hiến pháp.

Nội dung của dự luật này bao gồm việc thay thế nhiệm kỳ Tổng thống 5 năm hiện tại bằng nhiệm kỳ 4 năm và lãnh đạo đang nắm quyền có thể tái tranh cử. Thêm vào đó, dự luật này cũng tước quyền bổ nhiệm người đứng đầu Tòa án Tối cao của Hàn Quốc và trao quyền này cho các thẩm phán tối cao hiện có. Quyền bổ nhiệm cho các ủy viên của Ủy ban Điều tra và Kiểm toán Hàn Quốc, có nhiệm vụ giám sát hoạt động của chính phủ. Tổng thống cũng không có quyền ân xá đặc biệt đối với bất kỳ nhân vật nào.

Tuy nhiên, ông Moon sẽ gặp nhiều khó khăn để dự luật này được Quốc hội thông qua. Đảng cầm quyền của ông chỉ có 121 ghế, thấp hơn nhiều so với 195 phiếu thuận cần thiết để sửa đổi hiến pháp. Ngay cả sau khi được các nghị sĩ chấp thuận, một cuộc trưng cầu dân ý cũng sẽ được tổ chức.

Theo thông tin mới nhất, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua đề xuất sửa đổi hiến pháp tại cuộc họp nội các ngày 26/3 do Thủ tướng Lee Nak-yon chủ trì, trước khi trình Quốc hội xem xét phê chuẩn.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã ký duyệt đề xuất trên bằng chữ ký điện tử từ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), nơi ông đang có chuyến công du 4 ngày kể từ ngày 24/3. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1980 một Tổng thống ở Hàn Quốc đề xuất thay đổi hiến pháp nước này. Lần gần đây nhất Hàn Quốc sửa đổi hiến pháp là vào năm 1987.

Đề xuất sẽ được trình Quốc hội Hàn Quốc vào chiều cùng ngày. Quốc hội sẽ có 60 ngày để xem xét và thông qua dự luật. Nếu được Quốc hội thông qua, dự luật sẽ được đưa ra trưng cầu trong một cuộc trưng cầu ý dân toàn quốc được tiến hành đồng thời với các cuộc bầu cử địa phương dự kiến vào ngày 13/6 tới. 

Anh Tuấn (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !